Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Cần bổ sung cơ chế tự chủ cho các cơ sở y tế trong Dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi)

Nguyễn Yên: Thứ hai 07/11/2022, 15:15 (GMT+7)

Trong khi quy định về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các đơn vị y tế công lập nói riêng là một xu thế tất yếu, song trong Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chưa có nội dung nào đề cập vấn đề này.

Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 12 chương và 121 điều. Đây được đánh giá là luật quan trọng của ngành y tế bởi định hướng công tác quản lý và sự phát triển bền vững của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, có tác động lớn đến người dân cũng như cơ sở y tế, cán bộ y tế; và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Liên quan đến quy định về cơ chế tự chủ, tại Điều 106 của Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có đề cập việc chi của ngân sách cho tự chủ, còn trong toàn bộ dự thảo luật chưa có nội dung nào đề cập đến cơ chế tự chủ của các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

Theo các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật hiện nay vẫn còn những khoảng trống để bệnh viện công thực hiện quyền tự chủ trong tổ chức, quản lý hoạt động để khai thác hết những tiềm năng, lợi thế của đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có danh tiếng và uy tín thành nơi cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh có chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, cử tri cũng phản ánh nhiều bất lập liên quan đến giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu trong bệnh viện nhà nước. Đó là những vấn đề thực tiễn đang đặt ra khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, cần thiết phải được luật hóa một cách minh bạch, vừa để Nhân dân, người bệnh rõ về cách thức vận hành của cơ sở khám chữa bệnh, vừa để cơ sở khám chữa bệnh và người hành nghề yên tâm điều hành hoạt động cơ sở, yên tâm và dành nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn là khám bệnh và chữa bệnh.

Do đó, các đại biểu đã đề nghị cần bổ sung quy định về thực hiện tự chủ tại đơn vị y tế công lập trong Dự Luật này. Trong đó, tháo gỡ vướng mắc ở ba vấn đề chính là giá khám bệnh, chữa bệnh; Cơ chế tự chủ của bệnh viện công lập và đấu thầu.

Đồng thời, thực hiện rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ sống pháp luật về cơ chế tự chủ đối với sự nghiệp công lập, y tế công lập, liên doanh, liên kết đầu tư xã hội hóa trong lĩnh vực y tế và chính sách liên quan để bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, phù hợp với tình hình mới và đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống y tế công lập.

Theo dự kiến, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, và có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Các đại biểu thảo luận về Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Quốc hội (ảnh: baochinhphu.vn)

Các đại biểu thảo luận về Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Quốc hội (ảnh: baochinhphu.vn)

Thực tế hiện nay các cơ sở y tế công lập đang gặp khó khăn trong việc thực hiện tự chủ song dự thảoLuật Khám chữa bệnh (sửa đổi) lại chưa có điều khoản quy định về thực hiện tự chủ. Bất cập này cần được xem xét, giải quyết ra sao trong Luật Khám chữa bệnh lần này.

Phóng viên VOV Giao thông trao đổi cùng Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Anh Trí, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chưa có điều khoản quy định về thực hiện tự chủ tại đơn vị y tế công lập. Theo giáo sư, nội dung này cần được bổ sung ra sao?

Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Anh Trí: Trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần này, cá nhân tôi cũng muốn đưa vào nhiều nhất phần nội dung về cơ chế tự chủ. Trên thực tế, trong 2 năm qua, ban soạn thảo đã tích cực sửa chữa và 1 tuần trở lại đây, trên tay tôi đã có bản thảo cuối cùng.

Thứ hai là gần đây có Nghị quyết 60 của Thủ tướng chính phủ đã đề cập tới 4 mức tự chủ và đã giải quyết khá rõ các vấn đề liên quan tới tự chủ thế thì trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) không cần đề cập chi tiết về cơ chế tự chủ vì đã có Nghị quyết 60.

Mặt khác, nếu đưa cụ thể vào Luật thì việc chỉnh sửa rất khó khăn trong khi thực tế diễn biến của tự chủ có thể thay đổi, thì dừng ở mức Nghị định có thể sửa rất nhanh. Do đó, ở thời điểm này, tôi cho rằng, việc bổ sung, chỉnh sửa đã đầy đủ và việc thực hiện tự chủ phải dựa vào Nghị định 60.

Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Anh Trí

Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Anh Trí

PV: Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ cũng đang sửa đổi nhiều luật khác. Vậy, cơ chế tự chủ trong luật này phải đảm bảo đồng bộ trong hệ thống pháp luật ra sao?

Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Anh Trí: Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi lần này cần phải được đồng bộ với các luật khác, quan trọng nhất là Luật Giá, Luật Đấu thầu mua sắm, Luật Quản lý tài sản công, Luật Công chức, viên chức, Luật Lao động. Trong đó, Luật Giá và Luật Đấu thầu mua sắm, Quốc hội đã được vào chương trình nghị sự dịp này rồi, chỉ sau Luật Khám bệnh, chữa bệnh thôi.

Do đó, nếu Luật Khám bệnh, chữa bệnh tốt sẽ được thông qua vào những ngày cuối của kỳ họp thứ 4 này. Tiếp đó sẽ sửa Giá và Luật Đấu thầu mua sắm và Luật Quản lý tài sản công thì tôi cho là sẽ phù hợp. Điều quan trọng nhất là phải đồng bộ cho được những luật này để khi vận dụng không bị vướng.

PV: Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi với việc bổ sung quy định cơ chế tự chủ, theo Giáo sư sẽ giúp gỡ khó về cơ chế hoạt động cho bệnh viện công ra sao?

Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Anh Trí: Tự chủ bản chất là một cơ chế mà khi có cơ chế thuận lợi, thông thoáng thì nó quan trọng hơn rất nhiều việc Nhà nước phân bổ kinh phí. Nhờ cơ chế tự chủ giải phóng được sức lao động, có thêm được những sáng kiến, tìm tòi để có cách làm việc tốt, tăng chất lượng lao đông. Qua cơ chế tự chủ, mình chủ động hơn rất nhiều trong vấn đề mua sắm sinh phẩm, thuốc men.

Tôi cho rằng việc làm tự chủ toàn phần, mức 2 là tự chủ một phần, mức 3 là phù hợp còn việc tự chủ toàn diện, bao gồm cả đầu tư thì cần rà soát, kỹ hơn để phù hợp với quy định của các Luật khác. Cơ chế tự chủ là cơ chế hay, nên làm, và rất mong muốn các giám đốc bệnh viện bây giờ bắt tay vào làm với mức 2 và mức 3, và trong quá trình làm, chúng ta tiếp tục phát hiện ra những vấn đề bất hợp lý để thay đổi và làm cho tốt.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

ảnh: Suckhoedoisong.vn

ảnh: Suckhoedoisong.vn

Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi với quy định về cơ chế tự chủ sẽ giúp các cơ sở y tế khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân như thế nào?

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn với PSG.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng viện Nghiên cứu đời sống xã hội.

PV: Ông đánh giá thế nào về việc các cơ sở y tế công lập hiện đang gặp khó khăn trong việc thực hiện tự chủ?

PSG.TS Nguyễn Đức Lộc: Lĩnh vực y tế, giáo dục vốn được xem là dịch vụ công, đảm bảo cơ hội tiếp cận cho mọi công dân. Điều đấy đặt ra thách thức cho các đơn vị tự chủ vì không đơn thuần là dịch vụ hàng hóa thông thường mà là dịch vụ phúc lợi công và đòi hỏi của người dân với dịch vụ phúc lợi công rất lớn.

Các bệnh viện chuyển sang tự chủ vừa phải cải tiến các hoạt động dịch vụ vừa chịu sức ép từ xã hội về giá cả dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân. Nó là một thách thức không dễ nên việc nhiều bệnh viện lớn sau một thời gian tự chủ xin quay về nó phản thực tế xã hội thôi.

PV: Vậy, để có lộ trình và các điều kiện tốt hơn cho bệnh viện triển khai tự chủ, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần bổ sung vấn đề này ra sao?

PSG.TS Nguyễn Đức Lộc: Mỗi khi Luật ban hành luôn gặp thách thức bởi những thay đổi của xã hội nên chúng ta cần định hướng rõ ràng trong định hướng Nhà nước phúc lợi xã hội sắp tới với mối liên quan với các Luật khác như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế. Chúng ta phải có cơ cấu nguồn ngân sách rồi quá trình phát triển cơ sở hạ tầng để đưa ra các quy định chính xác, nếu không sẽ không thể hình dung được sắp tới là tự chủ hay không tự chủ.

Do đó, Luật có vai trò xác định hành lang pháp lý có các cơ quan chịu tác động có thể vận hành các chương trình cụ thể. Luật phải vạch ra các chính sách để thực hành và người dân thuận lợi hơn dễ dàng hơn khi khám chữa bệnh, thúc đẩy để Nhà nước xây dựng mô hình Nhà nước phúc lợi tốt hơn.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) phải mở ra hành lang pháp lý rõ ràng để các bên liên quan có lộ trình thực hiện tốt hơn.

PV: Các quy định của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trong đó bổ sung và hoàn chỉnh quy định về cơ chế tự chủ, theo ông sẽ có ý nghĩa thế nào trong việc khơi thông dòng chảy cho tự chủ bệnh viện?

PSG.TS Nguyễn Đức Lộc: Hiện nay họ không hình dung được và bối rối là liệu làm có đúng luật hay không thì Luật ra đời sẽ giúp hình dung được để có bộ khung hoạt động cùng chiến lược hoạch định phát triển bệnh viện thuận lợi hơn.

Nhiều bệnh viện công dù chuyển sang tự chủ nhưng hiện vẫn còn bị ràng buộc rất nhiều quy định trong khi nguồn ngân sách cho tự chủ lại bị cắt dần. Đây là rào cản mà khi Luật ra đời sẽ giúp các bệnh viện mạnh dạn phát triển; lãnh đạo các bệnh viện đưa ra được chiến lược phát triển rõ ràng.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Nhiều ý kiến tại hội trường Quốc hội đề nghị, cần phân loại mức độ tự chủ của bệnh viện công lập gắn với phân loại bệnh viện; việc phân loại bệnh viện phải dựa trên cơ sở đánh giá chất lượng bệnh viện.

Trong Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) cần bổ sung điều khoản quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị y tế công lập, trong đó, quy định xác định mức độ tự chủ, nguyên tắc phân loại, phân tiêu chí, phân loại mức độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trong đó đề cập quy định về cơ chế tự chủ của bệnh viện? Nếu được ban hành, các quy định mới sẽ cởi nút thắt cơ chế cho bệnh viện công ra sao? giúp các cơ sở y tế nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc sức khỏe người dân như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50 thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn