Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Bạo lực gia đình: Phạt lao động công ích hay phạt tiền?

Quách Đồng: Thứ tư 31/08/2022, 05:00 (GMT+7)

Tại dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình có đề xuất hình thức xử phạt lao động công ích đối với ngừi gây ra hành vi bạo lực gia đình. Nhưng biện pháp này liệu có khả thi hay không, khi mà trước đó cũng từng có đề xuất tương tự với người vi phạm giao thông, nhưng chưa thực hiện được.

Cần quy trình nào để có thể áp dụng hình phạt lao động công ích? Phóng viên VOVGT đã trao đổi với một số chuyên gia xung quanh nội dung này.

PV: Theo ông, mức độ khả thi của đề xuất này thế nào?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Các quốc gia phát triển cũng có hình thức này, để cho người ta hiểu hơn, tuân thủ các quy định pháp luật, người ta nhìn lại, người ta có cơ hội để sửa chữa.

Phương án đấy cũng ổn.

PV: Trước đây, cảnh sát giao thông cũng đã từng đề xuất phạt lao động công ích đối, nhưng chưa được thực thi. Vậy để thực hiện được các hình thức xử phạt lao động công ích đối với các hành vi vi phạm thì hệ thống pháp luật cần chuẩn bị bước đi hoặc quy trình như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Thứ nhất, về văn bản pháp luật, chúng ta đưa ra những hướng dẫn rất cụ thể.

Thứ hai, chúng ta phải có không gian công cộng của các hoạt động công ích để người lao động có nơi hoàn thành quy định, tránh trường hợp, chúng ta không chuẩn bị kỹ lưỡng thì nó chỉ là hình thức, làm cho có thôi và như thế thì đâu vẫn hoàn đó.

Ngay cả trường hợp phạt hành chính, phải đóng tiền thì cũng phải có những định quy định phải đóng kho bạc như thế nào?

Nghĩa là phải có những phương tiện để người ta thực thi trách nhiệm của bản thân khi người ta vi phạm các quy định và phải có giám sát.

 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Về mặt ý tưởng thì hay, nhưng để thực hiện việc đó phải có lộ trình để chúng ta chuẩn bị, mà tôi nghĩ việc này cũng sẽ rất tốt.

Nếu chúng ta chuẩn bị, tính toán các không gian công cộng, các hoạt động công ích và mục đích thông qua các hoạt động đấy thì người vi phạm có dịp nhìn lại, sẽ thay đổi nhận thức trong các hành vi của họ trong đời sống thường ngày.

Như vậy, phải tính toán kỹ lưỡng, nhất là các hình phạt lao động cũng phải thúc đẩy cho người ta thay đổi nhận thức để lần sau người ta không vi phạm.

PV: Nhưng hiện nay Luật xử lý vi phạm hành chính chưa có quy định các hình thức xử phạt bằng lao động công ích. Vậy để có thể thực thi được tính hình thức xử phạt bằng lao động hữu ích thì cần có quy trình như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Để thực thi cần thiết chế kèm theo để đảm bảo thực hiện nghiêm túc, hiểu được cái giá trị và cho người ta nhìn lại mình.

Chính vì vậy, nó sẽ giải quyết được những vấn đề về công ích xã hội. Thế thì các cơ sở phúc lợi phải có phương án để tiếp nhận những người vi phạm có những hoạt động, công việc cụ thể.

Hoạt động đấy hực sự có ý nghĩa về mặt xã hội và cũng giúp cho người ta nhìn lại, thay đổi nhận thức  và các hành vi của bản thân.

PV: Xin cảm ơn ông!

5191

Trao đổi với VOV Giao thông, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì cho rằng, đề xuất phạt lao động công ích với người gây bạo lực gia đình là rất khó khả thi, thậm chí còn gây lãng phí vì một người bị phạt lại phải 1 người giám sát.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, xử phạt bằng tiền vẫn hiệu quả hơn: "Lao động công ích nhiều nơi người ta không còn áp dụng nữa. Ai sẽ quản lý người đó, một người làm rồi bắt một người canh giữ nữa. thì tôi nghĩ nó rất là khó khả thi.

Trong khi đó lao động công ích thì chỉ có một người thôi, thí dụ như bạo lực gia đình trong một xã mà đâu phải có thường xuyên, chỉ có một đối tượng thôi, họ lao động công ích thì họ lao động cái gì?

Theo tôi thì phạt bằng tiền là khả thi nhất. Trong thời gian anh ta lao động công ích thì anh ta đi làm thuê, làm mướn tạo ra tiền nhiều hơn."

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn