Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đưa ra, tại 13 tỉnh/thành ĐBSCL có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% cả nước nhưng doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp. Hệ thống logistic kém dẫn đến cước vận chuyển trái cây tươi của ĐBSCL vào Mỹ là 6 USD đến 6,2 USD/ kg, chi phí logistic vào thị trường trọng điểm thì giá gấp đôi so với giá cập nhật.
Điểm nghẽn logistic ĐBSCL không phải là vấn đề mới, tuy nhiên, những “bước chạy” này vẫn còn rất chậm so với kỳ vọng của vùng. Hiện thực hóa những kỳ vọng ấy, mới đây, tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, nhà máy chiếu xạ nông sản ở trung tâm logistics đầu tiên ĐBSCL đã được đưa vào vận hành.
Việc bổ sung các nhà máy chiếu xạ mở ra nhiều cơ hội cho ngành hàng nông sản ĐBSCL không phải “rồng rắn” về các cảng tại TP.HCM hay miền Đông Nam Bộ như trước đây, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất khẩu hàng hóa qua các cụm cảng miền Tây Nam Bộ và giúp các doanh nghiệp vùng ĐBSCL giảm chi phí vận chuyển, tạo sức canh tranh hàng hóa.
Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm, vốn đầu tư khoảng 700 tỉ đồng, thuộc dự án Trung tâm Logistics nông sản xuất khẩu Hậu Giang đã chính thức đi vào hoạt động. Nhà máy giúp chiếu xạ nhanh chóng các mặt hàng trái cây tươi, trái cây chế biến, nông thủy hải sản...
Ông Phạm Tiến Hoài, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Hạnh Nguyên Logistics, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang cho rằng, Trung tâm logistics dành cho nông sản là chìa khóa vàng mở cánh cửa cho ngành nông sản Việt Nam phát triển và hướng ra thế giới:
Việc cung cấp chuỗi dịch vụ logistics theo mô hình “Một điểm đến, đa dịch vụ” đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ giúp nông sản đạt chất lượng tốt nhất từ sau thu hoạch cho tới khi được vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Kỳ vọng giảm chi phí logistics hiện nay từ khoảng 30% xuống còn khoảng 15%.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của thế giới và có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Việc nhà máy chiếu xạ này đi vào hoạt động sẽ giúp nông, thủy sản Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó, mở ra cơ hội thuận lợi xuất khẩu lớn các loại nông thủy sản Việt, trong đó có trái cây.
Hiện Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ đã chấp nhận cho Việt Nam xuất khẩu chính thức sang thị trường này 8 loại trái cây gồm: Thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa, xoài, bưởi, dừa tươi gọt vỏ. Sắp tới đây sẽ có thêm trái chanh dây và một số trái cây khác. Việc chấp nhận hàng hóa xử lý chiếu xạ trước khi xuất khẩu, ngoài thị trường Mỹ còn có Úc, New Zealand với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng trên 100 triệu USD: Công nghệ chiếu xạ là một bước tiến đột phá trong việc bảo quản và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giúp tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng gây hại, kéo dài thời gian bảo quản và đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Đồng quan điểm này, ông Đào Trọng Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cho rằng: Chuỗi dịch vụ toàn diện từ sản xuất, sơ chế, chiếu xạ, bảo quản đến vận chuyển và thông quan không chỉ giúp tối ưu thời gian, chi phí logistics, còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất.
Ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, vùng ĐBSCL đóng góp 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây cho xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, chi phí logistics còn rất cao so các nước xuất khẩu nông sản khác trong khu vực. Điều này đã làm giảm cơ hội để các doanh nghiệp gia tăng thị trường xuất khẩu, giảm hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước: Dự án đi vào hoạt động sẽ là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường tiềm năng, tăng sức cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu, giá trị của nông sản, vốn là thế mạnh của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Cùng với việc đầu tư nhà máy chiếu xạ nông sản công suất lớn ngay tại vựa trái cây ĐBSCL, các chuyên gia kinh tế cho rằng, điều quan trọng nhất để hoàn thiện chuỗi liên kết sản xuất bền vững chính là phát triển vùng nguyên liệu lớn và đảm bảo chất lượng để có thể xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
***
Logistics là khâu trung gian để sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Ngoài ra logistics cũng tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
Tại ĐBSCL, nơi được mệnh danh là vựa lúa, thủy sản và trái cây lớn của cả nước, nhu cầu logistics của vùng rất lớn, nhất vào mỗi vụ thu hoạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có tiềm năng về logistics nhưng hạ tầng, năng lực của ngành này tại ĐBSCL lại chưa phát triển tương xứng. Bằng chứng là khoảng 70% tổng lượng hàng hóa của vùng phải chuyển tải về các cảng lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh và Cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, gây tốn nhiều thời gian và chi phí, làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường. Nguyên nhân do ĐBSCL thiếu hệ thống cảng biển, nhất là cảng nước sâu, thiếu các trung tâm logistics trọng điểm, đơn vị kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếu xạ đạt chuẩn...
Việc nhà máy chiếu xạ thuộc dự án Trung tâm Logistics nông sản xuất khẩu Hậu Giang công suất 1.000 tấn/ngày đêm, được khai trương đi vào hoạt động, được xem là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình của logistics toàn vùng, là minh chứng cho sự đổi mới, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của doanh nghiệp. Thông qua chuỗi dịch vụ toàn diện từ sản xuất, sơ chế, chiếu xạ, bảo quản đến vận chuyển và thông quan, nhà máy chiếu xạ không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí logistics mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe.
Theo các chuyên gia, chi phí logistics của nông sản Việt Nam rất cao nên mất lợi thế so với nhiều nước trong khu vực. Chi phí này đang chiếm 30%. Việc bổ sung các nhà máy chiếu xạ công suất lớn, đủ chuẩn đã phần nào giải quyết được vấn đề này. Khi nông sản ĐBSCL đến mùa thu hoạch sẽ được xử lý tại chỗ đáp ứng đúng các tiêu chí khắt khe của thị trường rồi đóng gói và xuất khẩu, từ đó, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp ĐBSCL.
Việc rút ngắn đoạn đường không phải vận chuyển nhờ các vùng khác còn giảm áp lực cho các cảng khu vực phía Nam, đảm bảo chất lượng hàng hóa ĐBSCL khi đến tay người tiêu dùng.
Cơ hội còn nhiều, kỳ vọng cũng không thiếu, hạ tầng đã có và đang ngày càng hoàn thiện, điều quan trọng là nông dân, doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới, tuân thủ các quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm để duy trì và phát huy thế mạnh vốn có, để hàng hóa ĐBSCL thôi cảnh rồng rắn “hóa giang” vùng khác mà có thể thong dong từ nhà vườn đến bàn ăn thế giới một cách gọn gàng, giá cả cạnh tranh nhất.
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…
Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.
Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.
Việc thí điểm các phương án tổ chức giao thông hay thí điểm cách thức tổ chức điều hành môt số hoạt động giao thông đô thị là cần thiết, nhằm kiểm chứng mức độ phù hợp, hiệu quả trước khi tính toán nhân rộng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua tạm ngưng giao dịch do nghỉ Tết. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trước đó, dòng tiền đầu tư chảy chậm hơn trên thị trường trong phiên giao dịch cuối năm.