Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Các hãng hàng không kiếm hàng tỷ USD từ hành lý ký gửi như thế nào

Thái Sơn: Thứ ba 06/06/2023, 15:39 (GMT+7)

Đối với nhiều hãng bay, khoản thu từ vận chuyển hành lý góp phần không nhỏ trong tổng số doanh thu hàng năm. Tuy nhiên, đằng sau lợi nhuận, các sân bay cũng như hãng hàng không phải đầu tư cả nhân lực lẫn vật lực mới có thể đáp ứng được mảng công việc nhiều thách thức này.

Theo số liệu vừa công bố của Cục Thống kê giao thông vận tải Mỹ, các hãng hàng không nước này thu gần 7 tỷ USD phí vận chuyển hàng lý cho khách đi máy bay vào năm ngoái. Cao nhất là American Airlines kiếm được tới 1,4 tỷ USD từ hành lý ký gửi, chiếm hơn 2% tổng doanh thu cả năm của hãng.

Các hãng hàng không Mỹ thu gần 7 tỷ USD phí vận chuyển hàng lý cho khách đi máy bay vào năm ngoái - Ảnh thriftytraveler

Các hãng hàng không Mỹ thu gần 7 tỷ USD phí vận chuyển hàng lý cho khách đi máy bay vào năm ngoái - Ảnh thriftytraveler

Ông Henry Harteveldt, chuyên gia hàng không đến từ Công ty tư vấn Atmosphere Research cho biết, trong nhiều thập kỷ trước, hầu hết hành lý đều được bay miễn phí. Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các hãng hàng không buộc phải tìm nguồn thu mới: “Giá nhiên liệu tăng cao khiến các hãng bay gặp khó khăn tài chính và buộc phải thu phí vận chuyển hành lý của khách. Những năm gần đây, giá cước vận tải ngày càng tăng cao, do đó phí vận chuyển hàng lý đang trở thành khoản lợi nhuận đáng kể của các hãng hàng không”.

Hiện nay, ngoại trừ Southwest Airlines, cho phép miễn phí 2 gói hành lý ký gửi, hầu hết các hãng hàng không tại Mỹ đều tính phí khá cao, thậm chí tăng 5 USD so với trước đại dịch Covid-19. Cụ thể, Delta Airlines tính cước gói hành lý ký gửi đầu tiên là 30 USD, trong khi JetBlue tính phí 35 USD. Một số hãng giá rẻ như Allegiant, Frontier hay Spririt Airlines còn yêu cầu khách phải trả tiền để được mang hành lý xách tay lên máy bay.

Số liệu cho thấy, năm 2022, dù vận chuyển ít hơn 72 triệu hành khách, nhưng doanh thu từ vận tải hàng hóa lại tăng 1 tỷ USD so với trước đại dịch. Tuy nhiên, đi cùng với lợi nhuận, ‘miếng bánh trị giá 7 tỷ USD’, rõ ràng hấp dẫn, nhưng không hề dễ dàng đối với các hãng hàng không Mỹ.

Ông Kirk Pilliner, Giám đốc điều hành hoạt động vận tải hành lý của Delta Airlines bày tỏ: “Có rất nhiều nhiệm vụ phức tạp để đảm bảo hành lý của khách đến đúng vị trí. Đặc biệt, có những chuyến bay lớn chúng tôi phải xử lý tới gần 600 gói hành lý của khách đi máy bay”.

Với hơn hơn 90 triệu hành khách qua các nhà ga mỗi năm, Hartsfield-Jackson Atlanta là một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới. Đi cùng với số lượng hành khách khổng lồ này là hàng triệu chiếc túi xách, va li đủ kích cỡ lớn nhỏ. Vào một ngày bận rộn ở Atlanta, riêng hãng Delta Airlines có thể phải xử lý tới 100.000 kiện hàng ký gửi.

Cô Cynthia Doby, thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng của Delta Airlines cho biết: “Mọi thứ đang thay đổi so với trước đây. Mỗi ngày chúng tôi lại nhận thấy, những chiếc túi xách, va li hàng hóa nhiều hơn, các dây chuyền vận tải vì vậy cũng phải lắp đặt với số lượng ngày càng tăng cao”.

Theo thống kê, tổng số dây chuyền vận tải hàng hóa ở sân bay Hartsfield-Jackson lên tới gần 50km, cùng với đó là 2.000 công nhân vận hành và một đội xe hàng ngày chỉ có nhiệm vụ kéo các kiện hàng từ nhà ga lên máy bay.

Ông Matt Sparks, phụ trách cấp cao điều hành sân bay của Delta Airlines chia sẻ, vận tải hàng hóa không hề đơn giản, dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ, đặc biệt yếu tố thời tiết có tác động rất lớn: “Thách thức lớn nhất chúng tôi phải đối mặt là thời tiết. Mưa, bão khiến các chuyến bay bị chậm, hoãn, hủy, điều này khiến không chỉ hành khách cảm thấy hỗn loạn mà hàng hóa cũng như vậy”.

Vận chuyển hàng hóa là mảng công việc nhiều thách thức đòi hỏi các sân bay cũng như hãng hàng không phải đầu tư cả nhân lực lẫn vật lực - Ảnh Getty Images

Vận chuyển hàng hóa là mảng công việc nhiều thách thức đòi hỏi các sân bay cũng như hãng hàng không phải đầu tư cả nhân lực lẫn vật lực - Ảnh Getty Images

Tháng 12 năm ngoái, một cơn bão lớn buộc Southwest Airlines phải hủy hơn 16.000 chuyến bay. Sự cố này khiến hàng hóa của khách chất đống tại các sân bay trên toàn quốc.

Cô Leslie Josephs, phóng viên chuyên về hàng không của đài CNBC cho biết: “Sự cố này có lẽ là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử của Southwest Airlines. Họ mắc kẹt với hàng nghìn chiếc va li, túi xách của khách hàng trên khắp đất nước, sau đó phải mất rất nhiều thời gian hãng mới có thể giải quyết được đống hỗn độn này”.

Theo thống kê, các hãng hàng không Mỹ vận chuyển tới hơn 470 triệu gói hành lý vào năm ngoái. Đi cùng con số khổng lồ này, số lượng ‘xử lý sai’ khiến hành lý hư hỏng, chậm trễ hoặc bị mất cắp cũng không nhỏ, lên tới gần 3 triệu gói.

Theo các chuyên gia, rõ ràng lợi nhuận thu được từ vận tải hàng hóa là tiềm năng, nhưng để tránh tình thất lạc, mất mát dẫn tới khách hàng bắt đền, khiếu nại, các hãng hàng không cũng cần đầu tư rất nhiều công sức tiền của. Đặc biệt khó khăn hơn trong bối cảnh hàng không thiếu hụt nhân sự nặng nề sau Covid-19. Được biết, trên các chuyến bay nội địa, các hãng hàng không Mỹ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn mỗi gói hành lý thất lạc lên tới gần 4.000 USD.  

Tại Việt Nam, mỗi hãng hàng không đều có quy định riêng về hành lý ký gửi khi đi máy bay và mức phí tương ứng.

Ví dụ, đối với các chuyến bay nội địa, phí hành lý ký gửi của Vietnam Airlines là từ 90.000 – 180.000 VND/ gói 5kg. Các chuyến bay quốc tế từ 30 – 90 USD/ gói 10kg.

Trong khi đó, Vietjet Air quy định trọng lượng 1 gói hành lý ký gửi khi đi máy bay không quá 32kg. Mức phí khoảng: 150.000 – hơn 400.000 VND/ chặng nội địa và khoảng 260.000 – 1.400.000 VND/ chặng quốc tế.

Mới đây, một hành khách có tên N.N.K bị thất lạc hành lý trên chuyến bay từ Bangkok đến Hà Nội và đã được hãng Vietravel Airlines đền bù 400 USD (hơn 9 triệu đồng) cho 20 kg hành lý. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.