Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Chủ động quy hoạch nhà ở thích ứng biến đổi khí hậu

Hải Hà: Thứ ba 24/09/2024, 08:22 (GMT+7)

Những công trình nhà ở cho người dân ở vùng có nguy cơ bị thiên tai đã không còn có khả năng chống chịu với những thay đổi của thời tiết, khí hậu.

Bởi vậy, bên cạnh những chính sách đổi mới và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu, các địa phương cần chủ động trong việc quy hoạch, xây dựng các công trình ở phù hợp với điều kiện thực tế về địa chất, thời tiết, khí hậu của địa phương.

Mưa lũ gây sạt lở trong khu vực Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Ảnh: Báo Xây dựng

Mưa lũ gây sạt lở trong khu vực Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Ảnh: Báo Xây dựng

Những công trình nhà ở của người dân tộc ở một số khu vực miền núi luôn mang đậm những giá trị văn hóa, truyền thống của từng dân tộc, là điểm đến du lịch thu hút với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hoàn lưu bão số 3 vừa qua đã cuốn trôi cả bản Nủ ở tỉnh Lào Cai, cùng hàng nghìn ngôi nhà ở các địa phương khác khiến chúng ta cần phải cân nhắc giữa việc bảo tồn những giá trị văn hóa và xây dựng những ngôi nhà đảm bảo an toàn cho đồng bào.

Trước hết, việc xác định các vị trí khu đất để xây dựng bản làng cần phải được tính toán cách khoa học, bài bản. Việc thành lập một Hội đồng xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc là cần thiết, ở đó có sự tham gia của các nhà địa chất, quy hoạch, kiến trúc sư, các nhà khí tượng thủy văn... .

Trên cơ sở các nghiên cứu về điều kiện địa chất, kỹ thuật của từng khu vực và những phân tích về điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn, về nguồn nước, rừng trồng, Hội đồng xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc lập ra các danh sách các vị trí khu đất dự kiến với những ưu điểm, nhược điểm. Thông qua thang điểm, Chính quyền địa phương lựa chọn địa điểm tối ưu nhất để quy hoạch dân cư, sao cho đặt yếu tố an toàn tính mạng của người dân lên hàng đầu.

Bản quy hoạch này cũng nghiêm cấm quy hoạch các công trình có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của người dân như các công trường khai thác đá, bãi chất thải.

Về mặt chính sách, Bộ Xây dựng cần rà soát và hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng các công trình nhà ở nói chung và bổ sung các quy chuẩn xây dựng các công trình xây dựng, nhà ở khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, bão lũ nói riêng. Những quy chuẩn này cần phải tính đến các yếu tố để ứng phó với biến đổi khí hậu, những điều kiện thảm họa thiên tai. Tùy vào điều kiện của từng khu vực, mỗi địa phương cụ thể hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn này phù hợp với nhu cầu thực tế.

Đối với kiến trúc của các công trình nhà ở, hiện nay, đa phần các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc thường sống trong những ngôi nhà được kết cấu và xây dựng bằng những vật liệu thô sơ. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, lũ ống, lũ quét xảy ra, nhiều ngôi nhà không thể chống chịu, thậm chí bị cuốn phăng chỉ trong vài phút. Bởi vậy, cần nghiên cứu những cấu trúc nhà ở dành riêng cho các dân tộc, vừa kế thừa giá trị truyền thống, phù hợp với tập quán của người dân, vừa tạo không gian ở thích ứng với địa hình, sự biến đổi khí hậu.

Những công trình này được xây dựng dựa trên điều kiện địa hình, hạn chế tình trạng san lấp, tác động đến môi trường tự nhiên. Các ngôi nhà vẫn sử dụng mái dốc truyền thống nhưng được thay thế bằng những vật liệu, công nghệ xây dựng mới như bê tông cốt thép nhằm tăng mức bền vững, an toàn cho công trình, có kết hợp với nguyên vật liệu địa phương để đảm bảo phù hợp với cảnh quan xung quanh.

Các công trình nhà ở cũng cần được xây dựng hệ thống thoát nước thải và kết nối với hệ thống nước thải trong khu dân cư, ngăn chặn tình trạng thải ra sông, suối ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường.

Chính phủ, chính quyền địa phương sử dụng nguồn vốn ngân sách để xây dựng các bản làng tái định cư và trực tiếp xây dựng các công trình nhà ở nhằm sớm ổn định đời sống cho người dân ở vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng sớm có chính sách,  kế hoạch tạo công ăn việc làm cho bà con, ổn định thu nhập, tránh tình trạng để người dân khai thác rừng bừa bãi.

Trong điều kiện biến đối khí hậu với những diễn biến rất phức tạp, khó lường, vấn đề đảm bảo an toàn cho các công trình nhà ở, xã hội của người dân không chỉ là vấn đề của mỗi khu vực miền núi phía Bắc, mà là vấn đề chung của nhiều địa phương khác trên cả nước mỗi khi có mưa bão, thiên tai.

Bởi vậy, các địa phương ở vùng có nguy cơ thiên tai cần sớm chủ động quy hoạch xây dựng và đưa ra những tiêu chuẩn thiết kế nhà ở để thích ứng với những điều kiện thời tiết cực đoan nhằm hạn chế những thiệt hại về người và tài sản mỗi khi mưa bão xảy ra.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ 01/01/2026 bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em, cần chuẩn bị gì?

Từ 01/01/2026 bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em, cần chuẩn bị gì?

Tỷ lệ sử dụng thiết bị an toàn trên xe ô tô ở Việt Nam còn ở mức rất thấp. Việt Nam đã có quy định yêu cầu bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trên xe ô tô từ đầu năm 2026 nhằm giảm tỷ lệ thương tích và tử vong trong các vụ tai nạn liên quan đến trẻ em.

TP.HCM tiên phong chuyển đổi công nghiệp, cơ hội nhiều thách thức cũng không ít

TP.HCM tiên phong chuyển đổi công nghiệp, cơ hội nhiều thách thức cũng không ít

Sau chuyển đổi số chuyển đổi xanh, TP.HCM tiếp tục tiên phong khi lựa chọn chuyển đổi công nghiệp là bước đi tiếp theo trong hành trình khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế của đất nước. Chủ trương này nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ, các tổ chức quốc tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Người giữ gốm nung

Người giữ gốm nung

Nghề gốm ở Vĩnh Long manh nha hình thành vào những năm 1980 và đến những năm 1990, gốm đỏ của Vĩnh Long mới ký kết hợp đồng xuất khẩu. Sản phẩm gốm giai đoạn này phát triển với hai dòng sản phẩm chính là gốm trang trí sân vườn và gốm nội thất.

Kỳ vọng gì từ Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên?

Kỳ vọng gì từ Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên?

Điều đầu tiên là yêu cầu đặt ra của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự thay đổi hoàn toàn về hành vi con người, về mối quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất.

Biển quảng cáo lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè

Biển quảng cáo lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội nhiều tuyến phố có không gian nhỏ hẹp nhưng đang bị các cửa hàng kinh doanh đặt biển hiệu quảng cáo lấn chiếm vỉa hè. Cả con đường bị các biển hiệu quảng cáo đặt bừa bãi chắn ngang vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Hà Nội công khai người bỏ cọc: Liệu có ngăn được đẩy giá đất, nhiễu loạn thị trường?

Hà Nội công khai người bỏ cọc: Liệu có ngăn được đẩy giá đất, nhiễu loạn thị trường?

Hơn một tháng qua, loạt phiên đấu giá tại các huyện ven Hà Nội gây xôn xao thị trường khi có tới hàng nghìn hồ sơ tham dự, gấp hơn chục lần số lô đất được bán ra.

Người dân sống ven kênh rạch thấp thỏm chờ di dời

Người dân sống ven kênh rạch thấp thỏm chờ di dời

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, TP.HCM đề ra chương trình chỉnh trang đô thị, trong đó di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống ven và trên kênh rạch là nhiệm vụ có tính cấp thiết.