Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Chuyển đổi số, sao vẫn bàn chuyện thẻ cứng thẻ mềm?

Quách Đồng - Kiều Tuyết: Thứ năm 28/12/2023, 14:04 (GMT+7)

Tại dự thảo Luật bảo đảm TTAGTGT đường bộ, Bộ Công an đề xuất đổi toàn bộ GPLX dạng bìa cứng cấp trước 1/7/2012 sang thẻ PET để quản lý dữ liệu tốt hơn và thuận lợi hơn trong số hóa dữ liệu cá nhân. Việc này có thực sự cần thiết trong mục tiêu và tốc độ chuyển đổi số hiện nay?  

 

anh 1


Ngồi chờ đợi đến lượt tại bộ phận đổi giấy phép lái xe của Sở GTVT Hà Nội (16 Cao Bá Quát), anh Trần Trung Thu (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đổi giấy phép lái xe dạng bìa cứng sang dạng PET.

Anh Thu mong muốn, có thể tích hợp giấy phép lái xe vào cơ sở dữ liệu cá nhân để đỡ bị thất lạc giấy tờ: "Cái này tôi thấy cơ quan nhà nước nên tự tích hợp cho người dân thì tốt hơn, tại vì bây giờ công nghệ rồi, ai cũng có smartphone, những cái đấy sẽ đỡ cho người dân phải thực hiện những thủ tục rườm rà hơn".

Với anh Nguyễn Văn Thành, ở Đống Đa, Hà Nội, dù vẫn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa, song anh Thành cho rằng, việc sử dụng giấy phép lái xe dạng bìa cứng cũng không có gì trở ngại: "Cái dịch vụ công này nếu áp dụng thuận tiện cho việc cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc đổi, cấp lại bằng lái thì rất thuân tiện. Người dân có thể thao tác trên điện thoại sẽ rất hợp lý và thuận tiện".

Một số người dân cũng cho biết, nếu việc tích hợp dữ liệu giấy phép lái xe được thực hiện, người dân sẽ không phải mang theo nhiều loại giấy tờ khi ra đường:

"Hôm nay em đổi bằng hạng A1 từ vật liệu giấy sang vật liệu PET. Của em là bằng giấy, không tích hợp vào chip vì em đã từng thử trên VneID của Nhà nước rồi, nhưng không thấy tích hợp vào được".

"Nếu số hóa được thì sẽ nhanh và thuận tiện hơn ngày xưa rất nhiều".

Đại diện lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện đơn vị chưa bắt buộc người dân đổi giấy phép lái xe dạng bìa cứng sang sạng PET. Với những trường hợp người dân có nguyện vọng đổi sang dạng PET, cơ quan quản lý vẫn thực hiện, đồng thời sẽ nghiên cứu, tích hợp dữ liệu lên cơ sở dữ liệu cá nhân:

"Cục đang phối hợp với C06 xây dựng quy trình để cập nhật giấy phép lái xe bằng giấy bìa cấp trước năm 2013 lên ứng dụng VNeID. Nếu người dân có nhu cầu thì vẫn đổi, còn không thì sẽ tích hợp, cập nhật lên VNeID để thay giấy phép lái xe. Trên ứng dụng đó thì thay giấy phép lái xe".

Đại diện lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện đơn vị chưa bắt buộc người dân đổi giấy phép lái xe dạng bìa cứng sang sạng PET.

Đại diện lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện đơn vị chưa bắt buộc người dân đổi giấy phép lái xe dạng bìa cứng sang sạng PET.

Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, việc đổi giấy phép lái xe từ bìa cứng sang thẻ nhựa, với xu hướng phát triển công nghệ như hiện nay, việc sử dụng giấy pháp lái xe ngày càng giảm, dù bằng bất cứ vật liệu gì. Thay vào đó, việc quản lý, sử dụng chủ yếu bằng công nghệ, tức mã quét trên thiết bị điện tử.

Dẫn chứng từ việc sử dụng ứng dụng VNeID thay căn cước công dân tại sân bay, ông Vũ Hoàng Liên cho rằng, trước mắt, có thể để người dân tự chọn việc đổi giấy phép lái xe nếu hết hạn sử dụng, hoặc tích hợp lên ứng dụng VNeID, thay cho việc đổi giấy phép lái xe từ dạng bìa cứng sang thẻ PET:

"Hoàn toàn có thể cho người dân tùy chọn, còn về nguyên tắc quản lý nhà nước một khi chấp nhận cả 2 hình thức thì anh phải đảm bảo phục vụ bất cứ một trong hai hình thức. Anh chuyển từ giấy phép lái xe mềm sang giấy phép lái xe cứng, bản chất chỉ là giải quyết vấn đề hiển thị vật lý, còn việc cải tiến thật sự mà người dân trông mong sau này chính là hiển thị mềm, tức là hiển thị trên các phương tiện cầm tay".

TS Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật cũng cho rằng, việc đổi hơn 20 triệu bằng lái xe từ dạng bìa cứng sang thẻ PET không làm thay đổi về giá trị pháp lý của giấy phép lái xe, nhưng lại gây ra những tốn kém về chi phí cho cả người dân và cơ quan quản lý. Trong bối cảnh tất cả các trường thông tin cá nhân quan trọng như: thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, căn cước công dân… đều được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia, thì nên tính toán việc tích hợp dữ liệu giấy phép lái xe lên cơ sở dữ liệu này, thay vì yêu cầu người dân phải đổi sang thẻ nhựa:

"Cái này chúng ta phải tính toán, bởi vì nếu như mà một hành động mà chúng ta phải thực hiện tới 2 lần và cho kết quả cũng có một, thì chúng ta buộc phải cân nhắc. Nếu một chủ trương nó có từ lâu rồi, chúng ta chưa thực hiện, bây giờ bối cảnh đã khác đi, nếu như làm thì có thể gây ra lãng phí không cần thiết và về sau chúng ta phải làm lại", TS Ngô Vĩnh Bạch Dương nêu ý kiến.

Anh 3


Mặc dù cơ quan quản lý lý giải việc đổi giấy phép lái xe từ bìa cứng sang thẻ nhựa PET nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý, cũng như thực hiện việc số hóa dữ liệu sau này, song mục tiêu hướng đến vẫn là việc số hóa dữ liệu và quản lý bằng công nghệ.

Bởi vậy, thay vì yêu cầu người dân đổi hàng loạt, có thể tính đến việc số hóa những dữ liệu giấy phép lái xe, phục vụ hiệu quả hơn trong công tác quản lý. Góc nhìn của VOV Giao thông: "Cứng hay mềm, vẫn chỉ là tấm thẻ".

 

Việc đổi một tấm bằng lái xe từ thẻ giấy sang thẻ nhựa không chỉ là thay đổi một thứ vật liệu, mà như giải thích của cơ quan đề xuất, đó là quá trình cập nhật, tích hợp dữ liệu để phục vụ công tác quản lý công dân, theo đề án của Chính phủ.

Nếu đổi bằng lái mô tô, xe máy sang thẻ nhựa là việc nhất thiết phải làm, thì không nên bàn về sự tốn kém. Bởi khi đề xuất việc này, cơ quan chủ trì hẳn đã phải tính đến chi phí hàng nghìn tỉ đồng trực tiếp để cấp đổi hơn 20 triệu giấy phép lái xe (GPLX), chưa kể chi phí cho bộ máy, chi phí thời gian và đi lại của hơn 20 triệu con người.

Nếu việc đổi bằng lái mô tô xe máy từ giấy sang nhựa được khẳng định là sẽ có lộ trình, người dân và cơ quan nhà nước sẽ có đủ thời gian, không gây xáo trộn, thì lại càng không cần sốt sắng.

Nhưng có gì đó trong câu chuyện này vẫn khiến người ta băn khoăn.

Cái băn khoăn đến từ việc, những giải thích từ cơ quan chức năng có phần chưa sát với tâm lý xã hội. Trước một chủ trương mới, người chịu tác động thường mong muốn đi trước đón đầu, để không bị động khi “nước đến chân”.  Nhất là, với một đề xuất mà đơn vị nêu ra khẳng định đinh ninh là cần thiết.

Như một phản ứng tự nhiên, người dân ùn ùn đi đổi bằng lái từ giấy sang nhựa, gây quá tải bộ phận một cửa ở Hà Nội, TPHCM và một số nơi khác. Nó giống hệt với cơn sốt đổ xô đi làm CCCD gắn chip những ngày đầu. Tác động này dường như chưa được tính đủ, khi đề xuất được nêu ra.

Băn khoăn còn đến từ cách làm trong quá trình số hóa dữ liệu công dân. Đồng ý rằng tấm bằng cũ với một số trường thông tin chưa đầy đủ, hoặc đã lạc hậu so với CCCD gắn chip, gây bất cập cho quản lý. Nhưng có nhất thiết phải đổi bằng để tích hợp dữ liệu không, khi đến nay, hơn 80 triệu người đã có thẻ CCCD gắn chip, và hàng chục triệu tài khoản định danh điện tử mức 2?

Mục tiêu của việc định danh điện tử mức 2 trên VNeID là để người dân tự cập nhật, khai báo, chỉnh sửa thông tin của mình, sau đó cơ quan chức năng chỉ việc đối chiếu, xác thực và tích hợp lên hệ thống.

Nếu làm tốt việc này, hơn 20 triệu người đang sử dụng GPLX cũ hoàn toàn có thể tự cập nhật thông tin về bằng lái của mình, mà không cần 5 loại giấy tờ, ít nhất 2 chuyến đi lại cửa dịch vụ công, cùng tiền và công đi làm giấy khám sức khỏe, tiền phí cấp đổi bằng.

Thực tế là quá trình tích hợp và tự tích hợp dữ liệu hiện nay còn nhiều vướng mắc. Hơn 2 năm sử dụng tấm thẻ CCCD và cài đặt ứng dụng VNeID, người dân vẫn phải mang theo đủ các loại giấy tờ. Vướng ở quá trình đồng bộ, kết nối chia sẻ dữ liệu, vướng ở công nghệ hay ở bản thân dữ liệu, thì cần khắc phục từ đó. Và trong bước đi cũng cần phân nhóm ưu tiên, có thể làm trước với xe kinh doanh vận tải rồi đến xe cá nhân, làm trước ô tô rồi mới đến mô tô, xe máy.

Số hóa dữ liệu cần khẩn trương, nhưng không thể vội vàng. Mọi sự nôn nóng hoặc khẩn trương mà chưa tính kỹ, có thể gây lãng phí xã hội và tạo ra thắc mắc, hoài nghi. Thẻ CCCD gắn chip từng mang theo rất nhiều kỳ vọng như “chìa khóa” mở ra cả thế giới số. Nó được triển khai cấp tập, rốt ráo như một đợt tổng động viên. Nhưng sau vài năm, với dự luật mới, người dân đã bắt đầu phải hình dung về một tấm thẻ khác.

Vì thế, dù mục tiêu cập nhật, đồng bộ dữ liệu của hơn 20 triệu GPLX cấp trước 1/7/2012 là cần thiết, nhưng nên nghiên cứu kỹ tất cả các lựa chọn để đạt được mục tiêu này. Nhựa hay giấy, cứng hay mềm, vẫn chỉ là một tấm thẻ, chừng nào người dân còn phải mang theo bằng lái cùng đủ thứ giấy tờ ra đường, còn lo bị mất bị hỏng, thì chuyển đổi số vẫn chỉ nửa vời.

Dù điều kiện chưa thể hiện đại ngay, nhưng ít nhất, bước đi và cách đi phải thể hiện nhất quán với tầm nhìn, rằng đang thực sự hướng về cái hiện đại./.    

Quách Đồng - Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Sáng 27/4, đèn tín hiệu giao thông trên trục đường Võ Chí Công (Hà Nội) đã được khôi phục đèn đếm ngược, sau một thời gian tạm ngắt theo phương án thí điểm của ngành chức năng Hà Nội để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh trên một số nút giao trên tuyến đường này.

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo nối thông cao tốc từ TP.HCM đến Nha Trang, giúp giảm một nửa thời gian so với đi Quốc lộ 1, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc Bắc – Nam, tạo sức bật quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

Theo nhận định của Ban ATGT TP.HCM, dịp nghỉ lễ năm nay có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là các khu vực cửa ngõ ra vào Thành phố, nhà ga, bến tàu…

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Hà Nội có nhiều công trình không chỉ mang tính lịch sử mà còn là giá trị tinh thần. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, có công trình được phục dựng hoàn toàn, một phần, có công trình được giữ gần như nguyên trạng, nhưng mỗi lần thay đổi diện mạo, thường đem đến những cảm xúc trái ngược với người dân Thủ đô...

Những mái hiên đợi

Những mái hiên đợi

Hình ảnh những mái hiên che vỉa hè thường gợi nhớ đến những cảm xúc của sự đợi chờ. Ở nơi phố phường tấp nập như Hà Nội, guồng quay cuộc sống diễn ra thật nhanh, đến ngay cả sự đợi chờ của bộ hành dưới mái hiên phố dường như cũng bị cuốn nhanh theo nhịp sống đó.

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5, toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn, làm 20 người chết và bị thương 68 người.

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?