Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Cao điểm đi lại 2/9: Chuẩn bị đến đâu?

Kênh VOV Giao thông: Thứ sáu 25/08/2023, 09:57 (GMT+7)

Chỉ còn ít ngày nữa, cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 - thời điểm nhu cầu đi lại tăng cao đột biến nhất trong năm. Nỗi lo đi lại, tàu xe, ùn tắc lại có nguy cơ tái diễn.

Vậy, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp vận tải và các địa phương đã chuẩn bị cho đợt cao điểm đi lại này như thế nào? Các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc và mất an toàn được nhận diện để khắc phục ra sao? Sự chủ động của các lực lượng chức năng sẽ góp phần giảm ùn tắc trong đợt cao điểm này như thế nào?

Đón nghe tọa đàm phát thanh, phát sóng trực tiếp lúc 12h30h-13h30, thứ Sáu (25/8/2023) trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP. HCM với chủ đề: “Cao điểm đi lại 2/9: Chuẩn bị đến đâu?” với sự tham gia của các khách mời: Ông Trần Hữu Minh - Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia và Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó Trưởng phòng Tuyên truyền, Hướng dẫn, điều tra giải quyết TNGT (Cục CSGT - Bộ Công an).

Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn với chủ đề của chương trình qua Hotline: 024.37.91.91.91 và qua Fanpage: VOV Giao Thông.


BẾN XE, NHÀ GA SẴN SÀNG TĂNG CHUYẾN, TĂNG GHẾ CHO DỊP LỄ

Anh Chu Ngọc Long, nhà xe Hà Nội - Ninh Bình – một trong những tuyến đông khách của bến xe Giáp Bát cho biết, hiện nhà xe có 6 lốt/ngày, với lượng xe này hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu đi đi lại của hành khách dịp 2/9 tới. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn dự phòng phương tiện để kịp giải tỏa hành khách khi nhu cầu tăng đột biến: "Khách năm nay kém, nếu đạt 25-30% trên xe là cùng thôi chứ cũng không nhiều, có lúc thực tế trên xe chỉ có 2-3 người đi".

Còn theo tài xế Vũ Văn Tú, đại diện Công ty Cổ phần vận tải ô tô Ninh Bình, do lượng xe của đơn vị khá nhiều, nên hoàn toàn đủ phương tiện tăng cường cho dịp nghỉ lễ: "Xe thì nhiều vì không phải là có mấy xe, số lượng xe của công ty thì nhiều. Hiện chỉ chạy được chục chuyến, hơn chục chuyến thôi".

Bến xe Giáp Bát chủ động xây dựng kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn trên địa bàn bến xe và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Phúc Tài

Bến xe Giáp Bát chủ động xây dựng kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn trên địa bàn bến xe và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Phúc Tài

Theo ông Nguyễn Hoàng Tùng, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, dự kiến lượt khách cao nhất trong các ngày cao điểm khoảng 12.000 lượt/ngày, tăng 200% so với ngày thường: "Đối với bến xe Giáp Bát thì 100% cán bộ, nhân viên đi làm và thực hiện công tác quản lý, điều hành, phục vụ hành khách. Bến xe cũng thực hiện ký cam kết với từng đơn vị vận tải, nhà xe, cam kết không nhồi nhét khách, không tăng giá vé".

Ông Nguyễn Hoàng, Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cũng cho hay, dự kiến đợt nghỉ lễ 2/9, lượng khách đến các bến xe sẽ tăng từ 200-250%, nhưng dự báo không vượt quá khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp tại bến, song Công ty vẫn dự trù lượng xe tăng cường để kịp thời giải tỏa hành khách:

"Để đảm bảo cho lượng khách có thể gia tăng đột biến trong một số khung giờ cao điểm, công ty cũng đã có kế hoạch phối hợp với các đơn vị vận tải để tăng cường lượt xe vào các thời điểm này để giải tỏa hành khách, kịp thời đảm bảo cho hành khách đến bến là có xe để đi ngay. Tổng lượng xe dự kiến mà chúng tôi sẽ tăng cường cho 3 bến trong đợt này là 638 lượt xe", ông Nguyễn Hoàng cho biết.

Về phía ngành đường sắt, ông Huỳnh Thế Sơn, Phó trưởng Phòng Kinh doanh, Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội cho biết, dịp nghỉ lễ 2/9, bên cạnh việc duy trì chạy hàng ngày các đôi tàu khách, trong các ngày từ 31/8 đến 4/9/2023, đơn vị tổ chức tăng cường chạy thêm 35 đoàn tàu trên các tuyến, với tổng hơn 50 nghìn vé và hiện vẫn còn hơn gần 30 nghìn vé:

"Chúng tôi chủ yếu tập trung chạy tàu các tuyến Hà Nội - Thanh Hóa, Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Đồng Hới,  Đà Nẵng, Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội - Lào Cai. Để đề phòng lượng khách tăng cao đột biến, công ty đã chuẩn bị lượng toa xe, bộ phận quản lý bán vé điện toán thường xuyên theo dõi số lượng vé bán để có kế hoạch lập thêm các đoàn tàu phục vụ hành khách theo yêu cầu từng tuyến, từng ngày", ông Sơn cho biết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đối với lĩnh vực hàng không, tổng hợp từ báo cáo kế hoạch khai thác và nhu cầu vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam cho thấy, tổng số chuyến bay các hãng dự kiến khai thác trong giai đoạn cao điểm nghỉ Lễ 2/9 là hơn 5.300 chuyến, với hơn 1 triệu ghế, tăng khoảng 20% so với giai đoạn bình thường.

Để tạo thuận lợi cho hành khách, các cảng hàng không trên cả nước đã chính thức sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VneID) với hành khách đi máy bay trên các chuyến bay nội địa từ ngày 2/8.

CÓ THỂ CẢNH BÁO SỚM NGUY CƠ ÙN TẮC?

Ông Vũ Ngọc Oánh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, ngày thường, lưu lượng xe trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đạt khoảng 70 nghìn xe/ngày đêm thì trong dịp nghỉ lễ 2/9 tới, con số này có thể đạt 100-110 nghìn lượt xe. Để đảm bảo đi lại, ATGT, đơn vị đã bố trí cán bộ vận hành, cán bộ kỹ thuật, phối hợp với VETC và các nhà thầu để đảm bảo vận hành, khắc phục sự cố (nếu có):

"Về cảnh báo sớm, chúng tôi thường phối hợp với các lực lượng CSGT, một là tổ chức phân làn, phân luồng từ Cao Bồ cho đến Vực Vòng, cho đến các trạm Vạn Điểm, Thường Tín, có thể phân ra các khu vực, ngay tại khu vực trạm Thường Tín, Pháp Vân, phân ra các đường gom theo các đợt cụ thể. Trường hợp đặc biệt có thể thông báo trên VOVGT để các chủ phương tiện chọn đường đi", ông Oánh cho biết.

Tại một số tuyến cao tốc khác, việc thông tin và cảnh báo sớm tình trạng ùn tắc cũng được đặt ra. Ông Bùi Đình Tuấn, Trưởng Ban Khai thác, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đơn vị đã thống nhất với các lực lượng như Công an giao thông, cứu hộ GT, y tế…. để phổi hợp kịp thời. Trường hợp có có tình trạng ùn tắc sẽ thông tin đến người tham gia giao thông để lái xe chủ động hành trình:

"VEC khuyến cáo các phương tiện tham gia giao thông tránh đi vào các giờ cao điểm trước và sau dịp nghỉ lễ; mở VOVGT khi tham gia giao thông để nhận được thông tin về tình trạng giao thông đường cao tốc cũng như hướng dẫn di chuyển một cách hợp lý; điều khiển các phương tiện theo đúng quy tắc khi tham gia giao thông trên đường cao tốc", ông Tuấn cho biết.

Về phía các lực lượng chức năng, ông Cao Văn Hiệp, Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, để hạn chế ùn tắc trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, Thanh tra Sở đã có kế hoạch bố trí lực lượng tại 41 vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Ở khu vực các bến xe khách liên tỉnh, bố trí 7 vị trí chốt trực, phân luồng hướng dẫn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông khu vực cổng ra, cổng vào của bến xe:

"Thanh tra Sở đã chỉ đạo các Đội TTGT bố trí lực lượng ứng trực để thực hiện các nhiệm vụ xuyên suốt trong kỳ nghỉ lễ 2/9, cũng như huy động 100% quân số thuộc các tổ tham gia liên ngành có mặt đầy đủ để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch", ông Hiệp nói.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, đơn vị đã có chỉ đạo cho các khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT tăng cường công tác chuẩn bị để đảm bảo cho lưu thông trên các tuyến đường, đặc biệt là các cửa ngõ ra vào các thành phố. Đối với hoạt động vận tải tại các bến xe, Cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị vận tải chuẩn bị sẵn các phương tiện dự phòng để sẵn sàng phục vụ hành khách, kể cả khi lượng khách tăng đột biến:

"Chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng TTGT phối hợp tốt với các cơ quan chức năng để hỗ trợ, phân luồng, tổ chức giao thông tại các vị trí trọng điểm, đặc biệt là tại các cửa ngõ Thủ đô, cửa ngõ vào Sài Gòn để khi có ùn tắc xảy ra thì phân luồng, tách luồng kịp thời, thông báo để các phương tiện có thể lựa chọn các tuyến đường phù hợp", bà Hiền cho biết.

Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cũng cho biết, đã chỉ đạo các Sở GTVT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tuyến đường trọng điểm. Với các tuyến có camera giám sát, sẽ phân công lực lượng theo sát tình hình, giám sát trực tuyến trên camera để điều tiết linh hoạt, tổ chức giao thông một cách phù hợp./.

 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tăng cường an ninh, trật tự khu vực Hoàn Kiếm dịp 10/10

Tăng cường an ninh, trật tự khu vực Hoàn Kiếm dịp 10/10

TP Hà Nội quyết định thay đổi quy mô, dừng nhiều hoạt động trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ tổ chức những hoạt động thực sự cần thiết, bảo đảm tiết kiệm và an toàn giao thông, trật tự đô thị.

Thuốc lá thế hệ mới: Cấm thôi, đừng bàn chuyện quản

Thuốc lá thế hệ mới: Cấm thôi, đừng bàn chuyện quản

Hiện nay đã có 12 quốc gia đã cấm thuốc lá nung nóng, 32 đã cấm thuốc lá điện tử, ngày càng nhiều quốc gia đang tăng cường quản lý các sản phẩm này.

Nhóm nhạc Arrival mặc áo dài hát nhạc ABBA tại TP.HCM

Nhóm nhạc Arrival mặc áo dài hát nhạc ABBA tại TP.HCM

Tối 05/10, tại Nhà hát Hoà Bình, khán giả yêu âm nhạc ABBA tại TP.HCM đã có cơ hội thưởng thức những giai điệu bất hủ của âm nhạc ABBA qua màn trình diễn đầy cảm xúc của nhóm nhạc ARRIVAL FROM SWEDEN.

Dự án mở rộng đường Tam Trinh sẽ về đích đúng hẹn?

Dự án mở rộng đường Tam Trinh sẽ về đích đúng hẹn?

Sau một thời gian tạm dừng triển khai, 12/2023 dự án mở rộng đường Tam Trinh được khởi động trở lại, UBND TP. Hà Nội quyết định nâng tổng mức vốn đầu tư lên hơn 3.000 tỷ đồng. Đồng thời, cột mốc hoàn thành GPMB đã được quận Hoàng Mai ấn định là ngày 1/10/2024, phấn đấu hoàn thành thi công trong năm 2025.

Chợ bò Tà Ngáo

Chợ bò Tà Ngáo

Chợ bò Tà Ngáo (phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) từng được biết là khu chợ mua bán bò lớn nhất miền Tây.

Ô tô và mối lo ngại về quyền riêng tư bị xâm phạm

Ô tô và mối lo ngại về quyền riêng tư bị xâm phạm

Những chiếc ô tô hiện đại ngày nay đang trở thành ‘cơn ác mộng’ về quyền riêng tư khi chúng có khả năng thu thập thông tin khách hàng và không ít trong số đó có cả những thông tin nhạy cảm.

Hàng hoá và hành khách của đường sắt cao tốc: Phương án nào để “một công đôi việc”?

Hàng hoá và hành khách của đường sắt cao tốc: Phương án nào để “một công đôi việc”?

Theo thông tin của Bộ GTVT cung cấp thì đường sắt tốc độ cao 350km/h chỉ chờ hàng hóa khi cần thiết và sẽ có kế hoạch đầu tư nâng cấp đường sắt hiện hữu chỉ để vận chuyển hàng hóa. Vậy, vận chuyển hàng hóa khi cần thiết cụ thể là gì? Và tại sao lại chỉ vận chuyển hàng hóa khi cần thiết?