Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Báo chí đóng vai trò cốt lõi giúp nâng cao nhận thức về an toàn giao thông

PV: Thứ tư 19/04/2023, 15:00 (GMT+7)

Sáng nay (19/4), tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam số 58 Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Kênh VOV Giao thông và Ban Hợp tác quốc tế đã tổ chức buổi Hội thảo “Tác nghiệp báo chí về an toàn giao thông” với các khách mời đến từ nhiều đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước.

Đây là chuỗi các hội thảo nhằm hưởng ứng sáng kiến Đưa tin về an toàn giao thông đường bộ, trong Kế hoạch toàn cầu cho Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2021-2023 của Tổ chức Y tế thế giới.

Sáng 19/4, Kênh VOV Giao thông và Ban Hợp tác quốc tế đã tổ chức buổi Hội thảo “Tác nghiệp báo chí về an toàn giao thông”

Sáng 19/4, Kênh VOV Giao thông và Ban Hợp tác quốc tế đã tổ chức buổi Hội thảo “Tác nghiệp báo chí về an toàn giao thông”

Truyền thông đóng vai trò cốt lõi giúp nâng cao nhận thức người tham gia giao thông

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ gây ra gần 1.3 triệu ca tử vong có thể phòng tránh được và khoảng 50 triệu ca chấn thương mỗi năm. Các chấn thương do giao thông đường bộ hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 29 tuổi.

Nguy cơ tử vong do giao thông đường bộ ở các nước thu nhập thấp cao gấp 3 lần so với các nước thu nhập cao. Nếu không được can thiệp, ước tính tai nạn giao thông đường bộ có thể gây ra thêm 13 triệu cái chết và 500 triệu người bị thương tật trong thập kỷ tới, làm cản trở sự phát triển bền vững, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Tại buổi hội thảo, ông Trần Minh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết: “Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua đã rất nỗ lực trong việc kéo giảm tai nạn giao thông. Việt Nam đã thành lập Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và UB ATGT quốc gia cách đây gần 1 tháng cũng vừa tổ chức tổng kết đánh giá tình hình an toàn giao thông của năm 2022 và kế hoạch của năm 2023 và rõ ràng đây là vấn đề mang tính chất toàn cầu. Và ngay hội thảo của chúng ta đây cũng nằm trong hưởng ứng kế hoạch của Kế hoạch an toàn giao thông đến năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới”.

Ông Trần Minh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Ông Trần Minh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Phó Tổng Giám đốc Trần Minh Hùng tin tưởng rằng hội thảo sẽ là một cơ sở dữ liệu vô cùng quý giá cho các nhà báo, phóng viên trong quá trình tác nghiệp đưa tin về vấn đề an toàn giao thông: “Chúng ta truyền thông như thế nào để với mục đích mong muốn nhất là đạt hiệu quả cao nhất để mỗi một năm chúng ta kéo giảm tỷ lệ số vụ, số người chết số người bị thương vì TNGT. Đây là trách nhiệm chung của các phóng viên, nhà báo và của các cơ quan báo chí”.

Chia sẻ trực tuyến tại hội thảo, bà Philomena Gnanapragasam - Giám đốc Viện Phát triển Phát thanh – Truyền hình Châu Á – Thái Bình Dương (AIBD) cho rằng, chúng ta đều biết nạn giao thông là một vấn đề nghiêm trọng, không chỉ ở Việt Nam mà là còn là vấn đề toàn cầu. Đây là lý do vì sao mà WHO cùng với cả AIBD đã đưa ra một cây sáng kiến là thực hiện chương trình an toàn giao thông.

“Hội thảo đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi truyền thông đóng vai trò gần như cốt lõi giúp nâng cao nhận thức, ảnh hưởng, tác động đến những thay đổi chính sách, hành vi, ý thức tới cơ quản quản lý, những người tham gia giao thông”, bà Philomena cho biết.

Ông Greig Craft – Chủ tịch Quỹ phòng chống thương vong châu Á đánh giá cao nỗ lực của Nhà nước Việt Nam khi có những chương trình phòng chống, kéo giảm TNGT hiệu quả: “Đầu tiên là vấn đề về tốc độ. Hiện ở Việt Nam đang có những sáng kiến được áp dụng thành công và một số dự án được áp dụng tại khu vực trường học đã cho ra kết quả tốt.

Vấn đề thứ hai là rượu bia, chúng ta không có lý do nào để biện minh cho việc lái xe sau khi uống rượu bia, dù là làm tư nhân hay nhà nước.

Vấn đề thứ ba là mũ bảo hiểm, đây có thể được coi như vaccine dành cho đảm bảo ATGT, nhất là với trẻ em. Vấn đề về việc đội mũ bảo hiểm giả là không bao giờ có thể chấp nhận được”.

Hơn 90% số vụ TNGT đến từ ý thức chủ quan của người tham gia giao thông - đó là những lỗi ví dụ như đi không đúng làn đường, phần đường, vi phạm về tốc độ, không chú ý quan sát”

Hơn 90% số vụ TNGT đến từ ý thức chủ quan của người tham gia giao thông - đó là những lỗi ví dụ như đi không đúng làn đường, phần đường, vi phạm về tốc độ, không chú ý quan sát”

Hơn 90% vụ TNGT đến từ ý thức người tham gia giao thông

Chia sẻ tham luận tại buổi hội thảo, Đại tá Nguyễn Quang Nhật – Trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục CSGT – Bộ Công an cho biết, qua thống kê của Cục CSGT, tại Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây (từ năm 2012 – 2022), TNGT đường bộ chiếm hơn 92% về số vụ, số người chết, người bị thương trong tổng số vụ TN của các loại hình giao thông, gây thiệt hại rất lớn về con người và tài sản. Trung bình mỗi năm có hơn 8.000 người chết và gần 20.000 người bị thương trong các vụ TNGT đường bộ.

Ngoài ra, tình hình ùn tắc giao tông kéo dài còn xảy ra ở nhiều nơi và có xu hướng mở rộng về không gian và kéo dài về thời gian, đặc biệt tập trung tại các khu đô thị đông dân, các tuyến quốc lộ trọng điểm, thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, hiện vẫn chưa có giải pháp hiệu quả khắc phục.

Bên cạnh đó, tình hình vi phạm TTATGT vẫn ở mức cao và diễn ra phức tạp. Trong năm 2022, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 2.865.684 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền 4.124 tỷ đồng, tước 388.141 GPLX, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 614.520 phương tiện các loại.

“Trong 10 năm trở lại đây tuy TNGT có giảm trên từng năm, tuy nhiên chúng ta phải nhìn thấy số TNGT đường bộ vẫn chiếm tới 92 % kể cả về số vụ, số người bị chết và số người bị thương. Điều này cho thấy tỉ lệ cơ cấu giao thông tại Việt Nam vẫn đang quá lệch về giao thông đường bộ, chúng ta chưa sự đồng bộ để phát triển các loại hình giao thông khác như: Đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đường sắt… để gánh lại tỉ trọng hàng hóa và vận tải con người. Trung bình hằng năm tính trong 10 năm có hơn 8000 người chết vì tai nạn giao thông và gần 20.000 người bị thương trong tai nạn giao thông đấy là tính về đường bộ và điều đau sót là phần lớn nạn nhân này đang trong độ tuổi lao động”, Đại tá Nguyễn Quang Nhật chia sẻ tại buổi hội thảo.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật – Trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục CSGT – Bộ Công an

Đại tá Nguyễn Quang Nhật – Trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục CSGT – Bộ Công an

Chia sẻ thêm, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho hay, thời gian gần đây có những vụ tai nạn giao thông làm chết nhiều người đặc biệt nghiêm trọng, đặc biệt là chết người nhiều trong một gia đình, gây hậu quả tâm lý xã hội hết sức nặng nề: “Nếu phân tích kỹ ra nữa thì những phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông thì vẫn là mô tô chiếm phần lớn, chiếm tới 58,95 % các vụ tai nạn và cái thứ hai đó là xe tải, xe container, chiếm tới 21,69 % tổng số vụ tai nạn và điều này thì nó cũng phản ánh đúng với áp lực lên giao thông Việt Nam. Nguyên nhân chúng tôi phân tích thì nó vẫn chiếm tới hơn 90% từ ý thức chủ quan của người tham gia giao thông- đó là những lỗi ví dụ như đi không đúng làn đường, phần đường, vi phạm về tốc độ, không chú ý quan sát”.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo đảm an toàn giao thông trong tình hình mới, lực lượng cảnh sát giao thông đã và đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp từ tuyên truyền đến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Cùng với lực lượng cảnh sát giao thông, trong các năm qua, các cơ quan báo chí đã góp phần đắc lực đối với công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phản ánh các hoạt động, các gương người tốt, việc tốt của lực lượng cảnh sát giao thông trên cả nước.

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.