Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Đường đi học sụt lún, tràn ngập phế liệu

Xuân Tú - Mạnh Cường - Thảo Linh: Thứ bảy 26/10/2024, 17:17 (GMT+7)

Thời gian gần đây, VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh từ người dân về con đường đi học của các em học sinh trường TH và THCS Mậu Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội đang bị sụt lún nghiêm trọng và đổ đầy phế liệu xây dựng.

Tình trạng này đã kéo dài gần hai năm nay, không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho các em.

Con đường mà cư dân phản ánh là một con đường đất chưa có tên, nối từ KĐT Thanh Hà, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội với phố Hoàng Công trong KĐT Mậu Lương, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đây là tuyến đường chính mà các em học sinh trường TH và THCS Mậu Lương thường xuyên đi qua. Đáng lẽ đây phải là một con đường an toàn để các em đến trường nhưng giờ đây lại trở thành nơi đổ phế liệu xây dựng. Những xe tải chở phế liệu không chỉ gây sụt lún mặt đường mà còn tạo ra hàng loạt ổ gà, ổ voi khiến việc đi lại trở nên vô cùng nguy hiểm.

Anh T, một cư dân của KĐT Thanh Hà, hàng ngày đưa con đi học qua con đường này đã chia sẻ về sự bức xúc của mình: "Thì đưa con đi học là phải đi qua đây rồi, một đứa học trường này và một đứa học trường bên này. Thì 26 tòa chung cư ở đây là tất cả học sinh đi đường này còn có thể đi đường ngoài quốc lộ được nhưng ngoài quốc lộ thì nó nhiều xe, nó không an toàn. Đường đấy đợt cuối năm học năm ngoái, cũng có hai đứa trẻ bị cái xe nó quệt vào, một đứa chết, một đứa đi viện luôn." 

Một con đường nhỏ dẫn đến trường học, nơi đáng lẽ phải an toàn tuyệt đối cho các em học sinh lại đang trở thành điểm nóng về mất an toàn giao thông. Nguy hiểm không chỉ từ những ổ gà, ổ voi mà còn từ sự thiếu ý thức của những người đổ phế liệu, tạo nên môi trường đầy rẫy rủi ro cho học sinh.

Con đường đi vào khu đổ phế liệu trên cánh đồng

Con đường đi vào khu đổ phế liệu trên cánh đồng

Không chỉ vậy, dù người dân đã nhiều lần tự khắc phục, sửa chữa đường và đặt cọc chặn xe phế liệu, nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Những chiếc xe tải chở đầy phế liệu vẫn ngang nhiên phá hủy con đường mới sửa, tiếp tục đổ phế liệu vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Anh T chia sẻ thêm về tình trạng con đường hiện nay và những nỗ lực vô vọng của cư dân: "Đường nó vỡ suốt, đợt họ mới làm lại, mới làm lại cách đây được khoảng gần tháng thì họ chặn lại để không cho cái xe vật liệu, đổ vật liệu phế thải đi qua đấy, tại vì đi qua nó vỡ đường mà. Thì họ lại đập luôn cái đấy ra để mà đi.

Cái chỗ này mới làm thôi, cứ khoảng 2 tháng nữa quay xuống đây á là cái hố của nó người ta gọi là hố trâu đấy, là chuẩn là như thế. Xong rồi mưa, nước, nhất là cái mùa xuân này nó bẩn lắm. Có đứa đi học còn ngã rơi xuống cái mương này, nhìn nó tội nghiệp, cái mương này nó bẩn, nó bẩn lắm!"

Khi những nỗ lực tự phát của người dân không thể giải quyết được tình trạng này, vấn đề đổ phế liệu lại tiếp tục được lặp đi lặp lại, cho thấy mức độ xem thường pháp luật của một số người. Dù cho đã có sự cảnh giác từ phía người dân, nhưng thiếu vắng sự hỗ trợ chính thức từ các cơ quan chức năng đã khiến tình trạng này kéo dài suốt hai năm qua. 

Cột chặn xe phế liệu đã bị phá từ phía phố Hoàng Công (hướng đằng trước là Khu đô thị Thanh Hà)

Cột chặn xe phế liệu đã bị phá từ phía phố Hoàng Công (hướng đằng trước là Khu đô thị Thanh Hà)

Tình trạng này đã gây ra rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho các em học sinh, đặc biệt là vào những ngày mưa, đường lầy lội, các em nhỏ phải cố gắng đi qua những ổ gà lớn để đến trường.

Điều đáng nói hơn, đây là con đường duy nhất mà các em có thể đi qua để đến trường an toàn, vì lối đi còn lại là cầu vượt đường sắt, đường trục phía Nam, nơi có lưu lượng xe lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Em K.L, học sinh lớp 7 trường THCS Mậu Lương cũng chia sẻ về những trở ngại mà em gặp phải khi đi học qua đoạn đường này: “Bình thường em có đi học qua con đường đấy ạ. Nếu mà đi qua đấy thì nhiều lúc có mấy cái đá ở dưới ấy ạ, nhiều lúc mình phải đi cẩn thận không sợ ngã ấy ạ, xong rồi thì có mấy lần cũng có ô tô đi qua. Đi học qua khu vực này nhiều cái ổ gà ấy ạ, xong rồi mình sợ mình ngã nếu mà đi không cẩn thận.”

Cột chặn xe phế liệu ở giữa đường (phía trước là hướng đi thẳng ra Khu đô thị Thanh Hà)

Cột chặn xe phế liệu ở giữa đường (phía trước là hướng đi thẳng ra Khu đô thị Thanh Hà)

Tình trạng này đã kéo dài suốt từ đầu năm 2023 đến nay nhưng vẫn chưa có giải pháp triệt để. Người dân đã cố gắng tìm những biện pháp trước mắt để giúp con em có thể đi học an toàn nhưng chỉ vài tháng, thậm chí là vài tuần thì “đâu lại hoàn đó.

Nhiều người dân còn cảm thấy bất lực trước tình trạng này: “Cũng không phải tự nhiên mà người ta đổ được. Thế cho nên là cũng chả làm được gì cả. Thì mọi người cũng kêu thôi, nhưng mà bây giờ biết kêu với ai bây giờ. Tự dưng làm sao mà mình đổ được ra đấy, đổ ra ngoài đấy được, bảo đổ đổ xe, đổ sọt còn đổ được, chứ đây nó đổ vài nghìn xe phế thải ra đấy thì làm sao mà đổ được.”

Rõ ràng, đây không đơn thuần là sự vi phạm của một vài cá nhân mà còn là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm từ các bên liên quan. Người dân đã phản ánh, đã cố gắng tìm giải pháp nhưng những nỗ lực ấy dường như chỉ rơi vào vô vọng khi không ai biết phải tìm đến ai để “kêu cứu”. 

Cột chặn xe phế liệu từ phía Khu đô thị Thanh Hà (phía trước là hướng đi thẳng ra phố Hoàng Công)

Cột chặn xe phế liệu từ phía Khu đô thị Thanh Hà (phía trước là hướng đi thẳng ra phố Hoàng Công)

Một con đường an toàn để đến trường là điều cơ bản mà mỗi em học sinh xứng đáng được hưởng. Chúng tôi mong rằng, từ những phản ánh này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ nhanh chóng vào cuộc, lắng nghe và giải quyết dứt điểm, trả lại sự an toàn cho con đường mà hàng trăm em học sinh đi qua mỗi ngày. Đồng thời, cần có những biện pháp ngăn chặn việc đổ phế liệu, đảm bảo an ninh và sức khỏe cho cư dân khu vực. 

VOV Giao thông sẽ tiếp tục tiếp nhận phản ánh của thính giả và sẽ cập nhật thông tin mới nhấti trong các bài viết tiếp theo.

Xuân Tú - Mạnh Cường - Thảo Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xung đột sau va chạm giao thông, làm gì để hạ nhiệt những cái đầu nóng?

Xung đột sau va chạm giao thông, làm gì để hạ nhiệt những cái đầu nóng?

Va chạm – mâu thuẫn giữa các chủ phương tiện - xô xát, hành hung - dường như đây là một quy trình đầy đủ của các vụ việc va chạm giao thông xảy ra trên đường.

Cơn sốt Temu

Cơn sốt Temu

Ứng dụng bán hàng trực tuyến Temu đang gây ra một cơn sốt mua sắm ở Việt Nam, nó vừa mang đến sự hào hứng tiêu dùng, vừa tạo ra những nỗi âu lo.

Quốc lộ 54 lại “tan nát” sau mưa

Quốc lộ 54 lại “tan nát” sau mưa

Mùa mưa lũ bắt đầu, cũng là thời điểm QL54 đoạn qua tỉnh Vĩnh Long xuất hiện “ổ gà” dày đặc, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Từ nhiều năm qua, người tham gia giao thông rất bức xúc khi đi qua tuyến đường này vì vừa nhỏ, vừa xấu.

Vàng và USD ‘đua’ nhau tăng

Vàng và USD ‘đua’ nhau tăng

Không ít người bán vàng bất ngờ khi doanh nghiệp mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC cả triệu đồng.

Bảng giá đất mới ‘hợp tình hợp lý’ với thực tế

Bảng giá đất mới ‘hợp tình hợp lý’ với thực tế

Mới đây TP.HCM chính thức ban hành quy định về Bảng giá đất trên địa bàn. Theo lãnh đạo thành phố thì bảng giá đất điều chỉnh lần này đã tăng rất nhiều so với trước đây và tiệm cận với giá thị trường. Tuy nhiên không ít người dân vẫn còn nhiều trăn trở với bảng giá đất mới.

Phố tre

Phố tre

Bước chậm rãi qua khu phố cổ, nếu không phải người Hà Nội, bộ hành hẳn sẽ thấy ngạc nhiên khi đi qua phố Hàng Vải, dù tên gọi là Hàng Vải nhưng thay vì vải vóc, các cửa hàng lại trưng bày những sản phẩm làm từ tre.

Góc thu Hà Nội

Góc thu Hà Nội

Người ta vẫn nói, mùa thu là mùa đẹp nhất ở Hà Nội, người ở Hà Nội thấy đẹp và những người ở nơi xa, cũng mong muốn được một lần chạm tới vẻ đẹp ấy... Ai cũng muốn lưu giữ cho mình một vài hình ảnh những hàng cây, góc phố mùa thu, nhưng cuộc sống đời thường trên phố cũng đẹp không kém...