Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Cám cảnh con hẻm ngập suốt 2 năm, bì bõm lội nước tới đầu gối

Phan Nhơn: Thứ tư 16/10/2024, 10:32 (GMT+7)

Gần 2 năm nay, dù nắng hay mưa, hàng chục hộ dân tại hẻm 789 phường Tam Bình, TP Thủ Đức chịu cảnh ngập đến đầu gối. Cuộc sống bị ảnh hưởng vì ô nhiễm, rác nổi lềnh bềnh, đồ đạc trong nhà hư hỏng vì thấm nước. Cám cảnh đến nỗi có hộ dân phải đi thuê trọ nơi khác để sống tạm thời.

Hiện trạng con hẻm 789, phường Tam Bình luôn trong tình trạng ứ đọng nước dù không mưa

Hiện trạng con hẻm 789, phường Tam Bình luôn trong tình trạng ứ đọng nước dù không mưa

"Ở phường đem máy bơm xuống bơm thì cũng khắc phục được một phần nào. Nhưng ở đây nói chung là chỉ sợ nước lớn ở sông vô thôi, không có lối thoát".

"Rất mong chính quyền các cấp ở trên xem xét cố gắng làm như thế nào đó để giúp đỡ dân, để thoát cái cảnh nước ngập như vậy. Nếu nước ngập thường xuyên thì có thể là dịch bệnh, rồi sốt xuất huyết tràn lan, nói chung khổ cho dân lắm".

Hiện trạng khu vực hẻm 789 thuộc tỉnh lộ 43, phường Tam Bình, TP. Thủ Đức (TP.HCM) có diện tích khoảng 1,79ha, cao độ trung bình 1,2m, thấp hơn nhiều so với các tuyến đường lân cận. Bên cạnh đó, hẻm có chiều ngang từ 2,25m-6,22m, cống thoát nước xuống cấp, các tuyến mương thoát nước xen kẽ bị đất cát bồi lắng dẫn đến thường xuyên ngập khi mưa lớn.

Hệ thống thoát nước khu vực hẻm 789 đường Tỉnh lộ 43 được kết nối vào hệ thống thoát nước khu dân cư chợ Nông sản thực phẩm Thủ Đức, khoảng 2 năm nay mỗi khi vào mùa mưa khu vực này bị ngập nặng và nước không thoát được.

Nguyên nhân là do hệ thống thoát nước khu dân cư chợ Nông sản thực phẩm Thủ Đức do Công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) đã rất lâu không được duy tu nạo vét, mỗi khi có mưa lớn lượng nước mưa mặt đường cũng chảy dồn về chỗ thấp.

2 (2)

Bà Võ Kim Hoàn, sống tại con hẻm 789 này 7 năm và đã bước qua năm thứ 3 chịu cảnh ngập nước lội bì bõm, nhiều lúc cả gia đình muốn chuyển đi không được, ở không xong: “Hai năm nay trở đi, nó bị ngập, mưa xuống ngập, thủy triều lên cũng ngập, ở đây không có lối thoát nên bị ngập. Hồi xưa thì có lối thoát nên không có ngập, nước đầy lên rồi sẽ rút. Nhưng hiện nay nước đầy lên là không thoát, ngập làm cho cuộc sống người dân ở đây băn khoăn lắm. Những ngày này nắng khô ráo nên đỡ, sắp sửa mưa lũ tới là ngập lúc nhà luôn”.

Trong khi đó anh Trương Minh Hoàng (40 tuổi, ngụ Tam Bình) liên tục phải sửa đồ đạc hư hỏng vì ngập nước. Mỗi lần mưa lớn nước đổ vào nhà là gần như cả tuần mới rút, nhiều lúc ngủ phải kê cao giường: “Ở đây là toàn bộ chứ không phải riêng nhà mình đâu. Bây giờ nhà kế bên nước ngập hàng năm luôn, nằm trên giường mà nước ngấp nghé. Nước thì ngập mé đường, mưa lớn thì toàn bộ khu trên tràn xuống dây như cái lồng chứa nước, nước vào chứ không có ra, dâng lên cả tuần lễ mới rút từ từ”.

Gia đình anh Trương Minh Hoàn luôn trọng tình trạng ngập sâu đến đầu gối, những ngày mưa lớn nước tràn vào nhà gây hư hỏng nhiều đồ đạc

Gia đình anh Trương Minh Hoàn luôn trọng tình trạng ngập sâu đến đầu gối, những ngày mưa lớn nước tràn vào nhà gây hư hỏng nhiều đồ đạc

Theo ông Lê Hữu Hảo, Chủ tịch Phường Tam Bình, vừa qua UBND Phường đã kiến nghị Trung tâm Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Thủ Đức, đặt thêm 1 máy bơm phía hạ lưu tại cuối đường số 2 Khu nhà ở Chợ đầu mối triển khai bơm nước chống ngập để hạn chế đến mức thấp nhất việc đi lại và đời sống sinh hoạt của người dân.

Đây là giải pháp tạm thời khi mưa lớn và triều cường dâng cao. Đồng thời, phường cùng với Trạm y tế và Khu phố tuyên truyền đến các hộ dân có biện pháp phòng chống dịch bệnh, vận động 100% người dân tham gia đổ rác dân lập, đã ra quân xóa điểm rác phát sinh khu cuối rạch thoát nước hẻm 789.

Về phía Công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức, UBND phường kiến nghị có trách nhiệm thực hiện duy tu giao thông, duy tu thoát nước khu dân cư chợ Nông sản thực phẩm Thủ Đức để giải bớt phần nào tình trạng ngập khu dân cư 789.

“Hệ thống của Thủ Đức House đang quá tải, thậm chí là khu dân cư cũng bị ngập. Nhiều lần cũng mời họ xuống nhưng đơn vị trả lời thẳng luôn là không có khả năng làm”, ông Hảo cho biết.

Hẻm ngập một phần do hệ thống kết nối với hệ thống thoát nước chợ nông sản đầu mối Thủ Đức và Công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức.

Hẻm ngập một phần do hệ thống kết nối với hệ thống thoát nước chợ nông sản đầu mối Thủ Đức và Công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức.

Phóng viên VOV Giao thông đã liên hệ với  Trung tâm phát triển hạ tầng TP Thủ Đức, ông Lưu Văn Tấn, giám đốc trung tâm cho biết đối với điểm ngập hẻm 789, Tỉnh lộ 43, phường Tam Bình thì hiện trạng không có hệ thống thoát nước. Vị trí điểm ngập thuộc phạm vi dự án nâng cấp, cải tạo hẻm 789 do Ban Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực thành phố Thủ Đức làm chủ đầu tư.

Ông Tấn cũng cho hay thời gian qua người dân phản ánh rất nhiều, ngập và ngập đến vài năm nên cần có giải pháp cấp bách và căn cơ lâu dài: “Hiện nay Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức đã phối hợp với địa phương để nạo vét thông dòng chảy mương thoát nước phía sau hẻm 789. Nó  kết nối với hệ thống thoát nước khu dân cư chợ đầu mối và lắp đặt thêm một trạm bơm nhỏ công suất 250 mm3/ giờ, trung tâm cũng tổ chức ứng trực ở đây nhiều rồi.

Trong trường hợp có những trận mưa lớn thì đây là giải pháp cấp bách, còn biện pháp căn cơ thì yêu cầu phải đẩy nhanh  tiến độ của dự án nâng cấp, cải tạo hẻm 789 này. Hiện nay, UBND TP Thủ Đức đã phê duyệt và dự kiến cuối quý 4 năm 2024 sẽ khởi công. Khi dự án hoàn thành sẽ giảm bớt được tình trạng ngập úng ở đây”.

Một thành phố trong thành phố như Thủ Đức với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, sáng tạo; có chất lượng sống tốt, văn minh - hiện đại - nghĩa tình; phát triển nhanh, bền vững thì trước hết đời sống người dân phải thụ hưởng từ cơ sở hạ tầng, không chịu cảnh cảnh ngoài đường “chôn chân” trong nhà “chạy nước.

Hy vọng sau những tiếp thu của chính quyền từ phản ảnh người dân, con hẻm 789 sẽ không còn cảnh bì bõm lội nước.

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro Bến Thành - Suối Tiên khai thác thử toàn tuyến như thế nào?

Metro Bến Thành - Suối Tiên khai thác thử toàn tuyến như thế nào?

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức bắt đầu giai đoạn vận hành thử toàn tuyến, với sự tham gia của gần 500 nhân sự. Giai đoạn thử nghiệm sẽ kéo dài đến hết ngày 17/11/2024.

Khi nhà cửa nhường chỗ cho đường lớn

Khi nhà cửa nhường chỗ cho đường lớn

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua Hóc Môn đi qua các xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, Tân Hiệp. Sau khoảng 1,5 tháng triển khai quyết liệt, huyện Hóc Môn đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Đây được coi là tiến độ kỷ lục, sớm hơn 6 tháng so với yêu cầu của Thành phố.

Xe đạp công cộng sau 1 năm và cảm giác “thiếu thiếu”…

Xe đạp công cộng sau 1 năm và cảm giác “thiếu thiếu”…

Đã 1 năm kể từ khi xe đạp công cộng xuất hiện ở Hà Nội. Người đi làm hàng ngày bằng việc thuê xe đạp công cộng có đánh giá thế nào về loại hình phương tiện này? Nó có điểm tích cực gì và cần cải thiện về mặt nào?

Hà Nội: Không có chuyện học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng bị ngộ độc do uống sữa

Hà Nội: Không có chuyện học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng bị ngộ độc do uống sữa

Tối 14/10/2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội Đào Thị Hồng cho biết, UBND huyện đã có công văn gửi Cục Báo chí, các cơ quan thông tấn, báo chí khẳng định trên địa bàn huyện không xảy ra trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm sữa tươi và sữa chua.

4 thập kỷ “cứu” sách cũ giữa lòng Sài Gòn

4 thập kỷ “cứu” sách cũ giữa lòng Sài Gòn

Theo dòng thời gian, nhiều nghề thịnh suy lên xuống. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những con người luôn hoài niệm và hết mình gìn giữ nét xưa bằng niềm đam mê với nghề. Trong đó có những người như ông Võ Văn Rạng với hơn 40 năm vẫn miệt mài “cứu sống” những cuốn sách cũ.

Đô thị đường sắt nên được tiếp cận như một cơ hội

Đô thị đường sắt nên được tiếp cận như một cơ hội

Tuyến đường sắt tốc cao không chỉ dự án đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực giao thông vận tải mà còn mở ra nhiều cơ hội khác để thúc đẩy phát triển trong đó có cơ hội quy hoạch lại hệ thống đô thị.

Đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL: Vẫn còn là bài toán khó

Đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL: Vẫn còn là bài toán khó

Mặc dù nắm giữ những thế mạnh nhưng doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi “rót vốn” đầu từ vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các địa phương trong việc tìm ra điểm nghẽn, tạo các cơ chế thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương