Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy, điều gì đang thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam? Những khó khăn nào đặt ra cho doanh nghiệp? Nội dung này sẽ được chúng tôi ghi nhận ngay sau đây?
Năm 2024, với quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ ước vượt mốc 25 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2023, chiếm 2/3 giá trị kinh tế số của cả nước, Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Con số này cũng cao hơn so với dự báo 22 tỷ USD trước đó của Google, Temasek, Bain & Company. Như vậy, trong khu vực, quy mô thương mại điện tử Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và Thái Lan.
Nhấn mạnh vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực thương mại điện tử, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Lại Việt Anh khẳng định:
"Thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong, sự lan tỏa thì vô cùng mạnh mẽ... Rào cản gia nhập trong môi trường điện tử lại thấp hơn so với thị trường truyền thống, nhất là khi doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường toàn quốc, thậm chí là hướng ra thị trường nước ngoài qua thương mại điện tử xuyên biên giới..."
Trong đó, xu hướng tiêu dùng thay đổi đóng góp lớn vào sự phát triển của thương mại điện tử. Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn; các chiến lược tiếp thị qua mạng xã hội, livestream bán hàng, các chương trình khuyến mại hấp dẫn góp phần không nhỏ trong việc thu hút người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, sự phổ biến của các thiết bị di động thông minh và kết nối Internet tốc độ cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển. Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam cho biết:
"Quy mô thị trường Việt Nam rất lớn, dân số đông, tiếp cận những sản phẩm mới rất nhanh cũng như thu nhập của người dân đang tăng. Những người dân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo vẫn có thể tiếp cận được, gần như là không có rào cản. Shopee chia sẻ sáng tạo, sự thay đổi trên thế giới cũng như tại Việt Nam về thương mại điện tử cũng như công nghệ rất nhanh. Mong đợi của chúng tôi là các cơ quan chức năng có những cơ chế hỗ trợ để giúp doanh nghiệp, cá nhân được tiếp cận, tạo ra những sản phẩm, phương thức kinh doanh thương mại điện tử mới".
Có thể thấy, chưa bao giờ thương mại điện tử lại len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống như hiện nay. Tuy nhiên, nói về thương mại điện tử không phải chỉ có “màu hồng”, các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải đối mặt với không ít thách thức.
TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế cho rằng: "Việt Nam dân số trẻ, tiêu dùng mạnh mẽ, thích giao dịch online gắn với gen Z, thương mại điện tử tạo ra sự phát triển đồng đều hơn, giảm bớt khoảng cách về thu nhập. Tuy nhiên, việc thúc đẩy thương mại điện tử hay kinh tế số còn nhiều điểm cần lưu ý. Khu vực bán lẻ truyền thống có thể bị thu hẹp... Chúng ta cần quan tâm về mặt chính sách. Bên cạnh đó, điểm lưu ý thứ hai liên quan đến những câu chuyện về thể chế, về xử lý tranh chấp, bảo vệ người tiêu dùng... "
Thương mại điện tử không chỉ mang lại cơ hội bứt phá về doanh thu cho doanh nghiệp Việt mà còn là nền tảng để các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hạ tầng logistics và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục có những bứt phá mạnh mẽ.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhận định: "Các Công ty trước kia tham gia thương mại điện tử thì họ theo trào lưu, xu hướng nhưng khi đi nhanh thì đôi khi chúng ta lại bỏ qua những yếu tố cẩn trọng, xây dựng thương hiệu bền vững trên thương mại điện tử.
Bây giờ, các chương trình đào tạo về thương mại điện tử đã ghi dấu ấn nhiều hơn. Chúng ta làm sao phải xây dựng được hình ảnh trên môi trường trực tuyến bền vững. Thời gian tới, thương mại điện tử phải phát triển sâu hơn".
Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, nhưng để duy trì đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới, tăng cường ứng dụng công nghệ và cải thiện dịch vụ khách hàng.
Đồng thời, việc nâng cấp hạ tầng logistics và bảo mật cũng là yếu tố then chốt để tạo ra một môi trường mua sắm an toàn và thuận tiện cho người tiêu dùng. Thương mại điện tử không chỉ là một kênh bán hàng, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và gắn kết với khách hàng một cách chặt chẽ hơn thông qua các nền tảng xã hội, chiến dịch quảng cáo cá nhân hóa với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo AI và dữ liệu lớn Big Data.
Với định hướng kế hoạch phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới, năm 2025, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thống nhất hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trong mối tương quan với các luật khác, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Sau hơn 1 tuần metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức, ông Phan Công Bằng - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát”.
Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, để metro thực sự thay thế được xe máy, vẫn còn nhiều thách thức, từ việc kết nối đồng bộ với các phương tiện công cộng khác đến việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân.
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
TP.HCM tổ chức thông xe đồng loạt 4 dự án giao thông cửa ngõ thành phố gồm cầu Phước Long, hầm chui HC1 nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành dự án Quốc lộ 50 giai đoạn 1 và đường Tân Kỳ Tân Quý.
Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.
Thời điểm cận tết, không khí tại những hộ làm khô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trở nên nhộn nhịp và tất bật hơn. Giá các loại khô năm nay cũng tăng cao hơn so với những năm trước, báo hiệu cho một mùa tết ấm no đang về với những làng khô truyền thống nức tiếng Nam Bộ.