Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
“Khi tham gia tiết học, em đã có thêm được nhiều kiến thức và sự nguy hiểm của hỏa hoạn. Qua đó, mỗi khi xảy ra cháy, em sẽ nhanh chóng gọi bố mẹ, báo cho mọi người xung quanh và gọi số điện thoại 114 để dập tắt đám cháy và cố gắng thoát nạn một cách nhanh nhất”.
“Trước đây, em không có nhiều kiến thức về chữa cháy và thoát nạn trong đám cháy, nhưng qua bài học hôm nay, cô giáo và các bạn đã giúp em có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về PCCC”.
Đó là những chia sẻ của em Nguyễn Tiến Dũng và em Nguyễn Quỳnh Trang (trường THCS Thị trấn Sóc Sơn) sau khi tham gia tiết học chuyên đề giáo dục kỹ năng PCCC cho học sinh.
Tiết học luôn có được sự sôi nổi, với những cánh tay hào hứng xung phong phát biểu của các em khi được hỏi về những nguyên nhân xảy ra cháy; và nguồn nhiệt, nguồn lửa dễ gây cháy trong các gia đình…
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh chia sẻ, sau buổi học lý thuyết, ngay tại lớp các học sinh đã được thực hành những kỹ năng thoát nạn như khom người, bịt mũi thoát ra khỏi đám cháy một cách tuần tự, không mất bình tĩnh. Sau đó, các học sinh còn tham gia vào buổi tập huấn kỹ năng chữa cháy và sử dụng bình chữa cháy để tự dập tắt các đám cháy nhỏ.
Còn theo cô giáo Hoàng Thị Kim Phấn – Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Sóc Sơn, việc tổ chức giáo dục kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm, thoát nạn và hỗ trợ cứu người khi xảy ra hỏa hoạn cho học sinh trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần xây dựng, hình thành ý thức cảnh giác trước nguy cơ cháy, nổ cho học sinh cũng như kỹ năng cần thiết, hữu dụng nhất khi xảy ra tình huống cháy, nổ.
“Sau mỗi tiết học về PCCC, không chỉ giúp các em học sinh nắm được các kỹ năng cần thiết, mà quan trọng hơn, nếu không may xảy xảy ra trong nhà trường, với số lượng học sinh, giáo viên đông, nếu không được trang bị kiến thức PCCC&CNCH sẽ xảy ra hỗn loạn. Bởi vì các thầy cô và học sinh không biết làm cách nào để chống cháy cũng như thoát nạn”, cô giáo Hoàng Thị Kim Phấn chia sẻ thêm.
Không chỉ học sinh bậc THCS, thời gian gần đây, trong các tiết học trải nghiệm, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng được cán bộ, chiến sỹ Công an huyện lên lớp hướng dẫn kỹ năng, cách thoát hiểm khi xảy ra sự cố về cháy, nổ.
Thượng tá Tô Hồng Nho, Phó trưởng Công an huyện Sóc Sơn cho biết: sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật, trong đó có Thông tư 06 của Bộ GD&ĐT, Kế hoạch số 22 của UBND TP Hà Nội về việc giao cho các quận huyện tổ chức tập huấn các kỹ năng PCCC trong trường học, Công an huyện Sóc Sơn đã tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện, phòng Giáo dục đào tạo triển khai xây dựng các giáo trình giảng dạy kiến thức PCCC trong trường học.
“Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn phòng cháy cho học sinh còn phát huy vai trò của những cầu nối, tuyên truyền viên tích cực về PCCC và CNCH với gia đình, người thân, cộng đồng. Đó chính là lợi ích kép có thể đạt được trong công tác tuyên truyền về PCCC”, Thượng tá Tô Hồng Nho khẳng định.
Thực tế, trong những năm vừa qua, không chỉ trường THCS Thị trấn Sóc Sơn mà nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã lồng ghép các nội dung tuyên truyền về kỹ năng PCCC vào các tiết học chính khóa.
Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện Sóc Sơn xác định, việc giáo dục kỹ năng PCCC&CNCH trong các nhà trường không chỉ giúp cho thầy cô giáo, học sinh biết cách xử lý tình huống cháy nổ trong nhà trường mà còn lan tỏa đến cộng đồng dân cư. Đây luôn là một trong những giải pháp hiệu quả để hạn chế các vụ cháy, nổ nhằm giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.