Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Cảnh giác và kiềm chế trước những mâu thuẫn đơn giản

Trọng Điển - Hồng Lĩnh - Phan Nhơn: Thứ tư 17/08/2022, 14:18 (GMT+7)

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ trọng án bắt nguồn từ những mâu thuẫn tưởng chừng đơn giản như va chạm giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày; tranh chấp trong công việc. Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, các bên không kiềm chế được bản thân đã dẫn đến những hành vi gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng.

Tại huyện Nhà Bè, TP.HCM, mới đây đã xảy ra một vụ trọng án xuất phát từ mâu thuẫn vay nợ khoản tiền chỉ 5 triệu. Sau hơn 48h, đối tượng gây án là Đinh Trọng Tiến (sinh năm 1983, ngụ quận 7 TP.HCM) cũng chính là bạn của nạn nhân, đã bị bắt khi đang lẩn trốn tại Bến Tre.

Đại tá Trần Văn Hiếu – trưởng phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM (PC02) cho biết: “Những mâu thuẫn qua các vụ trọng án đều thấy rằng có nhiều nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn đơn giản, công việc, lời ăn tiếng nói, kể cả tiền bạc trong tranh chấp nhỏ. Từ mâu thuẫn đó không có tiếng nói chung giữa nạn nhân và đối tượng và đẩy lên đến xung đột. ”

Chỉ trước đó 1 tháng, ở quận 11, TP.HCM, trong lúc đá bóng, nhóm trẻ em xảy ra cự cãi dẫn đến người lớn mâu thuẫn, tranh cãi vì “bênh con” rồi xô xát, hậu quả dẫn đến 1 người bị đâm tử vong.

Đại tá Trần Văn Hiếu cảnh báo người dân hết sức cảnh giác và kiềm chế trước những mâu thuẫn đơn giản. Bởi, nếu thiếu kiềm chế sẽ gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng cho người khác, dẫn đến trọng án.

Sau hơn 48 giờ gây án, đối tượng Đinh Trọng Tiến bị bắt khi đang lẩn trốn ở Bến Tre.

Sau hơn 48 giờ gây án, đối tượng Đinh Trọng Tiến bị bắt khi đang lẩn trốn ở Bến Tre.

Chuyên gia tâm lý tội phạm, TS. Đoàn Văn Báu phân tích, từ xa xưa, những nhà nghiên cứu tâm lý học, tính cách dân tộc đã đưa ra nhận định, người Việt Nam rất dễ bị kích động bởi những mâu thuẫn, hiếu chiến nhỏ nhặt.

Bằng chứng là có thể một vụ va chạm giao thông nho nhỏ cũng có thể dẫn đến ẩu đả, và tử vong một, hoặc thậm chí nhiều người; hay một cuộc ăn nhậu chỉ vài câu khích bác là có thể bộc phát ẩu đả, gây thương tích. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do:

“Thường ngày, người ta chứng kiến nhiều những hành vi bạo lực. Nên khi xảy ra mâu thuẫn, họ rất khó kiềm chế. Lúc đó, họ nghĩ ngay đến những hành vi ẩu đả và làm cách này hay cách kia để dằn mặt, đe doạ đối phương của mình.

Thường thì họ sẽ lựa chọn bạo lực. Một nguyên nhân nữa đó là những hình ảnh  bạo lực hiện nay tràn lan trên các trang mạng xã hội. Đây là điều mà các chuyên gia cũng như rất nhiều người quan tâm cảnh báo. Tất yếu những mâu thuẫn như vậy xuất phát đa số từ giới trẻ. Các em thiếu kỹ năng để xử lý những tình huống có thể dẫn đến bạo lực”, TS. Đoàn Văn Báu nói.

Người dân hết sức cảnh giác và kiềm chế trước những mâu thuẫn đơn giản (Ảnh minh họa)

Người dân hết sức cảnh giác và kiềm chế trước những mâu thuẫn đơn giản (Ảnh minh họa)

PGS.TS Trương Văn Vỹ - Giảng viên xã hội học tội phạm, Trường ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, đối với lứa tuổi trẻ, tuổi vị thành niên, các vấn đề phức tạp hơn, nhất là trong lĩnh vực tình tình cảm. Có những vụ án, chỉ sau một cuộc điện thoại đã có thể tụ tập hàng trăm nhóm trẻ cùng tham gia.

“Hiện nay, những chuyện từ chối tình yêu đều có thể dẫn tới những vụ án, từ nặng đến nhẹ. Tuổi trẻ thường nông nổi, hiếu thắng, nên có những hành động bột phát, dễ gây ra án mạng. Đòi hỏi từ ý thức của những bạn trẻ, sự quan tâm của gia đình và chính quyền”, PGS.TS Trương Văn Vỹ cho biết.

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học nhìn nhận vấn đề, một bộ phận thanh thiếu niên nhận thức lệch lạc, không làm chủ được bản thân, thích ăn chơi, đua đòi nên dễ bị kích động, lôi kéo. Mặt khác, tình trạng lạm dụng chất kích thích như rượu, bia dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn và hành vi vi phạm pháp luật.

“Khi mà có hành vi nào đó trong nhóm uống rượu, uống bia có hành vi dấu hiệu của sự kích động hoặc dẫn đến mâu thuẫn, thì những người trong cuộc nên chủ động giải tán hoặc chuyển sang một hướng khác. Bởi đấy chính là lúc những cái đầu nóng được kích thích bởi rượu bia, không thể kiểm soát được”, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn cho biết.

Theo các chuyên gia, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn những kỹ năng giúp các em xử lý những tình huống có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột; từ những kỹ năng nhỏ nhất như tranh luận, xử lý sự cố. Bên cạnh đó, tại các trường học cũng cần tăng cường nội dung đào tạo các kỹ năng.

Những vụ án xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng để lại hệ lụy rất lớn cho gia đình và xã hội. Các đối tượng phạm tội đã phải chịu những bản án nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, để từng bước góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm các vụ giết người rất cần sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống và ý thức phòng ngừa tội phạm.

Bên cạnh đó, xây dựng các hình thức tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ pháp luật, xử lý các tình huống, hòa giải mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư. Và bản thân mỗi người ngoài việc chấp hành pháp luật, cần bình tĩnh để tự mình kiềm chế trước khi gây ra hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: Giải quyết vấn đề từ gốc

 

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ án mạng, tước đoạt sự sống của người khác vì những lý do rất nhỏ, vu vơ. Điển hình là một người đàn ông đã ngoài 70 tuổi ở Thanh Hóa, đến nhà hàng xóm đánh cờ. Khi chủ nhà liên tục mách nước cho đối thủ, vì bực tức, cãi vã nên đã sẵn sàng dùng dao tấn công  chủ nhà, khiến ông này tử vong.

Ngoài ra, rất nhiều vụ việc khác với đủ các lý do to nhỏ như hát karaoke quá to, va quẹt trên đường hay đi vệ sinh trước cửa nhà, uống rượu không mời nhau; nhiều người chỉ vì không kiềm chế được bản năng thú tính trỗi dậy đã sẵn sàng lao vào ẩu đả, thậm chí gây án mạng.

Các đối tượng gây nên các vụ trọng án này đa phần là người trẻ, trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, hành động xốc nổi. Tuy vậy cũng nhiều vụ việc người gây án đều đã chín chắn, trưởng thành, có hiểu biết pháp luật nhưng khi gặp mâu thuẫn vẫn sừng cồ,lao vào ăn thua đủ với người khác.

Vậy vấn đề bắt nguồn từ đâu?

Câu trả lời không khó khi mà hiện nay, nhiều chuẩn mực giá trị đạo đức ở gia đình, trường học và ngoài xã hội có dấu hiệu sa sút, không được tôn trọng. Trường học dù có cố gắng rèn giũa học sinh, sinh viên đến mấy nhưng nếu gia đình buông lỏng chuyện dạy dỗ con em thì khó đòi hỏi có học sinh ngoan, hiền.

Trong gia đình, vì nhiều lý do, mải vật lộn với miếng cơm manh áo; hoặc lao vào kiếm tiền bằng mọi giá mà quên không khuyên nhủ con em, các thành viên luôn sống chân, thiện thì cũng khó có được gia đình bình yên, mọi người hòa nhã, lương thiện.

Ngoài xã hội, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa; mạng internet kết nổi xuyên biên giới vừa tích cực vừa tiêu cực. Các vụ việc tha hóa của con người liên tục xuất hiện với tần suất dày trên mạng, phim, ảnh từ trong nước đến thế giới.

Khiến con người nhiều lúc quay quắt. Đó là chưa kể, nhịp sống hối hả, mưu sinh cuốn nhiều người vào vòng xoáy quay quắt, lao vào lo cái ăn cái mặc, không đủ thời gian để kiểm đếm,  chiêm nghiệm về một đời sống nhân bản, thú vị.

Đầu óc nhiều người lúc nào cũng toan tính thiệt hơn, nung nấu các ý chí mạnh nên chỉ cần kích hoạt theo hướng tiêu cực là sẵn sàng xả ra, tung hê tất cả; dẫn đến những mâu thuẫn cá nhân gay gắt; từ đó lao vào ẩu đả, tranh đấu.

Một vấn đề nữa là, việc giáo dục pháp luật, lối sống văn minh tuy có làm nhưng để pháp luật được thấm sâu, được thượng tôn trong mọi hành xử vẫn chưa nhiều. Thực thi pháp luật ở nhiều nơi còn kém nên dẫn đến có trường hợp coi thường luật pháp, hành xử xấu mà không nghĩ đến hậu quả

Rõ ràng, từ những vụ việc trọng án đau lòng xuất phát từ các mâu thuẫn rất nhỏ thời gian qua đã gióng lên hồi chuông báo động, cảnh tỉnh với tất cả gia đình, trường học và toàn xã hội về vấn đề dạy đạo đức cho con em và giáo dục cho chính bản thân mình.

Ở nhà nếu cha mẹ, người lớn không làm gương hành xử nề nếp, gia phong, kính trên nhường dưới, cố gắng sống tốt, sống đẹp sẽ khiến cho con trẻ dửng dung vô cảm, dần dẫn đến bất kính,dễ nhiễm thói côn đồ, lêu lổng.

Trong trường học, không chỉ dạy chữ mà cần chú trọng cả dạy người. Không chỉ nêu các tấm gương hiếu học mà cả các tấm gương làm việc tốt; trò ngoan. Đối với xã hội, cần hướng đến một sự văn minh, hành vi đẹp trong ứng xử; tôn trọng luật pháp; tôn trọng quyền con người. Cái xấu, cái ác phải bị trừng trị thích đáng; việc làm tốt, làm hay phải được nhân lên và tỏa sáng.

Người xưa đã từng dạy” Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Trong xã hội hiện đại ngày nay, tính thiện của con người lại càng cần được nuôi dưỡng, chăm sóc và vun trồng mỗi ngày từ mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Nếu thiếu nâng niu,tu dưỡng sẽ là mầm họa của nhiều việc bất thiện sau này. Do vậy, trọng án từ mâu thuẫn nhỏ, giải quyết vấn đề từ gốc chính là đây.

Trọng Điển - Hồng Lĩnh - Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người dân TP.HCM háo hức đón tàu điện ngầm đầu tiên

Người dân TP.HCM háo hức đón tàu điện ngầm đầu tiên

Hàng trăm người dân TP.HCM đã có cơ hội trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) trước ngày tuyến này đi vào vận hành chính thức. Phóng viên VOV Giao thông đã có mặt tại ga Bến Thành để cùng trải nghiệm và lắng nghe những chia sẻ đầy hứng khởi của người dân thành phố.

Dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, rào cản nào đối với giáo viên?

Dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, rào cản nào đối với giáo viên?

Sau khi VOVGT phát sóng và đăng tải bài viết về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, đã thu hút sự chú ý và đóng góp ý kiến của dư luận, trong đó có nhiều chuyên gia, giáo viên.

Tăng cường đảm bảo ATGT cầu Phú Mỹ

Tăng cường đảm bảo ATGT cầu Phú Mỹ

Theo Phòng CSGT Công an TP.HCM, chỉ trong vòng 2 tuần đầu tháng 12, lực lượng CSGT đã ghi nhận tình trạng nhiều xe tải trọng lớn chết máy trên cầu Phú Mỹ, gây ùn tắc giao thông; xe chạy quá tốc độ, chạy sai làn đường, dẫn đến tai nạn.

Xa lắc Xa La

Xa lắc Xa La

Hà Nội giờ cao điểm tắc đường đến mức, từ vỉa hè, đôi khi bộ hành ái ngại thay cho những người ngồi trên xe đang nổ máy dưới lòng đường, vì bị bỏ lại xa lắc phía sau, như ở… Xa La.

Thẻ hành nghề xe ôm, cấp rồi làm gì?

Thẻ hành nghề xe ôm, cấp rồi làm gì?

Dự thảo người chạy xe ôm chở khách, chở hàng hóa phải có thẻ hành nghề mà Hà Nội lấy ý kiến đã gây xôn xao dư luận suốt những ngày qua.

Long An: Giải pháp nào cho ùn tắc trước khi có đường vành đai?

Long An: Giải pháp nào cho ùn tắc trước khi có đường vành đai?

Tỉnh Long An là cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết nối chặt chẽ với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ. Địa phương này đang phải đối mặt với nhiều thách thức về giao thông do sự phát triển nhanh chóng của các khu vực lân cận, đặc biệt là TP.HCM.

Đề xuất thu phí xử lý nước thải và thoát nước

Đề xuất thu phí xử lý nước thải và thoát nước

Tỷ lệ thu gom nước thải của phạm vi phục vụ hệ thống thoát nước đô thị toàn quốc đạt khoảng 64%, bình quân lượng nước thải sinh hoạt được xử lý chỉ đạt 16% trên tổng lượng nước thải cần được thu gom xử lý, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường.