Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Đề xuất chế phẩm sinh học xử lý đất ô nhiễm Lindane

Hải Hà: Thứ hai 10/02/2025, 15:10 (GMT+7)

Việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật Lindane có độc tính cao trong môi trường đất không chỉ làm giảm các chất dinh dưỡng trong đất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Bạn Nguyễn Thị Uyên, sinh viên khoa K65, Khoa sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên đã nghiên cứu thành công ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý hiệu quả chất hóa học này nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

Trong quá trình theo học Đại học, bạn Nguyễn Thị Uyên đã được tiếp cận nhiều tài liệu nghiên cứu về thực trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật Lindane trong thế kỷ 20 khiến nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có một số địa phương của Việt Nam xảy ra tình trạng mức độ tồn dư trong đất vượt ngưỡng quy định cho phép, ảnh hưởng tới môi trường.

Bạn Nguyễn Thị Uyên, sinh viên khoa K65, Khoa sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên đã nghiên cứu thành công ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

Bạn Nguyễn Thị Uyên, sinh viên khoa K65, Khoa sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên đã nghiên cứu thành công ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

Trong khi đó, để giải quyết ô nhiễm đất, đa phần các nghiên cứu sử dụng phương pháp xử lý hóa học hoặc vật lý (như sử dụng chất hấp phụ hay đốt nhiệt độ cao). Với mong muốn tìm kiếm một giải pháp xử lý ô nhiễm Lindane bền vững, thân thiện với môi trường, bạn Nguyễn Thị Uyên đã lựa chọn hướng nghiên cứu sử dụng vi sinh vật :

"Việc sử dụng vi khuẩn phân giải Lindane là một hướng tiếp cận sinh học thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, vi khuẩn thường không ổn định trong điều kiện bảo quản, dẫn đến giảm hiệu quả xử lý. Vì vậy, nghiên cứu về chất mang bảo quản giúp duy trì hoạt tính của vi khuẩn, từ đó nâng cao tính ứng dụng của công nghệ này trong thực tiễn."

Trong suốt hơn 1,5 năm, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thế Hải, trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm thiết kế thí nghiệm, nuôi cấy vi khuẩn và không ít lần thất bại, nhưng với sự kiên trì, nghiên cứu của Uyên đã đạt được kết quả tốt. Đề tài nghiên cứu của Uyên đã vinh dự đoạt giải Nhì Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bạn Nguyễn Thị Uyên nhận giải thưởng nghiên cứu khoa học năm 2024

Bạn Nguyễn Thị Uyên nhận giải thưởng nghiên cứu khoa học năm 2024

Theo bạn Nguyễn Thị Uyên, đề tài này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, góp phần bổ sung kiến thức về bảo quản vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường, cung cấp dữ liệu thực nghiệm về khả năng bảo quản vi khuẩn phân giải Lindane bằng các chất mang khác nhau...mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn:

"Đề tài này còn hướng tới ứng dụng công nghệ vi sinh vào xử lý đất ô nhiễm Lindane theo hướng thân thiện với môi trường. Từ đó, góp phần phát triển chế phẩm vi sinh có tiềm năng ứng dụng trong thực tế, giúp giảm thiểu tồn dư Lindane trong đất nông nghiệp và công nghiệp. Đề xuất hướng nghiên cứu mới cho các phương pháp bảo quản vi khuẩn dùng trong xử lý ô nhiễm môi trường."

Phát triển nông nghiệp hiện giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên sẽ tạo  cơ hội cải thiện chất lượng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và hệ vi sinh vật có lợi trong đất. Từ đó, hỗ trợ cho Việt Nam phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn