Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Báo chí giữ vai trò quan trọng trong truyền tải các thông điệp về ATGT

Hải Hà: Thứ sáu 21/06/2024, 15:52 (GMT+7)

Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới, trong giai đoạn từ 2010-2020, Việt Nam thuộc nhóm 45 quốc gia có tỷ lệ nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ giảm trên 30%.

Để đạt được kết quả này, bên cạnh các giải pháp cải thiện hạ tầng, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, giải pháp truyền thông giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người lái xe trong việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông, giúp từng bước xây dựng văn hóa giao thông.

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trung bình mỗi năm, tai nạn giao thông đường bộ gây ra gần 1,2 triệu ca tử vong và 92% số ca tử vong do TNGT xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Nếu không có những hành động can thiệp kịp thời, hiệu quả, tai nạn giao thông ước tính có thể gây ra thêm 13 triệu ca tử vong và 500 triệu người bị thương tật trong thập kỷ tới (giai đoạn 2021-2030), làm cản trở sự phát triển bền vững của các quốc gia.

TS Etienne Krug, Giám đốc bộ phận các vấn đề xã hội quyết định đến sức khỏe, Tổ chức y tế thế giới (WHO). Nguồn: Bloomberg

TS Etienne Krug, Giám đốc bộ phận các vấn đề xã hội quyết định đến sức khỏe, Tổ chức y tế thế giới (WHO). Nguồn: Bloomberg

TS Etienne Krug, Giám đốc bộ phận các vấn đề xã hội quyết định đến sức khỏe, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng, báo chí không phải là đưa tin về các vụ va chạm, tai nạn giao thông mang tính giật gân để thu hút sự chú ý, mà báo chí cần chỉ ra các nguyên nhân của các vụ va chạm và kêu gọi người tham gia giao thông cùng chung tay hành động.

TS Etienne nhấn mạnh vai trò của truyền thông đối với việc nâng cao nhận thức cho người tham gia giao thông; gây ảnh hưởng, tác động đến các nhà làm chính sách về an toàn giao thông: "Phương tiện truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi phương tiện truyền thông giúp truyền tải những thông điệp quan trọng về sự an toàn đến công chúng. Mặt khác, truyền thông có thể gây áp lực lên các nhà làm chính sách, các nhà thiết kế, quy hoạch giao thông… thực hiện nghiêm túc và chú trọng hơn đến vấn đề an toàn cho những người tham gia giao thông. Công tác truyền thông cũng có thể giúp thay đổi tâm lý lái xe. Điều chúng tôi thực sự muốn thấy ở mọi quốc gia và mọi thành phố đều có môi trường giao thông an toàn. Chúng tôi muốn mọi người hiểu về an toàn, sống an toàn và có cách hành xử an toàn khi tham gia giao thông".

Bà Kelly Larson, Giám đốc Chương trình an toàn đường bộ, Quỹ Bloomberg phát biểu tại Hội thảo về an toàn đường bộ tổ chức 11-12/6/2024 tại New York. Nguồn:  Bloomberg

Bà Kelly Larson, Giám đốc Chương trình an toàn đường bộ, Quỹ Bloomberg phát biểu tại Hội thảo về an toàn đường bộ tổ chức 11-12/6/2024 tại New York. Nguồn:  Bloomberg

Theo bà Kelly Larson, Giám đốc Chương trình an toàn đường bộ, Quỹ Bloomberg, tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu, nhưng lại chưa được quan tâm thích đáng. Bởi vậy, để giảm thiểu và hạn chế tai nạn giao thông cần sự chung tay hành động của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có các cơ quan truyền thông thông qua việc nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông về tính nghiêm trọng của tai nạn giao thông, từ đó có những thay đổi, điều chỉnh về hành vi khi tham gia giao thông:

"Chúng tôi đang làm việc tích cực để tăng cường nhận thức, thông qua các bài viết, các chiến dịch truyền thông, thông qua các nhà báo để nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông về an toàn giao thông đường bộ. Chúng tôi đánh giá rất cao những hỗ trợ và cam kết của truyền thông trong việc giúp người dân hiểu ra tầm quan trọng của hạn chế tốc độ và giúp chính phủ có những cam kết cần thiết để giao thông trở nên an toàn hơn".

Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, nhiều thông tin chưa chính thống, sai lệch lan truyền trên mạng xã hội rất nhanh, làm cho nhiều người dân hiểu sai hoặc hiểu chưa thấu đáo về các quy định, chính sách, PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng cho rằng, lúc này, vai trò của báo chính chính thống nói chung và Kênh VOV giao thông nói riêng đã giúp đưa thông tin chính xác, định hướng dư luận, giúp cộng đồng hiểu rõ, hiểu đúng về các phương pháp đảm bảo an toàn giao thông.

"Trong nhiều năm qua, Kênh VOV Giao thoing đã đóng góp nhiều thông điệp, đặc biệt là những thông tin giao thông bổ ích cho người lái xe, người nghe đài, giúp giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông. Ngoài ra, VOV Giao thông cung cấp được những thông tin về quy định pháp luật hay những bài học thực hành tốt về giao thông cho những đối tượng khác nhau, trong đó có cả những nhà lập pháp, những nhà thực thi chính sách, giúp cho các lãnh đạo hoặc những người quản lý có sự nhìn và hiểu rõ hơn đối với vấn đề đảm bảo an toàn giao thông", PGS.TS Phạm Việt Cường cho biết.

Sau 15 năm hoạt động, Kênh VOV giao thông đã trở thành người bạn tin cậy đối với nhiều lái xe, người tham gia giao thông:

"Những thông tin ở Kênh VOV giao thông rất bổ ích, giúp cho tài xế chúng tôi lựa chọn lộ trình phù hợp để di chuyển trên đường".

"Kênh VOV giao thông là một Kênh phát thanh rất là hữu ích và luôn luôn đồng hành với tài xế tham gia giao thông trên đường. Thông tin theo thời gian thực giúp các tài xế, nắm bắt được về tình trạng giao thông ở những cung đường mà mình cần lưu thông qua. VOV giao thông cũng lan tỏa những nội dung hay về văn hóa, giúp các bác tài tham gia giao thông ngày một văn minh hơn".

"Tôi thấy là, nghe nhiều Kênh VOV GT, văn hóa của người tham gia giao thông nâng lên rất nhiều, tác động ngay vào hành vi của người lái xe. Khi tham gia giao thông thực hiện nghiêm các quy định của Luật giao thông, ngay cả cách ứng xử với nhau, trước đây rất bột phát, nhiều khi các va chạm nhỏ cũng cãi cọ, tranh giành rất phản cảm. Nhưng khi có kênh VOVGT, người ta có ý thức trách nhiệm hơn trong ứng xử".

Kể từ khi phát sóng, kênh VOV Giao thông (Đài Tiếng nói Việt Nam) trở thành những người bạn đường thân thiết của lái xe khi tham gia giao thông. Ảnh: Báo Giao thông

Kể từ khi phát sóng, kênh VOV Giao thông (Đài Tiếng nói Việt Nam) trở thành những người bạn đường thân thiết của lái xe khi tham gia giao thông. Ảnh: Báo Giao thông

Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh vai trò cầu nối của Kênh VOV giao thông giữa các nhà xây dựng chính sách và người dân, giúp các nhà lập pháp xây dựng những chính sách, quy định sát với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của người tham gia giao thông:

"Trên lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật, cũng như triển khai thực thi pháp luật về an toàn giao thông, Kênh VOVGT giữ vai trò then chốt. Kênh đã truyền tải, cung cấp các thông tin cho toàn dân, hiểu được các quy định của pháp luật, trật tự an toàn giao thông, cũng như vấn đề mới trong công tác quản lý trật tự an toàn giao thông. Ngoài ra, Kênh đã nêu ra những tấm gương người tốt việc tốt và những vấn đề bất cập trong giao thông".

Một số chuyên gia giao thông đường bộ đánh giá, trong nhiều năm qua, Kênh VOV Giao thông đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông, cùng với ngành giao thông, các cơ quan liên quan nỗ lực thực hiện các giải pháp  giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông hiệu quả hơn./.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hầm chui qua đường cho người đi bộ sạch sẽ, thoáng đãng nhưng vẫn 'ế'?

Hầm chui qua đường cho người đi bộ sạch sẽ, thoáng đãng nhưng vẫn "ế"?

Dọc các tuyến đường lớn, nhiều phương tiện qua lại như Nguyễn Xiển, Trần Duy Hưng, Phạm Hùng,... được bố trí hệ thống hầm chui cho người đi bộ. Theo khảo sát của PV VOV Giao thông, các hầm chui này đều được dọn dẹp sạch sẽ, có hệ thống đèn chiếu sáng và có lao công quét dọn, canh gác.

Để PCCC không còn là tiết học ngoại khóa

Để PCCC không còn là tiết học ngoại khóa

Nhờ các buổi tuyên truyền, và các tiết học về PCCC tại nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sóc Sơn, mà kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đã trở thành phản xạ của mỗi học sinh ở mọi lúc, mọi nơi.

Để không lợi bất cập hại

Để không lợi bất cập hại

Việc thưởng tiền báo tin vi phạm giao thông được coi là một trong những biện pháp nhằm huy động người dân báo tin vi phạm, tăng khả năng giám sát của cơ quan chức năng đối với các hành vi vi phạm giao thông.

7.500 tấn kết cấu thép nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được lắp đặt thế nào?

7.500 tấn kết cấu thép nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được lắp đặt thế nào?

Mới đây, Ban Quản lý Dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất cùng các bên liên quan đã kết thúc 120 ngày lắp đặt kết cấu thép cho nhà ga và chuyển sang giai đoạn 90 ngày hoàn thiện phần mái, mặt dựng và đóng điện toàn bộ công trình quan trọng này.

TP.HCM: Đường Nguyễn Công Trứ xuống cấp nặng, chắp vá nham nhở

TP.HCM: Đường Nguyễn Công Trứ xuống cấp nặng, chắp vá nham nhở

Thời gian vừa qua, hotline và panpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tuyến đường Nguyễn Công Trứ (phường 19, quận Bình Thạnh) xuống cấp, ngập nước, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, cuộc sống sinh hoạt - kinh doanh của người dân.

Xây dựng nhà ở, công trình cần tính toán thích ứng thiên tai

Xây dựng nhà ở, công trình cần tính toán thích ứng thiên tai

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày càng nhiều, mô hình nào cho các công trình nhà ở, trường học ở các vùng có nguy cơ thiên tai, hạn chế những thiệt hại về người và chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai?

“Lội hành” qua phố

“Lội hành” qua phố

Hà Nội có nhiều con đường dễ thương, nhưng cũng có những con đường khó thương, hoặc có lúc khó thương, như là khi ùn tắc, lụt lội. Bộ hành, bạn sẽ làm gì nếu bất đắc dĩ trở thành “lội hành” qua phố?