Ngày đầu năm mới 2025: 51 vụ tai nạn giao thông, 28 người tử vong
Ngày hôm nay (01/1), toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Giải pháp nào để phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững?
Theo các chuyên gia, Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012 đã giúp ổn định thị trường vàng vốn rất nhiều bất cập thời điểm đó. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 10 năm, các quy định quản lý chặt chẽ ở Nghị định 24 ngày càng không còn phù hợp.
Về vấn đề này, GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu ý kiến các quy định như Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, chọn thương hiệu SJC là thương hiệu vàng quốc gia, cấm nhập khẩu vàng… đã khiến nguồn cung vàng trong nước rất hạn chế:
"Tâm lý của người dân Việt Nam liên quan đến chuyện tích trữ để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro. Trong bối cảnh người ta cần có tích lũy như thế mà vàng miếng là vàng tích lũy, vàng SJC lại được xác định là vàng thương hiệu quốc gia thì đương nhiên người dân tích lũy sẽ chọn vàng tin cậy nhất. Trong khi cung không có mà cầu có thực thì đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng".
Cũng do giá chênh lệch nhiều, nguồn cung hạn chế đã khiến tình trạng buôn lậu vàng diễn ra phức tạp, gây nhiều hệ lụy như thất thu thuế, chảy máu ngoại tệ, ảnh hưởng đến quản lý tỷ giá… Do đó, cần thiết phải thay đổi nhiều nội dung quan trọng tại Nghị định 24.
Dẫn kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho biết: "Theo thông lệ quốc tế, người ta coi vàng là một loại hàng hóa. Và quy định có hai loại vàng là vàng vật chất và vàng phi vật chất. Vàng vật chất bao gồm vàng thỏi, vàng miếng, đồng tiền vàng, trang sức. Còn vàng phi vật chất bao gồm vàng tài khoản và các chứng chỉ về vàng được giao dịch rất thông dụng trên thị trường. Các ngân hàng trung ương các nước hầu như không quản lý trực tiếp việc kinh doanh vàng, vì họ coi đó là hàng hóa thông thường. Vàng được quản lý bởi các cơ quan như bộ thương mại, hay bộ kinh tế… Còn ngân hàng trung ương chỉ quản lý ngoại hối, dòng tiền ngoại tệ".
Nhấn mạnh chủ trương của Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích người dân mua và tích trữ vàng miếng là rất đúng đắn, ông Nguyễn Thế Hùng cũng đề nghị: "Đã đến lúc phải Nhà nước phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ năng lực, điều kiện sản xuất vàng trang sức một cách thuận lợi, có nguyên liệu chính thống để đáp ứng nhu cầu của người dân; đồng thời, đảm bảo sự liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới để hạn chế những bất cập trên thị trường trong nước hiện nay".
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Việt Anh - Phó Tổng giám đốc TPBank, cho rằng nếu cho kinh doanh vàng mà chưa gắn với điều chỉnh nguồn cung thì chưa xử lý được vấn đề chênh lệch giá. Do đó, cần mở rộng từ phía nguồn cung:
"Về phía cầu, thực tế nhu cầu mua vàng cất trữ ở nhà không nhiều, mà nhu cầu đầu tư chiếm phần lớn hơn. Do đó, nên trả việc này về cho thị trường tài chính. Với người mua đầu tư, có lúc mua, lúc bán, nhưng do không có hình thức nào khác nên nhu cầu này dồn hết về vàng vật chất, tạo nên các chi phí, nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu. Nếu có các công cụ giao dịch vàng phi vật chất, áp lực với thị trường vàng vật chất sẽ không còn".
GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng trong bối cảnh mới phải thay đổi tư duy về cách quản lý thị trường vàng. Theo đó, cần nghiên cứu để đưa thị trường vàng trở thành bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính, để từ quản lý thị trường minh bạch, hiệu quả và đưa được nguồn lực lớn vào phát triển kinh tế:
"Chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm các nước để cho phép đưa vàng vào giao dịch kỳ hạn trên sàn như các hàng hóa khác, với điều kiện các thành viên tham gia có đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp. Đồng thời, chúng ta có thể thành lập quỹ tín thác ETF vàng, để người dân có nhu cầu đầu tư có thể tham gia mà không cần tích trữ vàng vật chất".
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nên thành lập Sàn giao dịch vàng để quản lý thị trường vàng minh bạch, hiệu quả theo đúng xu hướng của thế giới. GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nêu ý kiến, sàn giao dịch này sẽ góp phần lưu thông mua bán vàng trên thị trường, là công cụ để để điều hoà thị trường.
"Khi chúng ta có một cái Sàn giao dịch vàng, người dân sẽ thay đổi được tâm lý; đó là có thể thu mua vàng trên sàn, mua chứng chỉ vàng, vàng của tôi ở đấy. Như vậy người dân sẽ không phải lo chuyện cất trữ vàng và vàng đấy sẽ được nằm trên thị trường, chứ nó không nằm trong két sắt. Và như thế thì hàng hóa sẽ được lưu thông trong thị trường, mua bán được. Khi đó chúng ta không phải ngay lập tức phải mua vàng thế giới về đúc thành miến để bán. Chúng ta vẫn có vàng để bán trên thị trường, công cụ để điều hòa khi giao dịch vàng trên tài khoản như thế khi sử dụng các công cụ phái sinh bán vàng theo hợp đồng- Khi đấy nó đảm bảo là phản ứng rất kịp thời".
Theo ông Cường, việc phát triển thị trường vàng phi vật chất với các sản phẩm đa dạng và các công cụ phái sinh là phù hợp để điều hòa thị trường cân đối, có lợi cho người dân, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc cho phép mở sàn giao dịch vàng kỳ hạn, phát hành chứng chỉ về vàng… đòi hỏi phải có khung khổ pháp lý phù hợp, minh bạch.
Thông tin trong nước
# Mặc dù trải qua một năm khó khăn, nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Nhiều nhà băng vẫn đạt lợi nhuận trước thuế vượt mốc 1 tỷ USD, chỉ có ít ngân hàng báo lỗ hoặc lãi giảm.
# Một thống kê tích cực khác là theo Vụ Quản lý Ngoại hối NHNN, năm qua lượng kiều hối cả nước đạt 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022.
# VCCI vừa kiến nghị lên Thủ tướng, chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN liên quan đến Nghị định 132 của Chính phủ về thuế đối với giao dịch liên kết.
Theo đó, các quy định tại nghị định kết khiến các doanh nghiệp chịu khó khăn 'kép', vừa phải trả lãi nhiều hơn cho ngân hàng, nhưng không được khấu trừ thuế cho phần chi phí này.
# Theo khảo sát của Adecco Việt Nam, có đến 74% doanh nghiệp dự đoán tăng trưởng trong năm tới chỉ đạt ở mức hạn chế hoặc trung bình.
Ngược lại, 18% dự kiến giảm quy mô nhân sự, tăng 8% so với năm trước, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và bất động sản.
# Dự kiến, năm 2024, hơn 122.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn, tăng hơn 23% so với năm trước.
Trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng, áp lực dòng tiền và vấn đề trái phiếu đáo hạn được cho là thách thức lớn với các doanh nghiệp.
# Còn theo PropertyGuru, giá nhà tăng cao cùng tình hình kinh tế khó khăn khiến xu hướng thuê nhà được dự báo sẽ gia tăng trong nửa đầu năm 2024.
Thông tin thị trường chứng khoán
# Sắc xanh bao trùm các cổ phiếu ngân hàng vốn hoá lớn, đẩy VN-Index tăng hơn 5 điểm, lên 1.175,67 điểm.
# Cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường. Sắc xanh bao trùm các mã: VCB, BID, CTG, VPB, TCB, MBB, ACB, HDB. Cổ phiếu chứng khoán giao dịch tương đối ảm đạm, trong khi nhóm BĐS phân hoá rõ rệt.
# Theo SSI Reseach, toàn sàn HoSE có 253 mã tăng giá, 129 mã đứng giá tham chiếu và 193 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 10.949 tỷ đồng.
Ngày hôm nay (01/1), toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.
Từ ngày 01/1/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, trong đó tăng cao mức xử phạt nhiều hành vi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Nhiều người dân khi bị phạt ngỡ ngàng vì mức xử phạt bị tăng gấp nhiều lần so với trước đây.
Ngày 01/1/2025, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thuỳ Trang (SN 1988, quê Bạc Liêu) về hành vi cố ý gây thương tích.
Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo chủ xe lưu ý một số trường hợp khi đưa ô tô đi đăng kiểm từ ngày mai (02/1/2025) sẽ bị từ chối kiểm định. Nguyên nhân do trong một thời gian dài, chủ phương tiện và các cơ sở đăng kiểm làm chưa đúng các quy định về hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Dù hôm nay 1/1 là ngày Tết dương lịch nhưng trên khắp các công trường xây dựng đường bộ cao tốc, cầu lớn vượt sông đi qua ĐBSCL đều rất nhộn nhịp. Anh em công nhân cầu, đường đang bám công trình, lao động rất khẩn trương, khí thế, lập thành tích chào mừng năm mới.
Ngày 29/12 vừa qua xảy ra một vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng tại tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc khiến 179 người thiệt mạng. Hiện nguyên nhân dẫn tới thảm kịch vẫn đang được điều tra, tuy nhiên giới chuyên gia đã đưa ra nhiều nghi vấn xung quanh vụ việc.