TP.HCM: Nhà 4 tầng bất ngờ sập đổ, 5 nạn nhân nhập viện
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Một trong những động thái không phải một mình tôi mà rất nhiều người dân ở Hà Nội rất là vui mừng và mong chờ, đó là việc chính quyền thành phố đã quyết định gỡ bỏ một phần hàng rào của công viên Thống Nhất.
Điều này thể hiện một quan điểm rất rõ ràng, không gian của công viên là không gian công cộng, để phục vụ mọi người. Tất nhiên, cũng giống như những con đường hay vỉa hè, công viên cũng sẽ phải có những quy định hoạt động riêng.
Từ động thái này làm tôi nhớ đến một câu chuyện khác.
Nếu bạn xem lại những bức ảnh cũ của Hà Nội khoảng những năm 90, đó là khi Nhà hát Lớn của Hà Nội chưa được trùng tu, nhằm phục vụ hội nghị Pháp ngữ thập kỷ 90. Thực tế, trong suốt lịch sử mấy chục năm trước đó, Nhà hát Lớn không hề có hàng rào xung quanh, nó tạo ra một không gian rất đẹp, rất thoải mái.
Thế rồi khi trùng tu, một hàng rào được dựng lên xung quanh khu đất (được xác định là thuộc tổ chức, cơ quan nhà nước quản lý Nhà hát Lớn). Hậu quả của nó không phải chỉ là cảnh quan công cộng xung quanh bị thu hẹp, ngăn cách, rồi những băng-rôn được treo đầy lên những hàng rào, làm xấu đi tổng thể không gian; mà cả khu vườn hình học bên hông Nhà hát Lớn cũng đã bị phá đi.
Cho đến bây giờ, qua cả chục năm, nó đã trở thành một quán cà phê.
Và quán cà phê đó (nói thật là) chỉ phục vụ lợi ích của cơ quan quản lý Nhà hát Lớn nhiều hơn là phục vụ lợi ích công cộng. Nó đã tạo ra một không gian (phải nói là) nhếch nhác hơn và thiếu sự hài hòa với không gian của Nhà hát Lớn.
Tôi từng biết, đã có những cơ quan xung quanh có hàng rào thấp, hay một hàng rào sắt nhìn xuyên thấu, đã được đập bỏ đi, để xây dựng thành một bức tường rào kiên cố. Mà thực tế, hoạt động của cơ quan đó không cần đến mức phải “bao bọc” như vậy.
Cũng có nhiều công trình công cộng, nhà hát, công viên, vườn hoa đã bị rào lại. Sau đó, người ta mặc định rằng, phía bên trong hàng rào là của các cơ quan, của các tập thể bên trong đó sử dụng.
Ở đây, rõ ràng là lợi ích công cộng đã bị xâm phạm.
Việc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định bỏ các hàng rào công viên, tôi nghĩ, nên là một hành động cần được nhân rộng, không chỉ với các công viên và không gian công cộng, mà còn cả với nhiều tổ chức, cơ quan khác. Chúng ta cũng cần phải xem, có cần thiết phải dựng một hàng rào không; và thậm chí, trong thiết kế tiêu chuẩn không có hàng rào, tại sao lại dựng lên những hàng rào như vậy?
Việc mà bỏ đi hàng rào, không chỉ giúp lợi ích công cộng được tôn trọng, mà cũng sẽ giúp cho các công trình đó đỡ nhếch nhác hơn, giúp cho cảnh quan xung quanh được hài hòa hơn.
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Sáng 24/9, tại Bệnh viện 30/4 (TP.HCM) –Bộ công An đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ” nhân chào mừng tháng Alzheimer thế giới. Chương trình được hợp tác giữa bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu bệnh thoái hóa thần kinh Đại học Y Rostock, CHLB Đức.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc khu vực nút giao Chùa Bộc – Học viện Ngân hàng trên địa bàn Q. Đống Đa (Hà Nội).
Liên quan đến vụ việc sập căn nhà 4 tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định tiếp nhận và tập trung cứu chữa 2 nạn nhân trong trường hợp chấn thương nặng.
Ngày 23/9, tại TP.HCM, hãng xe Morris Garages (MG) ra mắt thị trường 2 mẫu xe phân khúc mới với công nghệ hiện đại, an toàn và mức giá phổ thông.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT quản lý ủy thác quốc lộ, các Ban QLDA trực thuộc yêu cầu đẩy nhanh giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2023.
Một siêu đô thị như TP.HCM đang loay hoay giải quyết bài toán về tắc đường, kẹt xe chưa có lối ra như hiện nay; việc đề xuất làm đường sắt xuyên tâm qua các khu vực sầm uất từ ga Bình Triệu - ga Sài Gòn nối Tân Kiên, huyện Bình Chánh của đơn vị tư vấn là một đề xuất táo bạo.