Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Dự án mở rộng QL21B “mờ mịt” ngày về đích vì mặt bằng

Hoàng Hà: Thứ năm 01/08/2024, 06:10 (GMT+7)

Dự án mở rộng QL21B qua Hà Nội gồm nhiều dự án thành phần khác nhau. Trong đó đoạn qua huyện Thanh Oai có tổng chiều dài 16,4km với 4 gói thầu được khởi công cách đây 2-4 năm nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng tại nhiều vị trí, khiến cho tuyến đường này xuất hiện nhiều nút thắt cổ chai.

Trong khi dự án mở rộng QL21B đoạn qua huyện Ứng Hòa (từ thị trấn Vân Đình đến ĐT.424) có chiều dài 4,6 km được thực hiện từ năm 2022, mục tiêu hoàn thành vào năm 2025 nhưng đến nay cũng vẫn còn ngổn ngang.

Vậy tiến độ các dự án hiện nay thế nào? Đâu là nút thắt khiến các dự án chưa thể về đích? Xung quanh các vấn đề này, PV VOV Giao thông đối thoại với đại diện chủ đầu tư và nhà thầu dự án.

 

Quốc lộ 21B đoạn qua huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Quốc lộ 21B đoạn qua huyện Thanh Oai, Hà Nội.

PV: Xin ông cho biết tiến độ các gói thầu thuộc dự án mở rộng QL21B đoạn qua huyện Thanh Oai đến thời điểm hiện nay?

Ông Vũ Tiến Dũng (Trưởng phòng QLDA 2 Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai): QL21B đi qua huyện Thanh Oai được đánh giá là trục quan trọng kết nối từ Hà Đông đi các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức. Hiện dự án này đang thi công 3 gói thầu, gói thầu thứ nhất là đoạn từ nút giao tỉnh lộ 427 đến thị trấn Kim Bài; gói thầu thứ 2 là đoạn từ thị trấn Kim Bài đến ngã tư Vác; gói thầu thứ ba gồm 2 đoạn, đoạn từ nút giao ngã tư Vác đến hết địa phận huyện Thanh Oai và đoạn từ cầu Thạch Bích đi về Bình Minh. Trước đó, đoạn qua thị trấn Kim Bài đã hoàn thành và đang bàn giao.

Trên tuyến hiện nay, Ban QLDA huyện đang chỉ đạo nhà thầu thi công hoàn thành 100% đối với các vị trí đã được Trung tâm phát triển quỹ đất huyện bàn giao mặt bằng sạch. Hiện nay, tại 3 gói thầu do Ban làm chủ đầu tư đang vướng mặt bằng về hạ tầng kĩ thuật như: một số vị trí cột điện, hạ ngầm cáp viễn thông, hệ thống cấp nước sạch và phần lớn là vướng đất ở thuộc địa bàn các xã Bình Minh, Bích Hòa, Phương Trung, Dân Hòa và Hồng Dương.

PV: Các vướng mắc về mặt bằng cụ thể là gì, thưa ông?

Ông Vũ Tiến Dũng: Vướng mặt bằng hiện nay chủ yếu liên quan đến đất ở, đoạn từ tỉnh lộ 427 đến thị trấn Kim Bài vướng đất ở thuộc xã Bình Minh và Thanh Mai; đoạn từ thị trấn Kim Bài đến ngã tư Vác vướng đất ở xã Phương Trung, Dân Hòa với chiều dài khoảng 200m; đoạn từ ngã tư Vác đến hết địa phận huyện Thanh Oai và từ nút giao tỉnh lộ 427 đến cầu Thạch Bích đang triển khai thi công xử lý nền, tập trung giải phóng mặt bằng phần đất ở và tạ tầng ngầm/nổi.

Hiện nay thành phố Hà Nội đã giao cho huyện Thanh Oai phê duyệt giá đất ở, nhưng trong quá trình thực hiện giá đất ở được huyện phê duyệt thấp hơn nhiều so với giá đất hiện nay đang giao dịch ngoài thị trường nên việc đồng thuận của nhân dân không cao, dẫn đến tiến độ giải phóng mặt bằng đất ở rất chậm.

PV: Xin cảm ơn ông Vũ Tiến Dũng

IMG_20240731_122434


PV: Thưa ông Nguyễn Đăng Truyền, đại diện nhà thầu Công ty CP Xây dựng cầu đường Hà Nội, dự án mở rộng QL21B đoạn qua huyện Ứng Hòa đang được triển khai thi công như thế nào? Công tác đảm bảo ATGT trong quá trình vừa khai thác vừa thi công được thực hiện ra sao?

Ông Nguyễn Đăng Truyền: Dự án QL21B đoạn qua huyện Ứng Hòa tiến độ xây lắp đạt khoảng 60%, trong quá trình thi công hiện cũng đang gặp khó khăn về mặt bằng như: vướng đất nông nghiệp, đất ở, đất công và đặc biệt liên quan đến các gói di dời hạ tầng điện và cáp quang…hiện nay địa phương bàn giao mặt bằng đến đâu chúng tôi sẽ thi công gọn đến đó.

Để đảm bảo an toàn trong thi công, do công trình mở rộng về phần bờ đê, nên khi đạt được cao trình mở rộng xấp xỉ làn đường cũ thì chúng tôi mới tiến hành phá đê cũ, tức là đoạn nào làm được đê mới thì mới triển khai phá đê cũ và có các biển báo chỉ dẫn.

Đặc biệt, giai đoạn này đang triển khai thi công lớp base, nhưng mưa gió giai đoạn này diễn ra thường xuyên nên chúng tôi cũng gặp khó khăn khi mưa kéo dài, ảnh hưởng tới công tác thi công. Vị trí nào đọng nước đơn vị đã sẵn sàng máy móc, thiết bị để tháo nước, thoát nước mặt đường, bảo vệ làn đường cho nhân dân đi lại; tất cả những vị trí nguy hiểm đều có cảnh báo và có người hướng dẫn, phân luồng đảm bảo giao thông.

PV: Xin cảm ơn ông Nguyễn Đăng Truyền.

Quốc lộ 21B là tuyến đường bộ cấp quốc gia có điểm đầu tại nút giao Ba La (Hà Đông, Hà Nội) và điểm cuối ở nút giao với Quốc lộ 1 (TP Tam Điệp, Ninh Bình). Đây là tuyến đường kết nối Hà Nội với các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Tại Hà Nội, Quốc lộ 21B đi qua quận Hà Đông, huyện Thanh Oai và huyện Ứng Hòa. Trước đây, tuyến đường này có mặt cắt ngang rất hẹp, chỉ từ 4 - 5 m, trong khi có nhiều phương tiện trọng tải lớn lưu thông. Trước tình trạng này, những năm trở lại đây, TP Hà Nội đã phê duyệt mở rộng, nâng cấp nhiều đoạn tuyến của Quốc lộ 21B qua các huyện Thanh Oai và Ứng Hòa lên 6 làn xe cơ giới. Hiện nay các gói thầu qua huyện Thanh Oai đạt từ 80% - 95% giá trị hợp đồng, riêng đoạn từ Bình Minh đi cầu Thạch Bích và đoạn từ Dân Hoà đến hết địa phận huyện Thanh Oai đạt khoảng 50% giá trị hợp đồng.

 

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

Cây cầu hiện đang chắn 1 làn đường để tiến hành duy tu, sửa chữa tuy nhiên thời gian sửa chữa đang kéo dài quá thời hạn so với thời gian dự kiến thi công khiến khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. 

Hà Nội: “Không gian xanh” Nghĩa Đô xuống cấp nghiêm trọng

Hà Nội: “Không gian xanh” Nghĩa Đô xuống cấp nghiêm trọng

Nhiều năm nay các hạng mục tại Công viên Nghĩa Đô bị hư hỏng, xuống cấp nặng nề khiến người dân lắc đầu ngao ngán, gây mất mỹ quan cũng như ảnh hưởng đến hoạt động tham quan, vui chơi của người dân.

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

“Thừa thầy thiếu thợ”, cung không đủ cầu… là thực tế thị trường lao động nước ta những năm gần đây.

Giá đất huyện ven Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cao

Giá đất huyện ven Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cao

Theo EZ Property, trước đây giá đất hàng trăm triệu/m2 chỉ nằm trong các quận, khu vực trung tâm Hà Nội, tuy nhiên, hiện nay mức giá này tại ngoại thành đã trở nên rất phổ biến.

Tuấn “lúa”, tỷ phú trên vùng đất khó

Tuấn “lúa”, tỷ phú trên vùng đất khó

Cánh đồng Lung Lớn (xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, Kiên Giang) một thời khét tiếng phèn lợ, cây lúa còi cọc, dân cư thưa thớt. Sống nơi gian khó, nhiều người buộc phải ly hương đi tìm sinh kế. Nhưng bằng đôi tay, người trụ lại trở thành dân cố cựu và dần cải tạo đồng lúa đầy bông, trĩu hạt.