Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Chuyển dịch năng lượng, nhiều lao động có nguy cơ mất việc làm

Hải Hà: Chủ nhật 24/09/2023, 06:13 (GMT+7)

Sự chuyển dịch trong lĩnh vực năng lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động, nhiều khu vực lao động có nguy cơ mất việc làm nhưng cũng mở ra cơ hội cho lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Theo Quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030 và định hướng đạt tỷ lệ lên đến 67,5-71,5% vào năm 2050, trong khi nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 20% vào năm 2030 và giảm xuống 0% vào năm 2050. 

Sự chuyển dịch trong lĩnh vực năng lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động, nhiều khu vực lao động có nguy cơ mất việc làm nhưng cũng mở ra cơ hội cho lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. 

 

Theo số liệu của Viện tương lai bền vững (Úc), hiện nay số lao động Việt Nam tham gia các hoạt động từ khai thác nhiên liệu hóa thạch đến vận hành nhà máy điện than đạt gần 100 nghìn người. Trong đó, có khoảng 78 nghìn lao động hoạt động khai thác than và ước tính có khoảng 9 nghìn lao động được tuyển dụng làm việc tại các nhà máy điện than.

Bởi vậy, khi chuyển dịch năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, số lượng lớn lao động trong lĩnh vực than sẽ bị mất việc và đối mặt với những rào cản về những kỹ năng nếu dịch chuyển sang làm việc tại các dự án năng lượng tái tạo.

Phát biểu tại Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng công bằng - Cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam? Góc nhìn của Đức và Việt Nam về nhu cầu lao động" DO Đại sứ quán Đức tổ chức ngày 20/9 tại Hà Nội, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, quá trình chuyển dịch năng lượng vừa là thách thức nhưng cũng đem lại nhiều cơ hội cho người lao động:

"Với việc chuyển dịch năng lượng này tạo ra nhiều thách thức, lao động các nhà máy nhiệt điện than sẽ bị suy giảm. Bên cạnh đó phát triển năng lượng tái tạo, tạo ra nhiều cơ hội cho mọi người, như công việc về đầu tư xây dựng, công tác vận hành và công tác phụ trợ".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phát biểu tại Hội thảo, TS Guido Hildner, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam cho biết, quá trình chuyển đổi năng lượng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi khắt khe nhưng cũng có cơ hội to lớn mang lại lợi ích cho người dân và nền kinh tế. Tại Đức, số lượng nhân viên làm việc trong các ngành nghề có kỹ năng xanh đã tăng 56,7% từ năm 2012 đến năm 2020.

Tính đến hết năm 2021, tổng công suất đặt các nguồn điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam đạt 20.670MW, chiếm gần 27% tổng công suất toàn hệ thống, cung cấp sản lượng  31,5 tỷ kWh điện , chiếm 12,27% tổng sản lượng.

Ninh Thuận là một tỉnh phát triển nhiều dự án năng lượng tái tạo trong những năm vừa qua, hiện tổng công suất của các dự án điện gió, điện mặt trời đạt khoảng hơn 3.000 megawatt. Ông Nguyễn Phan Anh Quốc, Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Ninh Thuận cho biết, đây là lĩnh vực mới, công nghệ cao nên đòi hỏi lao động có tay nghề cao, trong khi nguồn cung nhân lực trên địa bàn tỉnh chưa có sự chuẩn bị do đó có sự mất cân đối cung- cầu lao động:

"Thực tế tại Ninh Thuận, khi những dự án mà bắt đầu được triển khai xây dựng thì một nhu cầu nhân lực cực kỳ lớn, nhất là có những thời điểm triển khai đồng loạt nhiều dự án, các nhà thầu gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực. Bởi vì thứ nhất là những kỹ năng mới, các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng kịp. Thứ hai là nhu cầu về số lượng khá lớn tại thời điểm đó".

Ông Quốc cho biết thêm, lao động của Việt Nam mới đáp ứng được những kỹ năng cơ bản của các nhà máy năng lượng tái tạo, đối với những công tác vận hành và bảo dưỡng nhà máy đa số do các chuyên gia nước ngoài đảm nhận.

Theo quy hoạch năm 2045 cả nước có trên 75% năng lượng tái tạo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chuyển dịch năng lượng đòi hỏi 25% nhân lực có tay nghề cao, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng gió và mặt trời trong thập kỉ tới tại Việt Nam .

Bà Vũ Chi Mai, Giám đốc Dự án Năng lượng sạch, Chi phí hợp lý và An ninh năng lượng cho các Quốc gia Đông Nam Á (CASE), thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ cho rằng, sự chuyển dịch về năng lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ scaaus trong thị trường lao động, lực lượng lao động của Việt Nam có rất nhiều cơ hội về nghề nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nói riêng và ngành nghề xanh nói chung:

"Trong tương lai, những nghề mà chuyển dịch năng lượng đem lại những ngành nghề sạch hơn, đòi hỏi những kỹ năng cao hơn, thì cơ hội lương, làm việc ngắn hạn, đi kèm với chuyển đổi số, tạo ra cơ hội với mức lương, tính chất công việc hấp dẫn hơn".

Trong những năm qua, Việt Nam phát triển thêm nhiều dự án năng lượng tái tạo và là một trong 10 quốc gia hàng đầu về việc làm trong lĩnh vực thủy điện, điện gió và điện mặt trời. Bởi vậy, Việt Nam cần làm gì để chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới?

Kỳ tiếp: "Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực, đón đầu xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo".

 

Ý kiến của bạn
Xúc phạm cảm xúc

Xúc phạm cảm xúc

Trái tim của cả nước, nơi hội tụ tinh hoa của mọi miền, nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”… chính vì thế, Hà Nội có rất nhiều công trình nghệ thuật độc đáo, là niềm tự hào. Nhưng vẫn còn đó sự xô bồ, hỗn loạn, thiếu văn hóa, ý thức trong tham gia giao thông;

Những cánh đồng không dấu chân người

Những cánh đồng không dấu chân người

“Nông nghiệp thông minh” đang là xu thế dẫn dắt tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, các địa phương ở ĐBSCL đã thí điểm trên diện tích trồng lúa. Từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân, thu hoạch… đều được cơ giới hóa thay cho sức người.

Ma túy núp bóng quà bánh cổng trường, không chỉ là nguy cơ

Ma túy núp bóng quà bánh cổng trường, không chỉ là nguy cơ

Xung quanh thông tin kẹo cổng trường có chứa chất ma túy, mặc dù cơ quan chức năng bước đầu khẳng định thông tin chưa được kiểm chứng, song nhiều địa phương trước đó đã chủ động vào cuộc rà soát, do xuất hiện các trường hợp có biểu hiện ngộ độc do ăn quà vặt cổng trường.

Sân bay Điện Biên khai thác trở lại: Cú hích cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Sân bay Điện Biên khai thác trở lại: Cú hích cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Việc thi công các hạng mục mở rộng sân bay Điện Biên đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào khai thác thương mại từ ngày 2/12. Đây là khẳng định của Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) sau khi kiểm tra, nghiệm thu công trình.

Sự lắng nghe của cha mẹ quyết định sự trưởng thành của con trẻ

Sự lắng nghe của cha mẹ quyết định sự trưởng thành của con trẻ

Sự mất kết nối giữa cha mẹ với con cái, mất kết nối giữa giáo viên và học sinh và giữa bạn bè với nhau khiến trẻ không biết chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Không gian ẩm thực trong sân tập thể cũ

Không gian ẩm thực trong sân tập thể cũ

Đến bây giờ chúng ta vẫn có thể dễ dàng điểm tên những khu tập thể cũ nổi tiếng của Hà Nội từng là “xứ sở đồ ăn” hay “thiên đường ăn vặt” của bao thế hệ người Hà thành như KTT Kim Liên, Trung Tự, Thanh Xuân Bắc, Nghĩa Tân, Giảng Võ, Thành Công…

Chậm giải quyết thủ tục đất đai: Thiệt đơn, thiệt kép

Chậm giải quyết thủ tục đất đai: Thiệt đơn, thiệt kép

Tính đến hết tháng 10/2023, các cơ quan chức năng của TPHCM đã giải quyết và cấp 17.300/81.000 sổ hồng cho người mua nhà tại các dự án (chiếm khoảng 20% so với nhu cầu thực tế).