Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Điện hóa giao thông, còn quá nhiều rào cản

Huy Hoàng: Thứ tư 09/11/2022, 10:24 (GMT+7)

Điện hóa hoạt động giao thông là xu hướng ngày càng trở nên phổ biến. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng đầu tư sản xuất, nhập khẩu các phương tiện dùng động cơ điện. Tuy vậy trên thực tế vẫn còn rất nhiều rào cản khiến khiến xu hướng này vẫn chưa thể diễn ra như nó vốn có.

Cách đây hơn 1 năm, anh Nguyễn Trí Minh Châu (39 tuổi) và gia đình quyết định chuyển về sinh sống tại chung cư Rivera Point (quận 7, TP.HCM). Bên cạnh không khí trong lành, không gian rộng rãi thì một trong những lý do khiến anh Châu lựa chọn nơi này chính là có khu vực nạp nhiên liệu dành cho xe máy điện.

Tuy nhiên, vài ngày gần đây, Ban quản lý chung cư ra thông báo sẽ không bố trí khu vực sạc điện nữa vì không đảm bảo các quy định phòng cháy chữa cháy. Thông tin này khiến anh Châu và hơn 100 gia đình nữa rơi vào cảnh chới với:

"Tháng rồi có việc đổ xăng khó khăn thì mình đi xe điện. Có rất nhiều người hỏi về xe điện, xu hướng ra sao… Nghe xong ai cũng thấy cái tiện của nó, những người ở nhà phố là họ mua hết, chỉ có người ở chung cư còn lăn tăn. Với số lượng xe điện nhiều như vậy, không biết khi họ ngưng thì số phận của những chiếc xe này như thế nào.

Mình có hỏi chung cư là có hoàn thiện thủ tục đúng quy định pháp luật để hỗ trợ cư dân hay dừng hẳn thì họ bảo là chưa có kết quả gì, phải chờ hướng dẫn thêm từ cảnh sát phòng cháy chữa cháy", anh Châu cho biết.

Nhiều chung cư mong muốn có một hệ thống sạc tiêu chuẩn cho ô tô và xe máy điện tại ngay nơi mình ở. Ảnh: Hà Nội mới

Nhiều chung cư mong muốn có một hệ thống sạc tiêu chuẩn cho ô tô và xe máy điện tại ngay nơi mình ở. Ảnh: Hà Nội mới

Anh Nguyễn Khánh Hưng – admin của Nhóm Người dùng xe điện Việt Nam cho biết khoảng 90 - 95% người dùng xe điện hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào các trạm sạc ở nhà, ở cơ quan hay nơi làm việc. Việc sử dụng các trạm sạc công cộng là chưa nhiều vì số lượng trạm sạc còn quá ít, chưa kể các yếu tố kỹ thuật vẫn chưa thực sự thuận lợi:

"Nếu nhà nước có thêm chính sách hỗ trợ cho các công ty tư nhân ngoài Vinfast thì họ sẽ triển khai rộng khắp và đáp ứng được nhiều nhu cầu hơn với mức giá hợp lý.

Cũng hi vọng các chung cư cũng tìm hiểu lại và có phương án xử lý các tình huống xảy ra, vì hiện nay người sử dụng nhiều rồi, mà cấm cản thì họ cũng tìm chỗ khác để sạc. Sạc lén còn dở hơn là cho sạc chính thức, không cho sạc mà tìm chỗ nào cắm đại thì còn nguy hiểm hơn", anh Hưng cho biết.

Ông Teh Kim Hwa – Tổng giám đốc TC Services Việt Nam, đơn vị phân phối thương hiệu ô tô MG tại Việt Nam nhận định thị trường xe điện trong nước sẽ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới vì những rào cản lớn nhất như giá bán hay độ dài quãng đường đi được đã phần nào được giải quyết: "Theo tôi cái khó khăn nhất của quá trình điện hóa phương tiện giao thông hay nói cách khác là để cho xe điện trở nên phổ biến là hệ thống trạm sạc tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Không chỉ ít về số lượng mà còn nhiều vấn đề pháp lý cần phải tháo gỡ".

EV One trưng bày mô hình trạm sạc tại Vietnam Motor Show 2022. Ảnh: Thanh niên

EV One trưng bày mô hình trạm sạc tại Vietnam Motor Show 2022. Ảnh: Thanh niên

Là một đơn vị khởi nghiệp, EV One được biết đến là một đơn vị cung cấp các thiết bị và giải pháp sạc cho xe điện và là đối tác của nhiều thương hiệu xe ô tô nhập khẩu danh tiếng như Audi, Mercedes…Tuy vậy, ông Nguyễn Thành Trung Hiếu – Giám đốc phát triển kinh doanh EV ONE cho rằng giai đoạn từ nay đến năm 2025 là giai đoạn “chấp nhận chịu lỗ” bởi vẫn còn không ít khó khăn trong quá trình triển khai lắp đặt các hệ thống trạm sạc nói riêng và hạ tầng cho xe điện nói chung.

"Có 2 cái mà các cơ quan chức năng cần quan tâm thứ nhất là các cơ sở pháp lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thứ hai là các hỗ trợ chính sách đối với nhà đầu tư, đây là hai cái sống còn để đầu tư các trạm sạc điện.

Nếu như có một quy hoạch tổng thể, minh bạch công khai thì doanh nghiệp sẽ dễ làm hơn. Hiện nay thì doanh nghiệp trong lĩnh vực này không khác gì ném đá vào đường", ông Hiếu nói.

Một vướng mắc khác theo ông Trần Duy Chinh – đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam đó là việc xử lý các nguồn lưu trữ của xe điện sau khi trải qua vòng đời sử dụng: "Hiện tại ở Việt Nam chưa có một cơ sở tái chế nào phù hợp với tiêu chuẩn của thế giới.

Vì thế chúng tôi mong muốn Chính phủ cần thiết lập các chính sách hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng của nhà sản xuất, tái chế trong nước để xử lý pin lithium vì các trạm sạc và trạm đổi pin là cơ sở hạ tầng liên quan đến vấn đề xã hội.

Chúng tôi mong muốn các tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng cho xe điện cần hài hòa với thế giới để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển trong tương lai".

Một lưu ý quan trọng khác theo ông Trần Quang Hà – phó vụ trưởng vụ KHCN Bộ GTVT chính là cần có phương án đảm bảo công suất và an toàn nguồn điện trong mạng lưới điện cục bộ hay lưới điện quốc gia: "Vì hiện nay xe điện chưa phổ biến nên vấn đề cân bằng công suất, tiêu thụ trên lưới điện chưa đến mức bức thiết nhưng khi phát triển rầm rộ thì vấn đề này cần đặc biệt quan tâm. Khi công nghệ sạc nhanh phát triển thì công suất và dòng tiêu thụ rất là lớn khi hàng triệu phương tiện cùng sạc".

Theo PGS TS Đàm Hoàng Phúc –Đại học Bách Khoa Hà Nội thì xe điện sẽ sớm thay thế các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong truyền thống, tuy vậy câu chuyện “con gà hay quả trứng” một lần nữa được nhắc lại như một khuyến cáo quan trọng: "Ngày nay, có nhiều nền kinh tế thực hiện các biện pháp thuận lợi cho phát triển xe điện để nó trở thành một phương thức vận tải cho tương lai.

Là một ngành mới xuất hiện, xe điện cần có thời gian hỗ trợ dài, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản đáng kể và cần có sự tham gia nhiều hơn từ các cơ quan nhà nước".

Hai trụ sạc ôtô điện VinFast AC 11 kW trong một hầm chung cư tại Hà Nội. Ảnh: Vnexpress

Hai trụ sạc ôtô điện VinFast AC 11 kW trong một hầm chung cư tại Hà Nội. Ảnh: Vnexpress

Khi giá thành xe điện ngày càng được kéo giảm, thời gian sử dụng pin nhiên liệu cũng được kéo dài ra hơn thì các vấn đề về chính sách, về hạ tầng lại trở thành những chướng ngại lớn nhất khiến người dùng chưa thể thay đổi thói quen sử dụng xe xăng qua xe điện.

Thay vì trì hoãn bởi nhiều lý do khác nhau thì các bên liên quan cần có một tư duy khác biệt hơn trong việc thúc đẩy nhanh hơn xu hướng này.

Đây cũng là nội dung bài bình luận: Cần đột phá để đuổi kịp xu hướng

Xe điện là một khái niệm không mới với người Việt. Nếu như thời gian trước xe điện gắn với màu áo trắng học trò hay thú vui tiêu khiển của trẻ nhỏ, thì vài năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều hơn những chiếc xe máy điện công suất lớn hay những chiếc ô tô điện nhiều kích cỡ khác nhau trong hoạt động giao thông hàng ngày.

Nếu như ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu…xu hướng điện hóa phương tiện giao thông đang diễn ra với tốc độ chóng mặt thì quá trình ấy ở nước ta lại có phần “thong thả” mặc dù đã có khá nhiều động thái hỗ trợ, khuyến khích từ Chính phủ.

Vẫn còn quá nhiều vật cản trên con đường điện hóa giao thông ở nước ta, trong đó hạ tầng và các căn cứ pháp lý được xem là chướng ngại đáng kể nhất.

Xe điện đang tiến gần hơn đến gian đoạn thay thế cho xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên việc thay thế này chỉ có thể hoàn thành nếu như số lượng trạm sạc ngang bằng với các trạm xăng dầu hiện hữu.

Chính việc thiếu quy hoạch tổng thể trong lắp đặt lẫn các quy định, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đã khiến việc hình thành mới các trạm sạc vẫn đang diễn ra ở mức “thí điểm, hợp tác”.

Không chỉ vậy việc chưa có được quy hoạch khung về lưới điện cùng những kịch bản tiêu thụ điện năng khi lượng phương tiện gia tăng cũng phần nào khiến quá trình điện hóa giao thông chưa diễn ra như mong muốn.

Đó là chưa kể các vấn đề về thuế quan, chi phí, quy định an toàn, phòng cháy chữa cháy, xử lý pin…còn chưa được quan tâm đúng mức.

Tại COP-26 vừa qua, cùng với 150 quốc gia khác, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ sẽ đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây vừa là mục tiêu vừa là thách thức đối với cả hệ thống chính trị trong việc tích cực đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường.

Trong đó, thúc đẩy nhanh quá trình điện hóa hoạt động giao thông nói chung và điện hóa phương tiện giao thông là một trong những giải pháp căn cơ nhất.

Để quá trình này không dừng lại ở hô hào, khích lệ thì các bên liên quan cần có những động thái quyết liệt và đột phá hơn. Thay vì phải mất nhiều thời gian để xử lý theo quy trình cũ thì các Bộ ngành địa phương cần chủ động rà soát và đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý lẫn đầu tư phát triển hạ tầng cho xe điện.

Quan trọng hơn là nên có những sự hợp tác chủ động, tích cực hơn nữa giữa nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị cung cấp giải pháp và chính người dùng để có được những sự điều chỉnh kịp thời, chính xác nhất.

Xe điện được xem là tương lai của hoạt động giao thông, không chỉ của nước ta mà còn của cả thế giới. Và việc đi nhanh và nhanh hơn nữa trong cuộc đua này là cách để Việt Nam rút ngắn được khoảng cách với nhiều nền văn minh trên thế giới.

Trong tiến trình ấy không thể thiếu những tư duy mới hay những sáng kiến mang tính đột phá trong cách nghĩ cách làm của những người liên quan.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Chiều 11/9, mật độ phương tiện đổ dồn về cầu Vĩnh Tuy để sang Long Biên khá đông dẫn đến xảy ra ùn tắc, các phương tiện nối đuôi nhau di chuyển chậm, còn chiều ngược lại từ Long Biên sang Q. Hai Bà Trưng lại khá thông thoáng.

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.