Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Để không còn nghịch lý: Xăng dầu giảm giá, hàng hóa trơ trơ

Nguyễn Yên - Kiều Tuyết: Thứ ba 02/08/2022, 10:59 (GMT+7)

Giá xăng dầu giảm liên tục nhưng thị trường hàng hóa tiêu dùng gần như không có gì nhúc nhích khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy, ngoài giảm giá xăng dầu, cần phải có thêm chính sách hỗ trợ ra sao, cần tăng cường quản lý thế nào để thị trường tự điều chỉnh về mức giá hợp lý?

 

Tại chợ Linh Lang, quận Ba Đình, Hà Nội vào sáng 01/8, các tiểu thương cho biết, hầu hết các loại rau, củ, quả, các mặt hàng tươi sống vẫn đứng nguyên giá, thậm chí nhiều loại còn có tăng nhẹ dù 1 tháng nay, xăng dầu đã giảm nhiều rồi:

"Giá xăng có giảm nhưng hàng hóa ở chợ không giảm tí nào hết bởi cái đầu nhập vào vẫn cứ đắt, đào chẳng hạn, mọi năm 35-40 thì năm nay 50-60 nghìn, đắt hơn những năm trước".

"Rau cỏ các thứ vẫn đắt, giờ còn đắt thêm, người ta mua chê đắt nên mua ít đi, mong là giá cả rẻ đi thì người bán cũng dễ, người mua cũng dễ".

Xăng dầu giảm giá mà hàng hóa vẫn đứng im, theo lý giải của anh Nguyễn Đắc Thắng, Công ty cổ phần tiếp vận Hòa Phát là do xăng dầu chỉ chiếm một phần còn các yếu tố về nguyên liệu sản xuất, cung cầu chiếm vai trò lớn trong cơ cấu hình thành giá. Mới chỉ xăng giảm trong khi các chi phí sản xuất, nguyên liệu vẫn chưa giảm thì chưa đủ lực để kéo giá thành sản phẩm trở về mặt bằng giá trước đây.

"Giá dầu giảm chỉ chiếm được một phần trong cước vận chuyển thôi, mà cước vận chuyển ngoài giá dầu còn lương công nhân, tiền lốp, tiền ắc quy mà mọi thứ giờ đều tăng. Vận tải hàng hóa chịu áp lực lớn từ những lần tăng giá xăng dầu trước nên giờ chỉ dễ thở hơn thôi chứ không giảm giá được", anh Thắng cho biết. 

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nghịch lý là khi giá xăng vừa tăng thì giá hàng hóa nhanh chóng tăng giá theo, nhưng khi xăng giảm thì các mặt hàng tìm cách giữ giá càng lâu càng tốt, không có sự điều chỉnh giá phù hợp, gây tác động tiêu cực lên thị trường.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội phân tích về điều này: "Khâu kiểm tra, giám sát, bình ổn giá chúng ta chưa làm nghiêm, giá cả thị trường đang bị thả nổi; thứ hai là tình hình chung trên thế giới đang khan hiếm nguồn nguyên liệu cốt lõi cung cấp cho sản phẩm hàng hóa dẫn tới việc khó giảm giá một số mặt hàng trong thời gian qua".

Giá xăng dầu tới nay đã có 4 đợt giảm liên tiếp, với mức hạ hơn 6.500 đồng mỗi lít xăng, song hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vẫn chưa giảm theo.

Mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cùng rà soát, kiểm soát giá hàng hoá, dịch vụ, không để xảy ra găm hàng, đầu cơ và tăng giá bất hợp lý.

PGS. TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, chỉ đạo mới đây của Thủ tướng là kịp thời và phù hợp. Cùng với đó cần các giải pháp hỗ trợ linh hoạt để giảm giá thành đầu vào sản phẩm như việc giảm các loại thuế, phí:

"Nếu Chính phủ muốn hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thì không có Chỉ đạo nào tốt hơn là hạ thuế, phí cho các nguyên vật liệu đầu vào từ đó làm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ và về lâu dài sẽ kéo giá cả xuống.

Đối với những mặt hàng mà Nhà nước quản lý giá thì cần cơ quan chuyên ngành rà soát, kiểm tra để không có tình trạng "tát nước theo mưa" khi giá đầu vào đã giảm", PGS. TS Phạm Thế Anh nói.

 

Dù giá xăng dầu đã giảm nhiều lần nhưng giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng cung cầu hàng hóa và đời sống người dân. Ảnh: Công luận

Dù giá xăng dầu đã giảm nhiều lần nhưng giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng cung cầu hàng hóa và đời sống người dân. Ảnh: Công luận

 

Theo chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, muốn sớm bình ổn giá, các cơ quan quản lý phải chọn những mặt hàng thiết yếu, có những biện pháp cấp bách như áp giá trần để kiểm soát giá, nhất là những mặt hàng đột biến mạnh, tăng giá một cách vô lý.

"Những gì tăng giá bất hợp lý theo Luật Giá thì chúng ta yêu cầu kê khai giá, lãi từng khâu bao nhiêu tới siêu thị bao nhiêu, tới chợ bao nhiêu như cao điểm hưởng ứng chỉ đạo của Chính phủ. Chúng ta làm rõ, công bố công khai minh bạch để có thể kéo dần giá thị trường xuống", chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết.

Dù giá xăng dầu đã giảm nhiều lần nhưng giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng cung cầu hàng hóa và đời sống người dân.

Trong khi giá không phải do Nhà nước quy định, mà là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam chúng ta không thể trông chờ sự tự giác của doanh nghiệp và nhà cung ứng tự động giảm giá khi giá xăng dầu giảm:

"Chúng ta phải phát huy vai trò của Nhà nước và rất cần vai trò của Nhà nước trong giai đoạn này khi thị trường có biến động bất thường, làm sao phải kiểm soát, đăng ký, kê khai giá trước hết đối với các mặt hàng có sức ảnh hưởng lan tỏa đến các loại hàng hóa khác, kiểm soát các yếu tố hình thành giá để yêu cầu giảm giá tương ứng, phù hợp với giá xăng dầu khi giảm", ông Nguyễn Tiến Thỏa cho biết.

Muốn sớm bình ổn giá, các cơ quan quản lý phải chọn những mặt hàng thiết yếu, có những biện pháp cấp bách như áp giá trần để kiểm soát giá.

Muốn sớm bình ổn giá, các cơ quan quản lý phải chọn những mặt hàng thiết yếu, có những biện pháp cấp bách như áp giá trần để kiểm soát giá.

Nhiều ý kiến cho rằng, tâm lý của người kinh doanh bao giờ cũng giữ giá nên dù giá xăng dầu đã giảm mà người tiêu dùng không có phản ứng thì chắc chắn người bán hàng sẽ không tự động giảm.

Tuy nhiên, người dân không có đủ cơ sở, thông tin để phản ứng phù hợp mà cần vai trò của Nhà nước trong bình ổn giá, vì thế, "Kiểm soát giá thị trường, đừng đẩy “quả bóng” cho dân".

Để kéo giảm được giá xăng gần 7000 đồng/lít so với mốc lịch sử thiết lập ngày 21/5, ngoài những diễn biến theo đà giảm của giá dầu thế giới, đó trước tiên và trên hết là kết quả của nỗ lực chỉ đạo điều hành từ Quốc hội, Chính phủ đến các bộ ngành.

Những giải pháp về thuế, phí được tính toán, cân nhắc tối đa, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ khác, giá xăng dầu trong nước đã giữ được đà tăng chậm hơn so với thế giới, và bắt đầu hạ nhiệt nhờ giảm thuế phí, nhất là giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường.

Những tưởng người dân, doanh nghiệp đỡ khó hơn khi xăng dầu hạ nhiệt, nhưng điều đó đã không xảy ra sau 3 lần liên tiếp giảm giá mặt hàng này, với mức giảm tổng cộng 5000 đến 6000 đồng.

Các giải thích về độ trễ của chính sách có thể có lý, nhưng nó chỉ có thể chấp nhận với lần giảm đầu tiên. 3 lần giảm theo chu kỳ điều tiết 10 ngày, tức là 1 tháng sau mà chính sách chưa “ngấm”, rõ ràng không ổn.

Các chuyên gia trước đó đã lên tiếng rằng, với từng mức giảm của giá xăng dầu, căn cứ trên cấu thành chi phí đầu vào, cơ quan quản lý giá có thể ước tính được mức giảm tương ứng của các loại hàng hóa dịch vụ trong rổ hàng hóa, để từ đó công bố cho thị trường. Tuy nhiên, chưa hề có công bố nào được đưa ra.

Lý giải của một số chủ cung ứng dịch vụ hàng hóa rằng, chưa giảm được giá bán vì giá thành vẫn cao, do phí nhân công tăng, vật tư tăng… Điều đó có thể, nhưng không thuyết phục, vì không đi kèm con số bóc tách mức  tăng của các chi phí đầu vào khác ngoài xăng dầu. Cũng chính là họ, khi xăng dầu leo thang, từng khẳng định xanh rờn, rằng đây là lý do chính yếu buộc phải tăng giá bán.

Người tiêu dùng lạc giữa mê trận giá cả, không biết hỏi ai. Người bán hàng ngoài chợ vẫn lắc đầu, phải bán theo giá lấy vào. Người nông dân trồng cấy chưa hề  thông báo tăng giá lên (trừ thịt heo do biến động của thức ăn chăn nuôi). Trong khi cước vận chuyển đương nhiên phải giảm theo xăng dầu.

Vô lý hơn, ngay cả các hàng hóa dịch vụ chịu tác động trực tiếp và chủ yếu của xăng dầu cũng trơ trơ trước giá xăng.

Nghịch lý tồn tại qua 3 nhịp điều chỉnh khiến những háo hức, mong chờ ban đầu của người dân bị mòn dần.

Họ vẫn băn khoăn, nhưng không còn thắc mắc nhiều khi đi chợ, vì ngại phải nhận câu trả lời: “lên Tivi mà hỏi”.

Niềm tin của người tiêu dùng vào các mắt xích trong sản xuất, cung ứng cũng bị giảm đi, khi họ nghi hoặc lẫn nhau, không biết giá đã bị neo, bị đẩy ở khâu nào.

Nhưng thiệt hại lớn hơn, đó là khi, niềm tin vào vai trò điều tiết thị trường bị giảm sút.

Chẳng những các nỗ lực chỉ đạo điều hành, các biện pháp hi sinh một phần nguồn thu ngân sách để giữ ổn định thị trường, “khoan thư sức dân” để vượt qua những thời điểm khó khăn nhất …sẽ khó phát huy hiệu quả, thậm chí uổng phí, nếu không giúp hạ nhiệt thị trường.

Cái gì đã khiến giá cả thị trường đứng ngoài, thậm chí tỉ lệ nghịch với diễn biến giá xăng ?

Trách nhiệm trả lời câu hỏi này thuộc về các cơ quan quản lý giá. Các cuộc khảo sát kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên trước mỗi nhịp biến động của giá xăng dầu, để đánh giá, giám sát mức tăng giảm tương ứng của thị trường hàng hóa có phù hợp, thỏa đáng hay không.

Các dự báo về mức tăng/giảm đó cũng hoàn toàn có thể đưa ra từ trước, tương ứng với dự báo về mức biến động của giá xăng dầu, để thị trường tham chiếu.

Thị trường có những quy luật vận hành của nó. Tất nhiên khi giá cao, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, điều chỉnh cơ cấu mua sắm, thì người sản xuất, phân phối cũng chịu thiệt vì ế ẩm và có thể buộc phải thay đổi phần nào.

Nhưng kêu gọi người tiêu dùng tỏ thái độ để thay đổi thị trường thay vì  sử dụng các biện pháp quản lý giá là một cách đẩy cái khó cho người dân, và đá quả bóng trách nhiệm.

Với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, người dân đã nhìn thấy cơ hội được minh bạch giá cả, xem cái gì đáng ra phải giảm, và có thể giảm được bao nhiêu.

Phần còn lại là tổ chức thực hiện của các bộ ngành, các cơ quan quản lý thị trường, để cụ thể và hiện thực hóa những thông số đó./.

Nguyễn Yên - Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.