Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đừng để môi trường học đường nhuốm màu bạo lực

Trọng Điển - 12/06/2022 | 6:50 (GTM + 7)

Bạo lực học đường là vấn đề không hề mới. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình và nhà trường, phải có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo. Làm thế nào để bảo vệ con trẻ chứ không phải đẩy mọi chuyện đi xa hơn. Bởi vì đối tượng chịu tổn thương sâu sắc nhất chính là con trẻ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mỗi khi có các vụ việc học sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng xã hội, là người lớn chúng ta đều bàng hoàng, chua xót.

Các em học sinh, bất kể nam hay nữ đôi khi chỉ cần những va chạm, mâu thuẫn nhỏ nhưng chỉ vì không kìm nén được cảm xúc là sẵn sàng lao vào ẩu đả, cào cấu, đấm đá nhau.

Có vụ còn sử dụng cả hung khí; gây thương tích, thậm chí là tử vong cho bạn bè trang lứa. Điều đáng nói là trong các vụ việc này, có vai trò tác động nghê gớm của truyền thông, mạng xã hội.

Thông qua các nền tảng này, có vụ bạo lực, hành vi lệch chuẩn được phát tán rộng rãi và chia sẻ nhanh chóng. Tạo ra hiệu ứng đám đông, hùa vảo xỉ vả, lên án, trách cứ, mạt sát. Cá biệt, có phụ huynh còn livestream, bốc phốt nhà trường hoặc phụ huynh khác trên mạng.

Đây cũng là một kiểu tấn công trả đũa vì cho rằng do nhà trường và các gia đình khác không dậy dỗ con cái nên con em mình bị ăn hiếp, đánh đập.

Rõ ràng vì bất cứ lý do gì, phụ huynh hoặc cộng đồng nếu không tỉnh táo tiếp tục “ lên đồng” theo kiểu a dua, trút giận bằng lời nói, hành vi cử chỉ trên mạng xã hội nhắm vào các em và gia đình thì người bị tổn thương nhiều nhất vẫn chính là con em của mình.

Với lứa tuổi còn trong học đường, bồng bột, nhiều em "ăn chưa no, lo chưa tới” nên khi bị kích động có em đã không làm chủ được bản thân sẵn sàng xung đột, đánh nhau. Ở các trường hợp này, các em đều đáng thương hơn là đáng trách.

Nhiều năm qua, bạo lực học đường luôn là vấn đề nóng bỏng mà toàn xã hội quan tâm; tìm cách giải quyết nhưng các vụ việc vẫn không thuyên giảm nhiều; cá biệt có nơi có dấu hiệu gia tăng ở mức báo động.

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn do sợi dây kết nối giữa nhà trường và gia đình có lúc bị đứt gãy. Nhiều bậc phụ huynh, không theo sát diễn biến tư tưởng, hành động của con.

Do mải mưu sinh nên chuyện học tập, tâm tư, tình cảm của con em phó mặc cho thầy cô và nhà trường. Khi xảy ra các vụ việc thì trách cứ, đổ lỗi.

Trong khi thực tế tại gia đình cũng không tạo được môi trường cởi mở, thân thiện giúp các em bày tỏ suy nghĩ, tình cảm để từ đó phân tích, uốn nắn đúng sai cho các em. Với xã hội, trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin, mạng xuyên biên giới; thông tin bổ ích cũng nhiều mà xấu độc cũng không hiếm.

Nhiều em do không được phân tích, bảo ban đến nơi đến chốn; chưa phân biệt được tốt xấu nên đã bị tiêm nhiễm thói côn đồ, hành động bất chấp lẽ phải cả ở học đường,trong gia đình đến ngoài xã hội.

Về phía nhà trường, nhiều nơi vẫn chú trọng vào điểm số, thành tích mà lơ là chuyện rèn đức, luyện người cho các em. Văn hóa học đường ở một số nơi chỉ là khẩu hiệu, không thực chất.

Rõ ràng đã đến lúc, để môi trường học đường không nhuốm màu của bạo lực thì cả nhà trường, gia đình và xã hội phải cùng chung tay. Mỗi khi có một vụ việc bạo lực xảy ra, gia đình vẫn là nơi gánh vác trách nhiệm rất lớn không thể chỉ trút hết lên vai thầy cô giáo và nhà trường.

Các phụ huynh phải luôn tự vấn vì sao con em mình lại là chủ thể gây ra và trách nhiệm của mình đến đâu trong vụ việc? Từ đó quan tâm, căn chỉnh và dạy dỗ con em; có cách phòng ngừa từ xa.

Đặc biệt, khi bạo lực xảy ra cần bình tĩnh, sáng suốt cùng nhà trường và các bên ngồi lại tìm hướng giải quyết; tránh đẩy thành cao trào, làm tổn thương các bên, nhất là các em.

Cộng đồng xã hội cũng cần hết sức cân nhắc, ứng xử phù hợp với từng vụ việc. Tránh tấn công, đẩy sự việc đi xa; gây áp lực quá lớn khiến các em hoang mang, hoảng sợ; dễ dẫn đến hành vi mất kiểm soát, nguy hiểm.

Các trường học phải coi trọng việc xây dựng văn hóa học đường thực chất và có chiều sâu hơn nữa với đầy đủ tính kỷ cương, tình thương và trách nhiệm. Tạo ra tâm lý, mỗi ngày đến trường thực sự là một niềm vui không chỉ đối với mỗi học sinh, thầy cô mà cả phụ huynh và toàn xã hội.

Ý kiến của bạn
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người 'bỏ' máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người "bỏ" máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đây là thời điểm nhiều người dân lựa chọn đi du lịch hoặc về quê thăm người thân. Năm nay, giá vé máy bay có xu hướng tăng cao hơn mọi năm, xu hướng du lịch, nhu cầu đi lại của người dân có sự thay đổi như thế nào?

Để phát huy tiện ích của vé xe buýt “ảo”

Để phát huy tiện ích của vé xe buýt “ảo”

Hà Nội đã khai trương thẻ vé thẻ phi vật lý cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Hành khách không còn phải chờ đợi để dán vé xe buýt hàng tháng, đơn vị vận hành cũng giảm bớt thủ tục, chi phí quản lý. Tuy nhiên, hiện chưa nhiều hành khách biết và sử dụng vé “ảo”.

Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng

Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng

Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu "xử lý ngay và luôn" tình trạng giá vàng miếng trong nước và quốc tế chênh lệch cao.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.

// //