Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bên cạnh PV VOV Giao thông lúc này là bạn Nguyễn Tuấn Anh, sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội, người đi bộ, đi xe buýt và cả xe khách thường xuyên qua khu vực nút giao Mai Dịch.
Chào em, em nhận thấy sự thay đổi ra sao sau khi nút giao này được thông xe?
Đỡ tắc đường hơn anh ạ. Ngày trước đường rất chật, các xe không đi theo làn, toàn đi thẳng rồi xung đột với làn dưới gầm cầu nên rất khó khăn.
Bây giờ dễ đi hơn nhiều, vì đã có vạch kẻ đường, có vòng xuyến, người tham gia giao thông sẽ đi theo vòng này.
Còn bất cập nào tồn tại không, đặc biệt là hướng xe trên cầu vượt thép từ Phạm Hùng đổ xuống về phía Phạm Văn Đồng qua cổng trường Đại học Ngoại ngữ?
Em thấy cái hướng ô tô đổ xuống, các tài xế thường có xu hướng rẽ luôn bên phải. Trong khi đó, các hướng đi bên dưới lại đi thẳng ra.
Liệu có nguy cơ va chạm tiềm ẩn nào không?
Có đấy anh ạ. Đi thẳng xuống thì 2 xe có cảm giác như sắp va chạm vào nhau. Em thì chưa gặp vụ tai nạn nào, nhưng may là các tài xế vẫn tỉnh táo và xử lý kịp thời.
Được biết ngoài đi bộ, xe buýt, em còn thường xuyên bắt xe khách về Tuyên Quang, vậy tình trạng xe dừng đón, trả khách ở khu vực này đã cải thiện nhiều chưa?
Tùy từng xe anh ạ. Còn đa phần xe khách vẫn dừng lại để mời chào khách lên ở các các điểm xe buýt lẫn cổng trường. Vì ở các điểm này, sinh viên hay đứng bắt xe buýt và xe khách về quê, họ hay đi từ từ để mời khách lên. Kể cả xe ít chỗ biển trắng cũng có nhiều.
Kể cả trước bến xe Mỹ Đình thì các xe nhỏ lẫn xe khách vẫn đi chậm để bắt khách dọc đường. Cá nhân em thì hay vào bến, vừa ngồi cho mát mà giá vé cũng khá rẻ nữa, để đi xe khách về quê, hoặc đi xe buýt sang Đông Anh.
Cả hai điểm xe buýt trước vào sau cổng trường đều gặp hiện tượng này?
Vâng, ở kia có một điểm, một điểm nữa thì bên dưới. Các lái xe khi đi từ cầu xuống thì họ tạt luôn vào cổng trường rồi di chuyển tiếp đến điểm xe buýt.
Em có mong muốn điều chỉnh gì để cải thiện vấn đề này, khi vấn đề mất an toàn giao thông lại xảy ra ngay ở trước cổng trường mình học?
Đoạn đường này khá lá hẹp. Em nghĩ, thay vì dải phân cách bình thường, nên có dải phân cách cứng để tránh xe từ trên cầu đi xuống thì họ đi toàn rẽ, chứ không để ý và quan tâm vạch liền đâu ạ. Em cũng không biết thiết kế thế nào, chỉ mong làm sao các tài xế không tạt được hẳn xuống bên này nữa. Nó khuất, nếu chiều đi bên dưới thấp đi nhanh, rất dễ xảy ra tai nạn.
Em nghĩ nên có hình phạt xử nặng hơn cả với những xe khách đang dừng ở điểm xe buýt, hay là đi tạt ngang cản trở người tham gia giao thông.
Cảm ơn chia sẻ của em.
Trong hơn 30 phút khảo sát luồng giao thông từ cầu vượt thép mới khánh thành hướng Phạm Hùng đi Phạm Văn Đồng qua trước cổng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, có thể nhận thấy đây là một “điểm nóng” mất an toàn giao thông.
Bởi hàng loạt xe dịch vụ 4 chỗ, 7 chỗ và xe khách liên tỉnh đi đánh võng kiểu hình chữ S từ chân cầu vượt đổ xuống với tốc độ cao, tạt phải vào cổng Đại học Ngoại ngữ bắt khách, sau đó lại tạt trái để lên đường trên cao đi cầu Thăng Long.
Nếu không có lực lượng chức năng xử lý kịp thời, đây có thể là một “bến cóc” mới gây phức tạp thêm tình hình trật tự an toàn giao thông trong khu vực.
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.