Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Dự án “tử tế” và câu chuyện về những người trẻ yêu môi trường

Thục Anh: Thứ năm 30/05/2024, 20:33 (GMT+7)

Là một tỉnh nằm ở ven biển miền Trung, Quảng Ngãi có trên 130km bờ biển, nổi tiếng bởi những bãi biển đẹp, thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm. Tuy nhiên, đi kèm với việc phát triển kinh tế ở khu vực này, tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang ngày trở nên báo động.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển ở Quảng Ngãi, nhóm Tử tế với môi trường Quảng Ngãi đã được ra đời vào cuối năm 2019.

Sau một thời gian đi vào hoạt động, nhóm đã thu hút được đông đảo người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tham gia. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu tuyên truyền, mỗi cá nhân bằng hành động nhỏ, người góp công, góp kinh phí, vật dụng hay chỉ bằng một cái nhấp chuột… tất cả góp phần lan tỏa, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chống lại rác thải nhựa. 

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang ngày trở nên báo động

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang ngày trở nên báo động

Được thành lập từ cuối năm 2019 với 10 thành viên chủ chốt, đến nay, nhóm “Tử tế với môi trường Quảng Ngãi” đã có hơn 1.000 thành viên tham gia.

Anh Lê Văn Tuấn, một trong những thành viên cốt cán của nhóm tâm sự, ban đầu, việc dọn dẹp rác thải ở trên bãi biển chỉ là một việc làm đơn thuần giữa các thành viên sau những chuyến vui chơi, dần dần, đó trở thành một công việc thường xuyên: “Khi mình thấy những bãi biển tràn ngập rác thì bản thân tôi là một người dân Quảng Ngãi cảm thấy rất ngại nếu như những hình ảnh đó là những hình ảnh tượng trưng cho quê hương, nơi mình đang sính sống. Vì vậy nó như một sự thôi thúc làm điều gì để thay đổi môi trường sống ở nơi đây.”

Và cũng như niềm hi vọng của những thành viên khi bắt đầu thực hiện dự án, những chiến dịch dọn dẹp ngày càng một xuất hiện nhiều hơn với tên gọi “Tử tế” như “ Tử tế với Sa Cần”; “Tử tế với Sa Kỳ”, “Tử tế với Mỹ Khê”…. với mong muốn sẽ có nhiều hơn những cảng biển, cửa sông trên khắp đất nước được cứu khỏi rác thải. 

Chị Võ Thị Hoài Thương - một trong những thành viên chủ lực của nhóm tình nguyện "Tử tế với môi trường Quảng Ngãi" - cho biết các dự án được phát động thông qua việc kêu gọi cộng đồng chung tay góp sức bằng nhiều hình thức, trong đó, người dân chính là lực lượng trung tâm để chống rác thải nhựa.

Với phương châm là "Thêm một người nhặt rác sẽ bớt đi một người xả rác", nhóm hạ quyết tâm biến những vùng biển đang bị đe doạ bởi rác thải trở thành "vùng xanh" du lịch… Cùng với đó, khơi dậy sự trách nhiệm ở mỗi người dân, làm thay đổi nhận thức của mọi người trong việc giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

Chị Thương cho biết: "Từ lúc người dân xung quanh họ thấy khu vực sông và biển quanh nơi sống của họ được cải thiện sau những hoạt động thì người ta bắt đầu có ý thức về việc không ra sông, ra biển để đổ rác thải, người ta tiếp tục thực hiện những công việc mà nhóm mang tới như vứt rác vào thùng rác công cộng, trồng cây, dọn rác hàng ngày. Ví dụ, người ta có thể đi dạo quanh biển, quanh sông người ta thấy rác là người ta có ý thức lượm và đem bỏ thùng rác. Việc này từ trước rất là hiếm, nhưng từ sau khi ngừoi ta thấy được cảnh sông và biển sạch đẹp thì người ta đã có ý thức cải thiện khoảng 50-70% trong việc dọn dẹp rác hàng ngày.”

Từ khi dự án được thực hiện, đến nay, nhiều khu vực, bãi biển tại tỉnh Quảng Ngãi được cải thiện rõ rệt và được nhiều người dân ủng hộ. Con số những người tham gia các đợt dọn dẹp ngày càng tăng lên, thậm chí lên tới cả nghìn người, từ những người cao tuổi đến những đứa trẻ,.. ai ai cũng đều hoan nghênh và ủng hộ việc làm này.

Được thành lập từ cuối năm 2019 với 10 thành viên chủ chốt, đến nay, nhóm “Tử tế với môi trường Quảng Ngãi” đã có hơn 1.000 thành viên tham gia

Được thành lập từ cuối năm 2019 với 10 thành viên chủ chốt, đến nay, nhóm “Tử tế với môi trường Quảng Ngãi” đã có hơn 1.000 thành viên tham gia

Thế nhưng ít ai biết, những ngày đầu, các thành viên cốt cán của “Tử tế với môi trường Quảng Ngãi” cũng gặp phải nhiều khó khăn, thậm chí là những ánh mắt e ngại.

“Chương trình thiện nguyện anh em làm cùng nhau mười mấy năm rồi, khó khăn nhất là phản ứng của dư luận, khi mình nói mình sẽ dọn rác tại một địa điểm nào đó, tại con sông hay bãi biển thì hầu hết là họ nói mình giống như là công dã tràng, vô ích, phí phạm sức lao động của thanh niên rồi đâu sẽ lại vào đấy. Thì khó khăn nhất khi nhóm bắt đầu là phản ứng của dư luận, lòng tin của mọi người về điều có thể làm được cho môi trường Quảng Ngãi”

“Đầu tiên cũng có một số khó khăn, nội lực của nhóm mình chủ yếu là bằng sức người, có các công cụ dọn dẹp thì cũng là tự vận động hoặc tự bỏ tiền ra mua, thì việc dọn dẹp tại các bãi biển có lượng rác thải lớn, có tới hàng chục tấn, thì cũng là lực bất tòng tâm. Sau đó thì cũng nhờ vào cộng đồng, mình cũng kêu gọi trên các trang mạng xã hội thì một số tổ chức, cơ quan cũng ủng hộ thêm phương tiện cơ giới và bằng tiền. Việc ủng hộ bằng tiền thì chúng mình cũng công khai, minh bạch, tụi mình dùng chi phí đó để trang bị thêm các công cụ như găng tay, bao, búa,… Hoạt động như vậy được 2,3 năm, bây giờ các hoạt động của nhóm cũng được ghi nhận và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng”

Nhờ những nỗ lực, bền bỉ, không mệt mỏi của các thành viên trong nhóm “Tử tế với môi trường Quảng Ngãi”, nhiều người dân đã thay đổi ý thức trong việc vứt rác bừa bãi, bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đồng hành, hỗ trợ để những khu vực đã được dọn dẹp sẽ không tái rác trở lại.

Chị Thương bộc bạch: "Ngoài việc tuyên truyện, vận động người dân, sau mỗi lần dọn dẹp, nhóm sẽ giao lại cho chính quyền địa phương tại điểm đó để quản lý. Ngoài ra nhóm cũng hỗ trợ lắp camera miễn phí. Mỗi khu vực dọn dẹp thì sẽ lắp khoảng 10-12 camera, tổ dân phố, phường xã nơi đó sẽ phụ trách kiểm tra camera đó. Người dân nào mà xả rác nhiều thì họ sẽ nhắc nhở và chính quyền, đoàn thể, thanh niên sẽ tuyên truyền ngừoi dân mỗi ngày”

Còn với anh Tuấn, nhìn lại kết quả mà cả nhóm đã thực hiện trong suốt thời gian qua, đó là cả một quá trình nỗ lực để giúp cho quê hương Quảng Ngãi trở nên sạch đẹp hơn: "Nhóm rất là vui vì nhóm đi đến đâu thì bà con ở nơi đó trước tiên sẽ không có việc vứt rác ra biển, sau đó bà con dần dần hình thành thói quen không vứt rác ra biển mà tập kết lại, bước 2 là tổ chức, kêu gọi dọn dẹp bãi biển ở thời điểm nhất định trong năm”

Nhìn những hình ảnh mà sau khi mình dọn dẹp thì mình thấy là tuy là cực nhưng nó rất là vui. Còn với những bà con, mỗi lần mình quay lại địa phương, bà con vẫn nhận ra là những bạn ở nhóm tử tế với môi trường Quảng Ngãi quay lại địa phương mình này. Rồi họ chia sẻ, chú thấy chưa, khi các chú đi rồi thì tụi tui vẫn duy trì và thậm chí là có gắn luôn camera ở ngay bãi biển, ai đổ rác ra biển thì tụi tui báo với tổ trưởng ngay và bây giờ bãi biển cũng rất là ổn. Mình nhìn thấy những kết quả như vậy thì mình thấy rất là vui và mình có động lực để thực hiện những công việc tiếp theo”.

---- 

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thục Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thể dục bất an

Thể dục bất an

Tuyến đường Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Cừ nối dài thuộc quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) trở thành cung đường ưa thích của những người đạp xe. Tuy nhiên, từ lâu, hai con đường này lại trở thành nỗi lo của người tham gia giao thông vào mỗi sáng.

Có nên xây đảo nổi giữa sông Sài Gòn?

Có nên xây đảo nổi giữa sông Sài Gòn?

Một số chuyên gia đánh giá đây là ý tưởng lạ, độc đáo. Tuy nhiên, không ít người lo ngại công trình sẽ phá vỡ cảnh quan giá trị nhất của dòng sông. Do đó, để thực hiện cần có sự xem xét thấu đáo nhiều yếu tố tác động.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

Ứng Hoà (Hà Nội): Tích cực tháo gỡ khó khăn vướng mắc về PCCC

Ứng Hoà (Hà Nội): Tích cực tháo gỡ khó khăn vướng mắc về PCCC

Thời gian qua, Công an huyện Ứng Hòa đã tích cực triển khai khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm đối với các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động trên địa bàn.

Nghề bốc vác trên đôi vai gầy

Nghề bốc vác trên đôi vai gầy

Chợ Đồng Xuân với tuổi đời hàng trăm năm là điểm đến không thể bỏ lỡ với nhiều khách bộ hành muốn ngắm cảnh, trải nghiệm cuộc sống đa sắc màu khi tới phố cổ.

Tìm lại “sức hút” cho chợ truyền thống

Tìm lại “sức hút” cho chợ truyền thống

Số liệu thống kê cho hay, tại Hà Nội hiện có khoảng 540 chợ truyền thống. Mô hình chợ này đảm nhận khoảng hơn 50% nhu cầu mua sắm của người dân các quận nội thành và ở khu vực ngoại thành là khoảng 70%. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều chợ truyền thống bị xuống cấp nghiêm trọng.

Ngăn chặn tụ tập đua xe trong thời gian nghỉ hè thế nào?

Ngăn chặn tụ tập đua xe trong thời gian nghỉ hè thế nào?

Vào những dịp nghỉ hè hàng năm, thanh thiếu niên có nhiều thời gian vui chơi, giải trí. Do vậy, tình trạng tụ tập, lái xe gây rối trật tự công cộng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với tiểu xảo hoạt động ngày càng tinh vi nhằm đối phó với lực lượng chức năng.