Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Dự thảo luật sửa đổi sẽ chấm dứt nhận bảo hiểm xã hội 1 lần?

Hải Hà: Thứ hai 03/06/2024, 14:56 (GMT+7)

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Trong đó, các quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, phương án rút bảo hiểm xã hội một lần được quan tâm nhiều nhất.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Theo đó, đã có 55 ý kiến của Đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có 2 ý kiến tranh luận.

Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đưa ra ý kiến là Dự thảo Luật cần giữ nguyên các quy định hành vi bị nghiêm cấm chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn như quy định trong Luật BHXH năm 2014 bởi đây sẽ là căn cứ để xử lý vi phạm đối với những hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội.

Dự thảo Luật BHXH đề nghị cần giữ nguyên các quy định hành vi bị nghiêm cấm chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn như quy định trong Luật BHXH năm 2014

Dự thảo Luật BHXH đề nghị cần giữ nguyên các quy định hành vi bị nghiêm cấm chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn như quy định trong Luật BHXH năm 2014

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội; sửa đổi, bổ sung thêm quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với việc giải quyết tình trạng chậm đóng, nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội. Cùng với đó, bổ sung quy định về mức phạt đối với việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh mức quy định về số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm, cần tính thêm mức phạt tương đương lãi suất quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định nhằm tránh tình trạng chiếm dụng quỹ BHXH .

Liên quan đến quy định mức trợ cấp hưu trí xã hội, đại biểu Thái Thị An Chung, đoàn Nghệ An cho rằng, Dự thảo Luật có tính ưu việt hơn khi giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp xã hội xuống 75 tuổi so với mức 80 tuổi trước đây và 70 tuổi đối với những người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị mở rộng đối tượng đủ 70 tuổi đến 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, những người tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc đều được hưởng chính sách trợ cấp hưu trí.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Lao động và thương binh xã hội cho biết, ý kiến đề xuất tăng các chính sách về thai sản, ốm đau rất phù hợp...Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng, ngân sách hiện nay chưa đảm bảo, trong giai đoạn trước mắt cần đảm bảo quyền hài hòa giữa chính sách, quyền lợi, khả năng cân đối của quỹ, giữa khả năng cân đối thu và chi. 

Trước những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật với trách nhiệm cao nhất và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trong thời gian giữa hai đợt của Kỳ họp trước khi hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét.

Căn cứ ý kiến đại biểu Quốc hội với chất lượng dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội việc xem xét thông qua dự thảo Luật hay không thông qua vào giai đoạn sau của Kỳ họp này.

ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG HƯU THẤP NHẤT

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất . Vậy điều này sẽ tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động khi về hưu?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy - đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang về nội dung này.

PV: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã đưa ra những quy định về mức lương hưu thấp nhất. Theo bà những quy định này có phù hợp?

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy - Đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy - Đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang

Bà Ma Thị Thúy: Luật BHXH năm 2006 và Luật BHXH năm 2014 đều có quy định mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc bằng mức lương cơ sở (Điều 56 Luật 2014).

Tuy nhiên, Dự thảo Luật mới  lại không có quy định về mức lương thấp nhất. Dự thảo Luật đưa ra quy định theo mức lương tham chiếu

Năm 2024, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương, mức lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ từ ngày 01/7/2024. Nếu coi mức lương hưu thấp nhất là tầng thấp nhất hưu trí xã hội với dự kiến 500 nghìn đồng/người/tháng thì như vậy là đã kéo lùi tiến bộ an sinh xã hội. Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung thêm quy định về mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức tham chiếu (thay cho mức lương cơ sở đã bị bãi bỏ). 

Mức tham chiếu cụ thể tại thời điểm cải cách tiền lương phải bằng hoặc cao hơn 1,8 triệu đồng 1 tháng khoảng từ 8-15% tùy theo tốc độ tăng tỷ lệ lương mới sau cải cách tiền lương vào ngày 1/7/2024 thì mới đảm bảo hài hòa giữa thu nhập người đang làm việc với người hưởng lương hưu. Khoảng cách quá xa thì sẽ tạo sự bất bình đẳng trong xã hội, không bảo vệ được nhóm lao động yếu thế.

Do đó, nếu giữ được mức sàn tối thiểu ít nhất bằng hoặc cao hơn mức 1,8 triệu vào năm 2024 thì rất nhiều lao động yếu thế sẽ được hưởng cuộc sống an sinh ấm no, đủ sống hơn mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn. Đây là điều có lợi cho người dân không thể bỏ đi được. 

PV: Dự thảo Luật BHXH sửa đổi cũng đưa ra 2 phương án về rút BHXH một lần. Đâu là phương án tối ưu thưa bà?

Bà Ma Thị Thúy: Hai phương án đưa ra trong Dự thảo Luật đều chưa phải là phương án tối ưu vì chưa giải quyết được triệt để tình trạng rút BHXH một lần và tạo sự đồng thuận cao. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, số lượng người nghỉ việc để rút BHXH một lần cao nhất từ trước đến nay, rất đáng lo ngại, theo đà tăng này đến hết năm 2024 có 1,4 triệu người hưởng BHXH một lần. Giai đoạn 2016-2021 trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 700 nghìn người hưởng BHXH một lần.

Để đảm bảo hướng đến mục tiêu nguyên lý của BHXH là đảm bảo an sinh cho tuổi già và hạn chế phát sinh phức tạp trong tổ chức thì phương án 1 cơ bản đảm bảo tính kế thừa pháp luật hiện hành, không gây xáo trộn và hạn chế người tham gia BHXH rút bảo hiểm xã hội một lần

Tôi mong muốn Dự thảo Luật này cần tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi hơn và đề nghị có thời gian xem xét, có ý kiến. Tôi tiếp tục một lần nữa thể hiện quan điểm của mình tôi đề nghị QH cần lùi thời điểm xem xét, thông qua luật BHXH sang Kỳ họp 8 để đảm bảo thận trọng, đánh giá đầy đủ tác động chính sách tiền lương mới đối với các quy định luật BHXH và lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động là đông đảo người lao động.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG KHI RÚT BHXH

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần. Những quy định này có thể ngăn chặn và giảm bớt tình trạng rút BHXH một lần như hiện nay?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà PGS.TS Doãn Hồng Nhung, giảng viên Cao cấp chuyên ngành Luật Kinh tế, trường ĐH Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội về nội dung này:

PV: Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về các phương án đề xuất về rút bảo hiểm xã hội một lần. Bà nghĩ sao về các đề xuất này?

PGS.TS Doãn Hồng Nhung - Giảng viên Cao cấp chuyên ngành Luật Kinh tế, (Trường ĐH Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội)

PGS.TS Doãn Hồng Nhung - Giảng viên Cao cấp chuyên ngành Luật Kinh tế, (Trường ĐH Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội)

PGS.TS Doãn Hồng Nhung: Tôi thấy rằng, trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, chúng ta cũng phải cân nhắc, nếu không Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ không chịu tải nổi với số lượng người lao động rút bảo hiểm một lần liên tục tăng.

Hiện tượng ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi kinh tế toàn cầu, không riêng gì Việt Nam, giá cả của đời sống hàng ngày càng có sự thay đổi, giá vàng tăng, vật giá leo thang, vấn đề trượt giá cũng đã tác động vào đời sống của người dân.

Chính vì thế, chúng ta cũng phải chú ý tới các vấn đề xã hội, vấn đề trượt giá giữa tiền lương của người lao động với giá cả hiện hành, chúng ta cũng phải cân nhắc để làm sao bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong vấn đề rút bảo hiểm xã hội.

Tôi cho rằng, chúng ta cần phải có một cái điều kiện, tiêu chí để mà xem xét, cũng như là có một nhóm để nhận diện, phân loại những đối tượng được hưởng chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần. Nó cũng tạo điều kiện cho người sử dụng có thể học nghề mới, tạo việc làm mới.

Điều này giúp Nhà nước có thể kiểm soát được quỹ này, tránh về hiện tượng rút ồ ạt và có thể dẫn đến hậu quả không tốt cho quỹ bảo hiểm. Nhà nước cũng cần cân nhắc quyền lợi của ba bên trong bảo toàn và phát triển quỹ BHXH.

Bởi vì, quỹ BHXH có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống dân sinh cũng như là an toàn xã hội. Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quốc gia, nó trở thành một yếu tố, một cái phao để bảo đảm cho đời sống dân sinh, một kênh an toàn cho nguồn dự trữ để nuôi dưỡng nguồn lao động có tri thức ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về vật chất.

PV: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đề xuất giảm thời gian đóng bảo hiểm xuống còn 15 năm, như vậy sẽ có thể gây ra những tác động như thế nào, thưa bà?

PGS.TS Doãn Hồng Nhung: Tôi  là một người lao động và tôi đang suy nghĩ về thời hạn 15 ngày, đó chính là người thời gian, người lao động gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp nơi mình công tác.

Theo quy định mới của Luật về vị trí việc làm, bây giờ doanh nghiệp họ có thể trả lương rất nhiều tiền cho một người có nhiều chức vụ, quyền hạn có nhiều năng lực, vị trí việc làm của họ đảm đương những trọng trách có mức lương cao hơn trong khi có nhiều người mức lương rất thấp, chỉ theo mức lương cơ bản.         

Chúng ta cũng phải xem xét là thời hạn 15 năm là đủ thời gian để người lao động cống hiến cho doanh nghiệp Nhà nước thì đã có đủ điều kiện để sau này họ được hưởng lợi ích xã hội mà họ đem lại từ những cống hiến cho xã hội cho doanh nghiệp hay không.

Bởi vì thời gian 15 năm có khi chỉ là cái thời gian để họ tu nghiệp, họ học hành, đào tạo để họ được nhận bằng cấp nhưng sau này họ có thể đi làm ở một doanh nghiệp khác hoặc ký hợp đồng với các doanh nghiệp khác.

Đây là một hiện tượng chảy máu chất xám. Do vậy, nên cần những biện pháp để kiểm soát những nguồn lao động và chuyên gia lao động có trình độ chuyên môn cao trong nhiều vị trí việc làm đặc biệt để có thể được hưởng các chính sách, các cơ chế đãi ngộ đối với người lao động.

PV: Vâng xin cảm ơn bà!

Mặc dù Chính phủ đề ra mục tiêu, đến năm 2025 đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, tuy nhiên, đến năm 2023 tỷ lệ này mới đạt 39,5%,  bảo hiểm thất nghiệp tỷ lệ 31,52% nhưng số người hưởng các chế độ BHXH đều tăng. Điều này có nghĩa hàng triệu người ra khỏi lưới an sinh và sẽ không được bảo đảm cuộc sống sau này.

Những quy định mới của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ khắc phục những bất cập trên?

Bạn có ý kiến gì về các quy định mới của  Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi ? Nếu được ban hành, các quy định mới của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ chấm dứt tình trạng người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần ?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi  qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động và thương binh xã hội.

----

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts. 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Bẫy” nắp cống

“Bẫy” nắp cống

“Nắp cống lồi, lõm luôn đem lại phiền phức cho người đi đường”, đây là một trong những ý kiến được nhiều thính giả chia sẻ với VOV Giao thông.

Ga Long Biên, điểm đến của du khách khi thăm Hà Nội

Ga Long Biên, điểm đến của du khách khi thăm Hà Nội

Người ta thường biết đến Hà Nội có một cây cầu Long Biên lịch sử trăm năm, với thiết kế độc đáo và luôn thu hút du khách tới tham quan... Thời gian gần đây, không chỉ có cầu Long Biên mà nhà ga Long Biên cũng đang trở thành một điểm đến thú vị với những thay đổi để phục vụ du khách...

Làm gì để nâng cao hiệu quả của Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em?

Làm gì để nâng cao hiệu quả của Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em?

Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 đang được hưởng ứng và triển khai mạnh mẽ trên khắp cả nước, với chủ đề năm nay là "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em".

Nên quy định ra sao để quyền lái xe của người khuyết tật không nằm trên giấy

Nên quy định ra sao để quyền lái xe của người khuyết tật không nằm trên giấy

Mặc dù Luật Giao thông đường bộ đã có quy định cho phép người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân, song phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Tranh tài đầy kịch tính tại ngày thi đấu thứ hai giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024

Tranh tài đầy kịch tính tại ngày thi đấu thứ hai giải đua Victory Challenge Sailun Cup 2024

Ngày 22/6, giải đua xe ô tô địa hình Chinh phục thử thách - Victory Challenge Sailun Cup 2024 tiếp tục bước sang ngày thi đấu thứ hai tại công viên hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Cuộc đua đã chứng kiến những màn tranh tài đầy gay cấn và kịch tính.

Vì sao chậm nâng cấp cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dù đã có vốn?

Vì sao chậm nâng cấp cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dù đã có vốn?

Nhằm nâng cao năng lực thông hành, năm 2022, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án đầu tư Nâng cấp mặt đường tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (trên địa phận TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang). Đây là bước hoàn thiện để nâng tuyến đường này đạt tiêu chuẩn đường cao tốc.

Tạm dừng thực hiện bảng lương mới, sẽ tăng 30% lương cơ sở từ 1/7: Thận trọng và đúng đắn

Tạm dừng thực hiện bảng lương mới, sẽ tăng 30% lương cơ sở từ 1/7: Thận trọng và đúng đắn

Theo lộ trình cải cách tiền lương khu vực công, Bộ Nội vụ cho biết, có 4 trên 6 nội dung đã rõ, đủ điều kiện thực hiện. 2 nội dung còn lại phát sinh nhiều bất cập, chưa thực hiện được, gồm: bảng lương mới và cơ cấu, sắp xếp 9 chế độ phụ cấp mới.