Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Đề xuất hỗ trợ người trực tiếp thống kê thiệt hại do dịch bệnh

Quách Đồng: Thứ hai 16/01/2023, 15:16 (GMT+7)

Sau 5 năm thi hành, Nghị định số 02/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập về chế độ hỗ trợ người tham gia công tác phòng, chống dịch và khắc phục thiệt hại do thiên tai...

So với Nghị định hiện hành, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (sau đây gọi tắt là Dự thảo nghị định hỗ trợ phục hồi sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo đã nâng từ 1,25 - 2 lần mức hỗ trợ đối với cây trồng, cây trồng lâm nghiệp; nuôi thuỷ, hải sản; sản xuất muối... bị ảnh hưởng về thiên tai, dịch bệnh so với quy định hiện hành.

Đặc biệt, dự thảo nghị định cũng bổ sung quy định mức hỗ trợ hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia công tác thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và người tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Cụ thể, hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh với mức chi 150 nghìn đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 300 nghìn đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Đối với người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh được hỗ trợ với mức bình quân cho một lần tiêm: 2.900 đồng/con lợn; 4.800 đồng/con trâu, bò; 350 đồng/con gia cầm. Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 200 nghìn đồng/người/ngày thì được thanh toán bằng mức 180 nghìn đồng/người/ngày.

Riêng với cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để tiêu hủy gia súc, gia cầm, thủy sản (kể cả sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy); phun hóa chất khử trùng tiêu độc và phục vụ tại các chốt kiểm dịch… được hỗ trợ với mức chi tối đa 150 nghìn đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 300 nghìn đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Dự thảo nghị định hỗ trợ phục hồi sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh cũng quy định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và người tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nhưng tối đa không quá 2 lần mức đề xuất tại Nghị định này.

Dự thảo Nghị định hỗ trợ phục hồi sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh đang được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉnh lý, hoàn thiện theo sự góp ý của các Bộ, ngành và các địa phương, trước khi trình Chính phủ ban hành.

Thêm chính sách hỗ trợ khôi phục vùng thiên tai, dịch bệnh (ảnh: nguoilaodong.vn)

Thêm chính sách hỗ trợ khôi phục vùng thiên tai, dịch bệnh (ảnh: nguoilaodong.vn)

Việc bổ sung thêm nhiều quy định hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và người tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật sẽ tác động đến tiến độ hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai, dịch bệnh như thế nào?

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

PV: Vì sao Ban soạn thảo lại đề nghị hỗ trợ người trực tiếp tham gia công tác thống kê xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh?

Ông Vũ Xuân Thành: Thực ra việc hỗ trợ cho người tham gia trực tiếp vào công tác thống kê, rồi tham gia vào phòng, chống dịch bệnh thì một số nội dung thì đã có trong các quy định cũ luật và đang triển khai.

Đấy là phần hỗ trợ cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch bệnh thì đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và cũng đang triển khai rồi và lần này chúng tôi chỉ cập nhật vào.

Thứ hai là cũng đề xuất bổ sung thêm đối tượng tiếp trực tiếp tham gia nhiệm vụ thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai thì được hỗ trợ thêm để cán bộ là việc chống đỡ phần vất vả cũng như tạo điều kiện cho cán bộ làm việc tốt hơn.

Khi có thiên tai, dịch bệnh thì người chiến sĩ tuyến đầu chính là những người tham gia trực tiếp, rõ ràng họ phải đối mặt với rủi ro, cả về sức khỏe, về nhiều nội dung nữa, thì việc hỗ trợ đó cũng chỉ mang tính chất động viên, khuyến khích và được ghi nhận là chính thôi.

PV: Trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị định này, thì Ban soạn thảo đã nhận được sự đóng góp ý kiến của các bên liên quan như thế nào và Ban soạn thảo đã chỉnh sửa hoàn thiện ra sao?

Ông Vũ Xuân Thành: Năm 2019, 2020, 2021, khi có dịch tả lợn châu Phi bùng phát, một phần nội dung đấy cũng đã được Bộ tổng hợp để trình Chính phủ ra nghị quyết riêng cho dịch tả lợn châu Phi.

Lần này không những tiếp thu lại toàn bộ các đề xuất, kiến nghị mà giai đoạn trước đã xin ý kiến thì chúng tôi vẫn tiếp tục lấy ý kiến của các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương cũng như cơ quan chuyên môn của địa phương để xây dựng dự thảo và chúng tôi đã tiếp thu để đưa vào dự thảo.

Hiện nay Bộ đang xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương một lần nữa theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

PV: Các ý kiến góp ý của các bộ, ngành liên quan hoặc các địa phương thì tập trung vào lĩnh vực gì?

Ông Vũ Xuân Thành: Ở đây tập trung vào 3 lĩnh vực lớn, một là tháo gỡ thủ tục, bởi vì một thủ tục chung cho tất cả tỉnh, các đặc thù là rất khó, mà một trong các vướng mắc của nghị định 02 trước đây là thủ tục.

Nội dung nữa là những người tham gia thống kê đánh giá thiệt hại thì cũng thấy rằng là trách nhiệm rất lớn nhưng chưa được ghi nhận, chưa có cái nào để động viên khuyến khích cho người làm đấy.

PV: Nếu dự thảo nghị định được ban hành thì sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Ông Vũ Xuân Thành: Nghị định sửa đổi được ban hành thì trước hết sẽ giúp cho hỗ trợ thiệt hại sẽ được nhanh chóng, kịp thời phục hồi sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp thì nó liên quan đến mùa vụ, cho nên sẽ rất cần sự ngay lập tức.

Thứ hai là cán bộ, thủ tục này cũng sẽ được đơn giản hóa và không bị vướng mắc nữa.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đề xuất cơ chế hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh (ảnh: vasep.com.vn)

Đề xuất cơ chế hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh (ảnh: vasep.com.vn)

Dự thảo nghị định hỗ trợ vùng bị thiên tai, dịch bệnh nếu được ban hành sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Thanh Tùng, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội:

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết của dự thảo Nghị định này?

Ông Bùi Thanh Tùng: Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2017 là hết sức cần thiết. Thứ nhất là cập nhật những quy định mới liên quan đến một số Luật đã được ban hành, ví dụ Luật Chăn nuôi và một số quy định khác trong các Luật chuyên ngành.

Thứ 2 là nghị định này mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn. Ví dụ như dự thảo nghị định lần này bổ sung thêm 2 đối tượng nữa, đó là những người trực tiếp tham gia công tác thống kế xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và những người tham gia phòng chống dịch bệnh động vật.

Việc bổ sung thêm 2 đối tượng này là hết sức phù hợp.

Một nội dung khác, đó là tất cả các mức hỗ trợ đều được nâng lên và được cụ thể hóa theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi và cây trồng. Như vậy sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tiễn ở mức hỗ trợ.

PV: Một trong những điểm mới nổi bật của dự thảo nghị định lần này là bổ sung cơ chễ hỗ trợ cho những người trực tiếp tham gia công tác thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và những người trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật. Ông đánh giá như thế nào về tác động, ý nghĩa của chính sách này?

Ông Bùi Thanh Tùng: Những chính sách này là hết sức cần thiết và thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ví dụ trước đây khi chúng ta không có chính sách hỗ trợ thì thực sự chúng ta không huy động được một đội ngũ đông đảo những cán bộ, tình nguyên viên ở cơ sở tham gia công tác thống kê, xác nhận thiệt hại.

Trên thực tế tôi ở địa phương tôi thấy rằng những giai đoạn trước đây, có những trường hợp vì công tác thống kê, xác nhận thiệt hại chậm cho nên có khi kinh phí hỗ trợ của Nhà nước khi đến được người trực tiếp sản xuất mà bị thiệt hại có khi phải sau hàng mấy tháng. Như vậy nó không đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong truyện làm thế nào để khôi phục sản xuất một cách nhanh nhất.

Thứ 2 là đối với những người tham gia công tác phòng chống dịch bệnh động vật. Trước đây chúng ta chỉ giao nhiệm vụ này cho hệ thống các cơ quan thú y, nhưng trong điều kiện dịch bệnh ở quy mô lớn thì lực lượng thú y hiện nay không đủ, kể cả về mặt nguồn lực, con người để đáp ứng công tác phòng chống dịch một cách nhanh nhất.

Vì vậy việc bổ sung thêm cơ chế hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch bệnh động vật, sẽ giúp chúng ta kịp thời xử lý những vấn đề dịch bệnh một cách nhanh chóng hơn và khôi phục lại đàn gia súc gia cầm sau dịch bệnh.

PV: Theo ông, nếu dự thảo nghị định được ban hành sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Ông Bùi Thanh Tùng: Nếu dự thảo nghị định lần này được thông qua thì đáp ứng kịp thời hơn tính cần thiết, sự nhanh và chính xác của việc thống kê giá trị thiệt hại, cũng như xử lý những vấn đề cấp bách trong tình huống dịch bệnh lây lan.

Với những quy định cụ thể như này, cộng với việc phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương được quyết định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ, thời điểm hỗ trợ sẽ giúp các chính quyền địa phương chủ động hơn trong việc kịp thời có cơ chế hỗ trợ cũng như khôi phục sản xuất.

PV: Xin cảm ơn ông.

ảnh: unicef

ảnh: unicef

Theo báo cáo của các địa phương, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 02/2017, tổng kinh phí đã hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất là hơn 5.200 tỷ đồng, góp phần giúp người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh sớm khôi phục sản xuất.

Tuy vậy, việc thiếu những quy định hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia công tác thống kê, xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và người tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người lao động cũng như tiến độ hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Do vậy, những quy định mới tại Dự thảo nghị định số 02/2017 về hỗ trợ phục hồi sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh được cho là sẽ khắc phục được những bất cập này.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo nghị định này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo nghị định hỗ trợ phục hồi sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh sẽ giúp ích gì cho việc hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai, dịch bệnh sơm phục hồi sản xuất như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast và Google Podcast.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành 'phao cứu sinh' cho xe máy

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành "phao cứu sinh" cho xe máy

Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…