Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Bệnh viện thiếu thuốc, Cục Quản lý Dược yêu cầu tìm nguồn cung

Lê Tùng: Thứ sáu 16/09/2022, 13:24 (GMT+7)

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn khiến công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện gặp khó khăn.

Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: VOV)

Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: VOV)

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc, Bệnh viện Bạch Mai về việc đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu cho điều trị.

Trước đó, Cục Quản lý Dược nhận được Công văn của Bệnh viện Bạch Mai về việc đề nghị nhập khẩu các thuốc thiết yếu cho điều trị.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn khiến công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện gặp khó khăn.

Do đó, Bệnh viện Bạch Mai đề nghị nhập khẩu 12 loại thuốc của 3 chuyên khoa, gồm: Chống độc, tim mạch và nội tiết (trong đó có 8 loại để điều trị ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc chì, ngộ độc cồn công nghiệp, ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat, sốc phản vệ...) và 4 loại thuốc điều trị nội tiết và tim mạch.

Cũng theo Cục Quản lý Dược, trong danh mục thiết yếu đề nghị nhập khẩu của Bệnh viện Bạch Mai có một số thuốc hiếm, rất ít nguồn cung ứng và nhu cầu sử dụng ít về số lượng. Chưa kể, một số thuốc hiện chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam…

Vì vậy, để đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời trong công tác điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các nguồn cung ứng thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị của Bệnh viện Bạch Mai.

Sau khi tìm được nguồn cung ứng, các công ty nhập khẩu liên hệ với bệnh viện để xác định nhu cầu, ký hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc gửi về Cục Quản lý Dược và thực hiện nhập khẩu theo quy định.

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với các cơ sở nhập khẩu để tìm thêm thông tin về các nguồn cung ứng.

Trong trường hợp có thông tin về nguồn cung ứng, đề nghị bệnh viện cung cấp thông tin cho các cơ sở nhập khẩu thuốc hoặc cơ quan quản lý để có biện pháp kịp thời, nhằm tăng cường cung ứng thuốc cho điều trị.

Các thuốc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực

Valgesic 10 (Hydrocortison 10mg) viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-34893-20, cơ sở sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Medisun.

Azenmarol 4 (Acenocoumarol 4 mg) viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-28826-18, cơ sở sản xuất: chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm.

Agimexpharm - Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm.

Azenmarol 1 (Acenocoumarol 1mg) viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-28825-18, cơ sở sản xuất: chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm-Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm.

Bfs-Depara (mỗi lọ 10ml chứa: Acetylcystein 2000 mg), dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền, giấy ĐKLH số VD-32805-19, cơ sở sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm CPCI Hà Nội.

 

Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.