Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Dự thảo Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi): Được bán nợ xấu cho các cá nhân, pháp nhân

Hải Hà: Thứ hai 15/05/2023, 15:36 (GMT+7)

Nghị quyết số 42 hết hiệu lực vào cuối năm nay, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, với việc bổ sung, sửa đổi một số quy định mới để giúp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động tín dụng...

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi được bố cục gồm 13 Chương, 195 Điều.

Mục đích của việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi nhằm góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, hạn chế và khắc phục xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng phát sinh trong thời gian gần đây.

Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, việc xây dựng dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các TCTD hiện hành; luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD sau khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023.

Bên cạnh đó, Dự Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của TCTD; xây dựng công cụ để quản lý các TCTD; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành TCTD...

Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, phạm vi điều chỉnh, dự án Luật mới chưa đề cập đến xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong khi đây là những định chế tài chính quan trọng hiện mới chỉ đang hoạt động theo văn bản dưới Luật.

ảnh minh hoạ: internet

ảnh minh hoạ: internet

NÊN CÓ MỘT LUẬT MUA BÁN NỢ XẤU RIÊNG

Liên quan đến lĩnh vực số hóa ngân hàng, Fintech, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, các quy định hiện nay trong Dự thảo Luật mới chỉ đề cập đến các mức độ giao dịch điện tử theo hình thức bản giấy, chưa đề cập nhiều đến nền tảng điện tử. Do vậy, Ban soạn thảo nên xem xét, bổ sung thêm một chương riêng để luật hóa quy định trong Nghị định về 2 ngân hàng nêu trên và bổ sung thêm các quy định về số hóa ngân hàng.

Cũng tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát Dự thảo Luật với quy định tại các luật liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật, khắc phục tối đa những vướng mắc trong áp dụng, triển khai thực hiện quy định của Luật.

Xem xét, nghiên cứu thêm các quy định về  phạm vi điều chỉnh (Điều 1) và đối tượng áp dụng (Điều 2), tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể về đối tượng áp dụng là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý trong quá trình tổ chức thực hiện.

Việc xử lý các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng, cá nhân được xử lý như thế nào? Những quy định mới trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có phù hợp với các điều kiện hiện nay và có cần phải bổ sung?  

 PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng về nội dung này:

PV: Ông nghĩ sao về quy định được bán nợ xấu cho các pháp nhân, cá nhân với giá trị còn lại của số tiền thu hồi từ khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua vào chi phí  đề cập trong Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng?  

Ông Phạm Xuân Hòe: Đề xuất ấy, tôi rất đồng tình, tức là bán nợ xấu cho các tổ chức và cá nhân mà với giá trị còn lại của khoản nợ xấu đó thì phải theo giá thị trường. Tôi đã đi nhiều lần với Bộ Tài chính ở các thị trường, đầu tiên người ta thấy rằng là mình cũng xử lý nợ xấu và muốn hình thành thị trường mua bán nợ xấu nhưng các nhà đầu tư  khi vào thị trường Việt Nam, không có ai tham gia được.

Bởi vì quan điểm đấy chưa được luật hóa như thế này nhưng nếu luật hóa được như này thì tôi nghĩ rằng là cái quan điểm đó là tương đối đúng, sát về kinh tế thị trường. Theo tôi nên bổ sung quy định đó vào  trong luật và để tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ phát triển.

Quan điểm của tôi khác với quan điểm một số chuyên gia khuyến nghị về câu chuyện này. Tôi  cho rằng nên có một Luật mua bán nợ xấu riêng của Việt Nam. Bởi vì, không phải chỉ có mỗi hệ thống ngân hàng có nợ xấu, doanh nghiệp, cá nhân cũng có nợ xấu đó, các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường cũng có quyền bán, quyền mua và như vậy cần phải điều chỉnh.

Ví dụ, một khoản nợ là 1 tỷ đồng, tôi coi như đã thu hồi được khách hàng là 200 triệu, tức là còn 800 triệu. Tôi phát mãi tài sản, tôi thu được khoảng 300 triệu, như vậy còn 800 triệu có các tài sản bảo đảm, thì tôi có thể coi như là trích lập dự phòng rủi ro được khoảng 400 triệu. Mặc dù  tài sản đấy nó như thế nào thì tôi không quan tâm nữa, tôi chỉ cần bán 400 triệu là thu đủ hết gốc về để quay vòng bởi tôi là người kinh doanh tiền tệ.

Vì vậy nhà đầu tư bỏ 400 triệu để mua và tài sản thế chấp chuyển giao cho nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ chờ  thị trường phục hồi, giá tài sản thế chấp lên. Đó là cách  kinh doanh “diều hâu rỉa thịt thối” của những nhà đầu tư mà người ta sẵn sàng chấp nhận là mua lại những khoản nợ xấu đó, người ta mới đạt được lợi nhuận thì người ta sẵn sàng bỏ tiền ra và giải quyết câu chuyện nợ xấu nhanh cho hệ thống ngân hàng chứ.

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng. Nguồn: Diễn đàn DN

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng. Nguồn: Diễn đàn DN

PV: Theo ông, cần bổ sung thêm những quy định gì vào Dự Luật các Tổ chức tín dụng?           

Ông Phạm Xuân Hòe: Có 3 vấn đề rất lớn của Luật tổ chức tín dụng này và cơ hội ngàn vàng, 10 năm mới có thể sửa được một lần, cho nên là hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng cần phải tận dụng cơ hội đó để đóng góp cho Quốc hội, làm sao để sửa luật tốt hơn.

Một là vấn đề tài chính số, chứ không phải ngân hàng số. Các dịch vụ về tài chính, nó được số hóa không phải chỉ có mỗi dịch vụ ngân hàng, bao gồm chứng khoán, các quỹ bảo hiểm cũng sẽ được số hóa. Có thể, Luật tổ chức dụng sẽ không đề cập nhiều đến tài chính số, nhưng ít nhất cũng sẽ phải lường đón câu chuyện phát triển của dịch vụ tài chính số.

Vấn đề lớn thứ hai đó là, Việt Nam đã hình thành rất nhiều tập đoàn tài chính nhưng mà trong Luật tổ chức tín dụng sửa đổi lần này chưa đề cập. Mặc dù, trong Chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 có đề cập đến việc phải hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tập đoàn tài chính thì cái này là cần phải được cập nhật. Tôi đề nghị, trong chương “Hoạt động của tổ chức dụng” nên sửa thành là “Hoạt động của tổ chức dụng và tập đoàn tài chính ”.

Vấn đề lớn thứ ba, đó là câu chuyện xu hướng phát triển xanh và xu hướng phát triển bền vững. Trong Luật sửa đổi chưa hề có.  Tôi cho rằng, ít nhất cũng phải có những điều khoản nguyên tắc để cho các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và các định chế tài chính lớn của Việt Nam sẽ có một lộ trình về chiến lược thực hiện Chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. 

Trong đó, chỉ cần có hai điều khoản, 1 điều khoản là các ngân hàng thương mại lớn, có quy mô từ bao nhiêu thì phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Hai là phải công bố Báo cáo phát triển bền vững hàng năm hoặc là báo cáo riêng hoặc có thể lồng ghép vào trong Báo cáo thường niên hàng năm của các tổ chức này.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

CẦN TIẾP TỤC BỔ SUNG, HOÀN THIỆN

Quá trình triển khai, áp dụng quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 năm 2017 của Quốc hội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với những sửa đổi, điều chỉnh tại Dự Luật các tổ chức tín dụng có giúp cải thiện tình hình?

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại kinh tế quốc tế, trường ĐH Kinh tế quốc dân xung quanh nội dung này:

PV: Trong dự thảo Luật tổ chức tín dụng, sửa đổi có đưa ra quy định sẽ thay đổi thứ tự ưu tiên trong thanh toán khi thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu. Xin ông cho biết quan điểm của mình?

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng: Tôi cho rằng, mục tiêu của việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán giống như một trạng thái để thay đổi cơ cấu nợ thôi, tức là ai trả trước, ai trả sau, thế nào cho nó hợp lý. Những anh nào khỏe có khả năng trả thì trả trước, những anh mà yếu hơn một chút, thì trả vừa vừa, còn anh mà yếu quá chả sau, thậm chí là xóa nợ.

Đây là một chính sách rất phù hợp trong điều kiện bây giờ,  tức là tạo điều kiện để gỡ khó cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng nên mạnh dạn làm, bởi vì những chính sách nên phải đánh giá tác động, còn đây mình mới đưa ra dự kiến, ý tưởng, chứ còn thực tế là phải có những nghiên cứu đánh giá tác động kỹ lưỡng, thậm chí là phải làm thí điểm để từ đó mình thấy là mức độ tác động đến mức độ nào, lúc đó chắc chắn, rõ ràng hơn hơn.

Còn chính sách đưa ra tôi cho rằng là đã có sự thay đổi về cơ cấu để xử lý nợ, cơ cấu để xử lý các khoản lợi ích để sao cho hài hòa để tránh tình trạng dẫn đến sụp đổ quá lớn trong điều kiện có thể cứu vãn được

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại kinh tế quốc tế, trường ĐH Kinh tế quốc dân. Ảnh: Hải Hà

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại kinh tế quốc tế, trường ĐH Kinh tế quốc dân. Ảnh: Hải Hà

PV: Theo ông, nếu Dự luật này được thông qua, cần lưu ý gì trong quá trình triển khai thực hiện?

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng: Tôi cho rằng Dự luật này đưa ra là tốt, vấn đề bộ máy thực hiện sao cho hiệu quả, nó được sắp xếp lại, cơ cấu lại sao cho hoàn thiện hơn. Dự luật ý tưởng thì tốt và khi đi vào thực tế nó cũng đúng như thế là tốt nhất.

Thường thường,  ý tưởng thì tốt nhưng khi quá trình thực hiện nó có thể bị sai lệch một chút, thậm chí còn ngược lại so với những ý tưởng ban đầu, làm đảo lộn chính sách cho nên tôi cho rằng bộ máy thực hiện dự luật này thì rất quan trọng.

Còn Dự luật thì chắc chắn sắp tới sẽ còn phát sinh nhiều cái mới nữa và cũng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nhưng mà mình đã đưa được cái gì ra tốt. thì cố gắng làm cho tốt cái đó đã, để ăn chắc đã, đi từng bước một gọi là phương pháp “dò đá qua sông”.

Vì nền kinh tế thị trường bây giờ không ai chắc chắn biết được tất cả mọi thứ đều tốt cả, do vậy chúng ta cần phải đánh giá trên cơ sở thực tế.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2022, dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng trên 136.400 tỷ đồng, đã tăng đến 35% so với hồi đầu năm, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ngân hàng ở mức 1,92%. Một số chuyên gia cảnh báo về nguy cơ nợ xấu tăng trong năm 2023. Trong khi đó việc thu hồi xử lý nợ xấu qua thanh lý tài sản đảm bảo rất chậm do thanh khoản thị trường bất động sản sụt giảm.

Với những quy định mới tại Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi, những bất cập hiện hành có thể được khắc phục trong thời gian tới?

Bạn kỳ vọng gì vào Dự thảo Luật này? Nếu được ban hành, tình trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng có được cải thiện?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư, thứ Bảy hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast và Google Podcast. 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh

Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh

Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.

Khách đi metro gấp 5 lần dự kiến, mong có sự chia sẻ với quy định đi tàu

Khách đi metro gấp 5 lần dự kiến, mong có sự chia sẻ với quy định đi tàu

Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 trong ngày đầu vận hành chính thức

Gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 trong ngày đầu vận hành chính thức

Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Metro số 1: Cuộc hẹn sau 17 năm

Metro số 1: Cuộc hẹn sau 17 năm

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.

Hội chứng thù ghét đồng loại

Hội chứng thù ghét đồng loại

Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.