TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vì vậy, nhu cầu đỗ xe, gửi xe ngày càng bức bách, nhất là tại khu vực trung tâm; các cơ quan, công sở, bệnh viện....
Rõ ràng ‘bài toán’ thiếu bãi đỗ xe khu vực trung tâm thành phố đã diễn ra trong suốt khoảng thời gian dài, thế nhưng dường như đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ‘lời giải’.
Đi một vòng trên các tuyến phố tại khu vực trung tâm TPHCM không khó để chúng ta có thể bắt gặp tình trạng ô tô dừng đỗ tràn lan dưới lòng, lề đường.
Ghi nhận của phóng viên tại quận 3, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn dọc Công viên Tao Đàn, từ sáng đến chiều thường xuyên có ô tô tấp vào xếp hàng dài dù tuyến đường này cấm đỗ xe. Tương tự, đường Trương Định trừ đoạn có thu phí ôtô đỗ dưới lòng đường, các đoạn còn lại luôn trong tình trạng bị "ô tô nằm vạ" lối đi.
Trần tình về tình trạng này, nhiều tài xế đã đổ lỗi cho việc thiếu bãi đỗ xe khu vực trung tâm hiện nay:
"Cấm dừng cấm đỗ thì nhiều, đa số mình đậu xe thì mình ngồi trên xe".
"Biển báo cấm dừng cấm đỗ tùm lum hết. Chỗ nào cũng vậy thôi, không có được một cái bến bãi để cho anh em đậu được an toàn".
"Đi chợ mà không có chỗ đậu xe. Phải vào trong kia gửi mà người ta cũng không có nhận nữa mà trong chung cư thì nó cũng đầy luôn rồi".
Thiếu bãi đỗ xe là vấn đề mà ngành giao thông vẫn loay hoay trong suốt khoảng thời gian dài. Trong khi 4 dự án bãi xe ngầm được quy hoạch ở quận 1, gồm: công viên Lê Văn Tám, Tao Đàn, sân khấu Trống Đồng, sân vận động Hoa Lư, với sức chứa khoảng 6.300 ôtô, 4.000 xe máy, vẫn "án binh bất động" hơn 10 năm qua.
Giải thích về việc chậm triển khai dự án, bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Phó Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương cho rằng, bị đình trệ do phải điều chỉnh quy hoạch, vướng mặt bằng tuyến Metro số 1, số 2 và một số thủ tục pháp lý: "Gần 10 năm chưa hề có bất kỳ ai nói với chúng tôi về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sân khấu Trống Đồng là bao nhiêu. Hiện giờ, chúng tôi vẫn tiếp tục làm thủ tục về vấn đề này. Chúng tôi là những người bị động và đang chờ các cơ quan, sở ban ngành của thành phố giải quyết".
Các dự án đầu tư của thành phố thì vẫn nằm im trên giấy mà nhu cầu đỗ xe ngày càng bức bách, nhất là tại khu vực trung tâm. Do đó, mới đây UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện thí điểm xây dựng nhà đỗ xe cao tầng lắp ghép sử dụng công nghệ xếp xe bán tự động trên địa bàn thành phố.
Cách làm này sẽ giúp huy động đầu tư từ xã hội, phát huy tối đa nguồn lực từ đất trong khi ngân sách chưa đáp ứng, giúp tăng khả năng cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đậu xe và giảm các hao phí xã hội do ùn tắc giao thông.
Thực tế, TP.HCM đã có một số bãi đỗ xe lắp ghép do các doanh nghiệp đầu tư phát huy hiệu quả. Tại khu vực phường Cô Giang (quận 1), Công ty Samco đã đầu tư khu nhà để xe 10 tầng có khả năng giữ 110 ôtô trên mỗi tầng.
Ông Trần Quốc Toản, Tổng giám đốc SAMCO cho biết, kể từ khi đi vào hoạt động đến thời điểm này đã giải quyết phần nào nhu cầu đậu đỗ xe của người dân: ‘Hiện nay, nhu cầu về đỗ xe rất là lớn. Nhiều người đỗ xe trên lòng lề đường gây cản trở giao thông, vì vậy dự án này giải quyết một phần bãi đỗ xe, góp phần vào sự phát triển của thành phố được văn minh, hiện đại".
Các bãi đỗ xe cao tầng lắp ghép có ưu điểm thời gian thi công, lắp đặt hay tháo dỡ ngắn, diện tích chiếm dụng nhỏ. Kinh phí đầu tư ban đầu có thể chấp nhận được và có thể tháo dỡ, di dời để lắp đặt tại vị trí khác.
Tuy nhiên theo KTS Ngô Viết Nam Sơn thì việc xây dựng bãi đỗ xe cao tầng là giải pháp tạm thời, về lâu dài cần có hướng quy hoạch cụ thể: "Tôi cho rằng việc tận dụng quỹ đất trống xây dựng nhà để xe cao tầng lắp ghép là một hướng tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp đối phó tạm thời. Hầu hết những công trình mới xây tại những thành phố lớn không cung cấp đủ nhà xe cao tầng, đẩy cái khó cho TP.HCM. Thật ra thì đây là một trong những bất cập tại các thành phố lớn và đây là một trong những bất cập về quản lý đô thị".
Trước những bất cập về quy hoạch như KTS Ngô Viết Nam Sơn vừa nêu, để giải bài toán thiếu bãi đỗ xe tại trung tâm một cách căn cơ, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM - Trương Trung Kiên cho biết, thành phố đang tổ chức lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung. Trong quá trình lập các đồ án quy hoạch phân khu và chi tiết, Sở sẽ đưa vào các quy định, quy chế thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc để khuyến khích xây dựng các bãi đỗ xe.
"TP.HCM đang tổ chức điều chỉnh, lập kế hoạch chung của thành phố. Chúng tôi sẽ tích hợp đầy đủ những pháp lý liên quan đến quy hoạch giao thông vào trong đề án quy hoạch. Như vậy sẽ giảm thiểu, hạn chế được tình trạng thiếu đồng bộ của các quy hoạch. Chúng tôi cũng sẽ đưa vào các quy định quy chế thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc để khuyến khích xây dựng các bãi đỗ xe trong tương lai", ông Kiên nói.
Có thể thấy từ những mô hình công trình nhà giữ xe cao tầng lắp ghép đã khá thành công ở một số nơi thì việc việc nhân rộng các công trình như vậy là rất cần thiết. Đây cũng là lời giải một phần cho tình trạng thiếu giao thông tĩnh của TP.HCM. Bộ GTVT nên ủng hộ đề xuất này của TP.HCM...
Đây cũng là nội dung bài bình luận: “Nhà giữ xe cao tầng lắp ghép: Cấp thiết nhưng vì sao khó nhân rộng?”.
Vướng mắc đầu tiên chưa có nhiều bãi xe cao tầng ở TP.HCM vừa qua chính là yếu tố pháp lý. Theo đó, dù là bãi đỗ xe cao tầng lắp ghép tiện lợi và hữu ích nhưng không thể phát triển vì chịu sự điều chỉnh của Luật Xây dựng.
Tức là phải phù hợp với quy hoạch và được cấp phép tạm với đầy đủ các trình tự, thủ tục, hồ sơ như quy định. Đây chính là điều mà nhiều nhà doanh nghiệp của thành phố suốt một thời gian dài dù đeo bám để làm bãi đỗ xe cao tầng nhưng đều bị vướng mà không có cách tháo gỡ.
Hiểu rõ bất cập này, việc mới đây UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn về trình tự, thủ tục trong việc lập, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, cấp giấy phép xây dựng bãi đỗ xe cao tầng lắp ghép. Trong đó có việc tạm thời không xem xét yếu tố phù hợp với các quy hoạch đã được duyệt trước đó.
Đây là tín hiệu vui nếu được chấp thuận;giúp cho nhiều dự án xin làm bãi đỗ xe lắp ghép cao tầng còn tồn đọng bấy lâu nay có cơ hội khởi động trở lại.
Thực tế, tại TP.HCM, các bãi giữ xe tự động, lắp ghép cao tầng đang có tại sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe miền Đông và miền Tây đang hoạt động khá hiệu quả. Giúp cho hành khách khi đi đến các nơi này được trông giữ xe đàng hoàng;giá cả và tiện ích chấp nhận được; chấm dứt cảnh đi xe ô tô hoặc xe máy đến phải đi lòng vòng mà không biết gửi ở đâu. Bãi giữ xe lắp ghép cao tầng cũng chính là giải pháp cho lối thoát mà bấy lâu nay các khu chung cư, tòa cao ốc, khu trung tâm của thành phố luôn bí bách vì thiếu trầm trọng chỗ đỗ xe cho người dân.
Như vậy nếu các điều kiện về pháp lý được cởi bỏ, bãi đỗ xe lắp ghép sẽ có cơ sở để mở rộng. Trong đó, có việc thu hút được các nguồn lực theo hình thức xã hội hóa. Để làm được việc này cơ quan quản lý cũng cần quan tâm giải quyết dứt điểm nạn bao chiếm, trông giữ xe trái phép ở nhiều con đường, tuyến phố hiện nay. Vì rằng các bãi đỗ xe tự động, thông minh kiên cố, hay lắp ghép, đầu tư cũng khá lớn, vòng đời sản phẩm dài; theo kiểu” bỏ tiền lớn, thu tiền lẻ”.
Nếu các bãi giữ xe tự phát mọc lên xung quanh cạnh tranh gay gắt, giá cả thấp hơn nhiều lần thì các bãi đỗ xe cao tầng có thể sẽ rơi vào ế ẩm, thu không đủ chi; rất khó thu hút các doanh nghiệp dám bỏ tiền đầu tư. Mặt khác, giá cả ở các bãi đỗ xe này cũng cần có biểu giá chung, tránh tăng quá cao, khiến người gửi ngao ngán.
Rõ ràng việc được cấp phép xây dựng các bãi đỗ xe lắp ghép ở nhiều tuyến đường, con phố, khu dân cư, khu công cộng của TP.HCM, Hà Nội và nhiều đô thị khác trong cả nước là một việc cần làm ngay.
Không chỉ giải quyết phần nào bài toán nan giải về thiếu chỗ đỗ xe đang gây sức ép rất lớn lên các đô thị hiện nay mà cũng góp phần bịt các kẽ hở, khoảng trống mà bấy lâu nay nhiều đối tượng lợi dụng để hình thành nên các điểm trông giữ xe trái phép, gây thất thoát ngân sách nhà nước; khiến dư luận bức xúc. Đặc biệt góp phần giảm bớt lưu lượng xe cộ đậu đỗ tràn lan, gây ách tắc và cản trở giao thông ở đô thị hiện nay.
Về lâu dài, TP.HCM, Hà Nội và các thành phố phải có quy hoạch, phân khu rõ ràng về chỗ đậu đỗ xe đúng theo tiêu chuẩn. Nơi nào phát triển đô thị không tính đến các yếu tố về đấu nối giao thông; đảm bảo quy mô giao thông phù hợp giữa người và phương tiện thì kiên quyết không cho xây dựng.
Tránh tạo ra các khu dân cư đông đúc mà không có nơi đậu đỗ phương tiện khiến cơ sở hạ tầng luôn bí bách.
Một yêu cầu nữa, đối với tất cả các đô thị về chiến lược lâu dài là hướng người dân đến sử dụng phương tiện công cộng thay vì phát triển phương tiện cá nhân. Vừa tốn kém lại gây sức ép cực lớn mà không một đô thị nào có thể phát triển, theo kịp.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.