Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi: Cần tăng khả năng tiếp cận

Nguyễn Yên: Chủ nhật 09/10/2022, 07:00 (GMT+7)

Tốc độ già hóa dân số nước ta đang diễn ra nhanh, kéo theo số lượng người cao tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Tuy nhiên, khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hiện còn hạn chế.

Hệ thống bệnh, khoa lão của các bệnh viện, hệ thống trung tâm dưỡng lão còn rất mỏng với chi phí còn cao so với khả năng chi trả của số đông người cao tuổi. Báo động hơn là tình trạng thiếu nhân lực được đào tạo để chăm sóc người cao tuổi.

Vậy, cần có chính sách ra sao để tăng cường đầu tư cho dịch vụ chăm sóc người già - vốn được quan tâm và phổ biến ở các nước phát triển?

Khi tuổi đã cao, sức khỏe kém hơn lại không muốn làm phiền con cháu nên ông Nguyễn Hiếu đã tìm đến một viện dưỡng lão tại Hà Nội để nhận được sự chăm sóc phù hợp:

"Ở nhà thì có con, có cháu còn vào đây thì có những bạn mới, có không khí mới làm mình vui, là nơi có thể chăm sóc sức khỏe cho mình. Khi tôi mới vào đây thì các bước đi của tôi còn chệch choạc lắm nhưng giờ bước đi chắc chắn hơn".

Tuy nhiên, những người có điều kiện để được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại các viện dưỡng lão như ông Hiếu không phải là nhiều.

Bởi theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và Phát triển cộng đồng, để vào trại dưỡng lão, cả người cao tuổi và con cháu đều phải đấu tranh tư tưởng với tâm lý cha mẹ bị con cái bỏ rơi mới vào ở viện dưỡng lão.

Hơn nữa, phần đông người cao tuổi hiện nay không có khả năng chi trả cho chi phí tại các trung tâm dưỡng lão tư nhân.

"Trung tâm nào giá ít nhất cũng phải 7-8 triệu, còn Trung tâm nào có dịch vụ cao, điều kiện tốt đảm bảo thì phải trên 20 triệu/ tháng thì làm sao người cao tuổi Việt Nam với 68% là nông dân có đủ điều kiện kinh tế để được hưởng dịch vụ ấy. Nhiều gia đình trẻ, con cái đi làm ăn không đủ điều kiện chăm sóc bố mẹ muốn đưa vào nhưng nơi ấy, họ cũng không có đủ tiền", bà Ngô Thị Ngọc Anh

Những người có điều kiện để được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại các viện dưỡng lão không phải là nhiều (Ảnh: CIH)

Những người có điều kiện để được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tại các viện dưỡng lão không phải là nhiều (Ảnh: CIH)

Là người đầu tư cho công tác chăm sóc người cao tuổi, ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức cho biết, thách thức của quá trình già hóa dân số hiện nay đã gây nên sự quá tải đối với các cơ sở hạ tầng, cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Hiện, đa số các cơ sở bảo trợ chăm sóc người cao tuổi là của Nhà nước nên còn nhiều hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Còn việc thành lập các trung tâm chăm sóc người cao tuổi đang là xu hướng tất yếu, tuy nhiên, quá trình đầu tư trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn.

"Các nhà dưỡng lão hiện nay không được giao đất sạch hoặc thuê đất của Nhà nước mà phải đi thuê đất của tư nhân. Khi thuê như thế thì giá tiền cao và ngắn hạn nên đầu tư không có bài bản, có nhiều nguy cơ rủi ro cho người cao tuổi. Chính giá tiền thuê cao cũng đẩy chi phí dịch vụ mà người cao tuổi đang phải chi trả cho viện dưỡng lão ở mức trung bình khá so với thu nhập của người cao tuổi".

Trước thực trạng già hóa dân số đang diễn ra, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Mặc dù vậy, việc thực thi các chính sách này còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Trương Xuân Cừ, Đại biểu Quốc hội khóa 13, Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam đánh giá, dù dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được xã hội hóa, nhưng các dịch vụ này vẫn chưa nhiều và chưa thực sự phát triển.

Phần lớn những người cao tuổi hiện nay vẫn được chăm sóc tại gia đình bởi những người chưa được đào tạo hoặc phải tự chăm sóc cho mình.

Theo chương trình của Chính phủ từ nay đến 2030 sẽ có 3 Trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi cấp Quốc gia và các tỉnh thành đều có Trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi bằng hình thức xã hội hóa. Để thực hiện mục tiêu này, theo ông Trương Xuân Cừ, cần có những chính sách ưu đãi cụ thể:

"Mong muốn của các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này là về các chính sách ưu đãi hỗ trợ về đất cho Trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Hiện Trung ương Hội đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mô hình điểm để có cơ sở thực tiễn kiến nghị nhân rộng mô hình này để phục vụ, chăm sóc tốt hơn người cao tuổi ở các Trung tâm tập trung. Đây là xu hướng mà chúng ta phấn đấu để đạt một tỷ lệ lớn hơn các trung tâm chăm sóc người cao tuổi bằng hình thức xã hội hóa".

Cùng với hỗ trợ từ Nhà nước cho hoạt động của các viện dưỡng lão, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm có một mô hình mẫu chuẩn hay hướng dẫn cụ thể cho mô hình này. Bởi các trung tâm, viện dưỡng lão tư nhân hiện nay thường học hỏi kinh nghiệm mô hình mẫu từ các nước trên thế giới.

Do đó, cần có những hướng dẫn chi tiết hơn để các trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được hoạt động thuận lợi.

Hiện cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên (Ảnh: CIH)

Hiện cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên (Ảnh: CIH)

Theo dự báo, đến năm 2038, nhóm dân số trên 60 tuổi ở nước ta có khoảng 21 triệu người, chiếm hơn 20% dân số. Nếu không có sự chuẩn bị đầu tư ngay từ bây giờ thì hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ không thể đáp ứng kịp với tốc độ “già hóa dân số” tăng nhanh.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải sớm có lời giải cho bài toán nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với chi phí phù hợp: Lời giải cho bài toán đầu tư dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Theo Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, các trung tâm dưỡng lão hiện nay mới chỉ đáp ứng được 0,001% nhu cầu của người cao tuổi; trong khi ở các nước phát triển, "già hóa dân số" đi trước nước ta thì tỷ lệ người cao tuổi đến các viện dưỡng lão cao hơn rất nhiều.

Hiện cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Đáng lưu ý khoảng 70% số người cao tuổi thường sống ở nông thôn, không có tích lũy vật chất, đa số có bệnh cần được điều trị.

Mặt khác, với các biến đổi xã hội về tâm lý, mô hình gia đình, con cái ngày càng có xu hướng sống độc lập với cha mẹ thì nhu cầu người cao tuổi mong muốn một môi trường đặc thù để được chăm sóc, nuôi dưỡng ngày càng có xu hướng tăng.

Thế nhưng, các cơ sở chăm sóc người cao tuổi hiện chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn với mức phí dịch vụ cao. Còn ở các địa phương, các trung tâm bảo trợ xã hội cũng dành một phần hoạt động để nuôi dưỡng, chăm sóc người già nhưng đối tượng chỉ là những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa.

Thực tế này cho thấy, việc xây dựng các quy định pháp lý và một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội hoàn thiện cho xã hội chuyển dần sang già hóa là rất cần thiết, trong đó có hệ thống nhà dưỡng lão.

Theo đó, cần huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng các trung tâm chăm sóc người cao tuổi với các chính sách miễn giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế đất để các nhà đầu tư có thể đưa ra một chi phí hợp lý dành cho người cao tuổi mà vẫn đảm bảo có lãi.

Trong các khu đô thị mới, bên cạnh quy định bắt buộc dành quỹ đất cho bệnh viện, trường học, cần bổ sung quỹ đất cho "nhà già" để thuận lợi cho các Trung tâm dưỡng lão mở ra và đón nhận người cao tuổi sinh sống tại đó.

Người cao tuổi sống trong nhà dưỡng lão mang nhiều ý nghĩa thiết thực (Ảnh: CIH)

Người cao tuổi sống trong nhà dưỡng lão mang nhiều ý nghĩa thiết thực (Ảnh: CIH)

Đồng thời, đẩy mạnh và đa dạng hóa các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như mô hình viện dưỡng lão bán trú (theo ngày). Với mô hình này, người cao tuổi không bị tách rời khỏi gia đình, đời sống tinh thần thoải mái bởi họ sẽ được tham gia nhiều hình thức giải trí phù hợp và được chăm sóc y tế kịp thời song vẫn được sống cùng người thân, còn con cái họ cũng yên tâm công tác.

Bên cạnh đó, cần quan tâm tới đội ngũ nhân viên chăm sóc, gắn bó trực tiếp với người cao tuổi. Chúng ta cần đào tạo và chuẩn hóa đội ngũ này để phục vụ nhu cầu cho người cao tuổi trong nước chứ không chỉ đào tạo để họ đi lao động xuất khẩu như hiện nay.

Ngoài các kiến thức, kỹ năng về nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi, nhân viên chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của người cao tuổi một cách phù hợp.

Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở nước ta mà cần sớm coi nó là một nghề với các chứng chỉ phù hợp để họ có thể phục vụ tốt hơn cho xã hội.

Từ chỗ thấy được nhu cầu xã hội, dự báo sớm tình hình, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già còn cần được chi tiết hóa với các nghiên cứu, khảo sát cụ thể về số lượng người cao tuổi cần sử dụng dịch vụ, các loại hình dịch vụ chăm sóc mà họ mong muốn cùng khả năng chi trả để xây dựng các mô hình phù hợp.

Đây chính là những bước đi để thích ứng với một xã hội già hóa.

Trong bối cảnh mô hình bệnh tật thay đổi và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, xã hội hóa việc xây dựng nhà dưỡng lão cũng như tạo điều kiện để phát triển mô hình này, giảm chi phí cho người cao tuổi vào sống trong nhà dưỡng lão mang nhiều ý nghĩa thiết thực.

Và, nhiều chuyên gia dân số cho rằng, việc đó phải tiến hành ngay từ bây giờ.

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội sẵn sàng hộ đê, sơ tán người dân ven các sông Hồng, Đà, Đuống

Hà Nội sẵn sàng hộ đê, sơ tán người dân ven các sông Hồng, Đà, Đuống

Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.

Quảng Ninh: Hơn 35 tàu bị chìm do bão, cần làm gì để khắc phục ô nhiễm tràn dầu?

Quảng Ninh: Hơn 35 tàu bị chìm do bão, cần làm gì để khắc phục ô nhiễm tràn dầu?

Siêu bão Yagi đã khiến 21 tàu du lịch bị đắm tại chỗ, 5 tàu cá và một số tàu vận tải bị đắm trên địa thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hà Nội hạn chế xe qua cầu Chương Dương

Hà Nội hạn chế xe qua cầu Chương Dương

Hiện nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu.

Lợi nhuận ngân hàng dự báo sẽ có sự phân hóa trong năm nay

Lợi nhuận ngân hàng dự báo sẽ có sự phân hóa trong năm nay

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn cuối năm 2024, sự phân hóa giữa lãi suất huy động và cho vay sẽ tạo áp lực lên biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng.

Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên

Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên

Đường sắt dừng chạy tàu qua cầu Long Biên để đảm bảo an toàn hành khách. Tàu sẽ đón, trả khách tại ga Gia Lâm.

Mua bán hóa đơn bất hợp pháp: Cần xử lý nghiêm

Mua bán hóa đơn bất hợp pháp: Cần xử lý nghiêm

Mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật, không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Không chỉ công khai mua bán hóa đơn trái phép trên mạng, các đối tượng còn sử dụng nhiều chiêu thức đối phó với cơ quan thuế.

Cấm xe vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do ngập

Cấm xe vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do ngập

Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.