Top 13 lỗi trừ điểm bằng lái nhiều nhất 2025
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong khi đó, ngoài việc chôn lắp lộ thiên theo cách truyền thống thì địa phương vẫn chưa có giải pháp nào hiệu quả hơn để giải quyết bài toán xử lý rác thải.
"Trời gió lên như vầy thì nó hôi lắm! vừa hôi vừa khói. Có người cất nhà ngoài đó để ở nhưng chịu hỏng nỏi rồi nó bỏ của chạy luôn rồi."
"Buổi sáng, Gió nó hất hất hơi lên làm như là mùi dây điện bị cháy vậy đó. Hôi dữ lắm."
Đó phản ánh của người dân sống gần các bãi rác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mà chúng tôi ghi nhận được. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn vào khoảng từ 500 đến 600 tấn/ngày.
Trong đó, phát sinh nhiều nhất là thành phố Mỹ Tho với khoảng hơn 170 tấn/ngày và thấp nhất là huyện Tân Phú Đông với hơn 6 tấn/ngày. Toàn tỉnh hiện có 6 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt còn đang hoạt động theo phương pháp chôn lấp lộ thiên và đốt. Đa phần các bãi này đều trong tình trạng quá tải và chưa thực hiện đúng quy trình chôn lấp hợp vệ sinh dẫn đến mùi hôi và nước rỉ rác ảnh hướng đến môi trường xung quanh.
Bãi rác Tân Lập (ấp 5, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước) rộng khoảng 10ha là bãi rác tập trung lớn nhất của tỉnh hiện đang trong tình trạng quá tải. Lượng rác thải từ các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Thị xã Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho hàng ngày được tập kết về đây chất thành từng đống, bốc mùi nồng nặc. Chị Nguyễn Thị Cẩm có nhà cách bãi rác hơn 1 cây số tính theo đường chim bay nhưng vẫn khổ sở vì mùi hôi của bãi rác:
"Trời gió lên như vầy là hôi lắm, vừa hôi vừa khói. Nó đốt là con nít ở không được đâu nha. Hôi lắm. Trong bãi rác nó đốt là ra tới Tân Phước luôn. Còn ở đây là không chịu nổi luôn, đóng cửa lại bớt. Khói và hôi dữ lắm. Có miếng đất mít của ông kia mà nó hôi riết rồi, cái hơi của nó làm chết cả chục công đất của người ta luôn, rồi người ta phải bỏ đi."
Theo ghi nhận, xung quanh bãi rác Tân Lập không có ao chứa, nước rỉ rác chảy thẳng xuống kênh rạch và chảy thẳng vào rẫy khóm của người dân làm cho dòng nước trong vòng bán kính 2 cây số có màu nâu đỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Anh Trần Văn Cường có 2 ha đất trồng khóm cũng chịu ảnh hưởng vì nguồn nước bẩn khi tưới cây bức xúc:
"Mặc dù nó không rút vào trái khóm nhưng nó cứ táp táp, lá khóm nó cứ xám xám như thế này. Dù ảnh hưởng nhưng vào mùa hạn bắt buộc cũng phải tưới chứ, không thì nước đâu mà tưới. Nói chung nước bải rác này nó bao phủ hết toàn bộ khu này luôn."
Trong khi đó ở khu vực phía đông, bãi rác tập trung Long Chánh trên địa bàn xã Long Chánh, Thị xã Gò Công cũng ở vào cảnh tương tự. Bà Nguyễn Thị Thu sống gần bãi rác trong nhiều năm qua phản ánh:
"Bữa nay là ít, coi như buổi chiều từ giờ này tới tối là không ra đường được. Bây giờ là quá bức xúc của người dân rồi, sống không nổi, một là nước noi, hai là khó, qua mùa kia là thúi hôi, ruồi nhặn."
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm từ các bãi rác, năm rồi, UBND tỉnh Tiền Giang có chủ trương mời gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy đốt rác tại bãi rác Tân Lập nhưng đến nay công tác này vẫn chưa thực hiện được. Ông Nguyễn Văn Búa, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV công trình đô thị Mỹ Tho cho biết:
"Bãi rác nay đã quá tải, đề xuất tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác mới căn cơ nhất. Giải pháp tình thế là xe rác vô thì mở cửa, cửa thấp thì đang đầu tư thêm một cửa nữa. Mùi hôi thì xử lý như từ nào giờ."
Mới đây, vào ngày 10/10/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt bổ sung dự án Nhà máy xử lý rác thải Long Chánh vào danh mục dự án mời gọi đầu tư với tổng vốn đầu tư dự kiến ở vào khoảng hơn 182 tỷ đồng, công suất xử lý dự kiến 300 tấn rác/ngày. Công nghệ xử lý bằng phương pháp đốt, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và quy chuẩn về môi trường hiện hành.
Việc nhanh chóng triển khai các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung là vô cùng khẩn thiết để giúp tỉnh Tiền Giang tăng cường khả năng xử lý rác thải sinh hoạt, hạn chế ô nhiễm, không làm ảnh hưởng sản xuất và đời sống nhân dân.
Đừng để lộ trình phân loại rác tại nguồn chỉ là phong trào!
Để không quá tải những bãi rác hiện nay thì việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp được lựa chọn, vừa nâng cao ý thức trong từng hộ gia đình vừa giảm áp lực thu gom, xủ lý. Từ cuối năm 2021, nhiều địa phương ĐBSCL đã thí điểm mô hình này nhưng đến nay, kết quả mỗi nơi mỗi khác.
Tháng 04/2021, Sở TN&MT TP Cần Thơ khởi động thực hiện mô hình thí điểm phân loại rác thải tại nguồn ở quận Ninh Kiều, hướng dẫn hộ gia đình tận dụng lại lượng rác thải có thể tái chế, giảm lượng chất thải cần chôn lấp và cung cấp lượng rác thải theo chuẩn cho nhà máy đốt rác.
Chị Nguyễn Thị Ánh Hường là một trong những hộ tiên phong áp dụng. Hai năm nay, chị Hường dạy cho con mình thói quen này để giảm bớt gánh nặng nguy hiểm cho công nhân thu gom rác và giảm tác hại đáng kể cho môi trường.
Chị Nguyễn Thị Ánh Hường, ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết: "Rác sinh hoạt hằng ngày như: Rau, cá, mì… thì để riêng. Còn rác 1 tuần mới bỏ 1 lần là giấy vệ sinh. Có cái bao để phía nhà sau để gom và phân loại chai nhựa, lon nhựa, lon nước ngọt… bán ve chai."
Cũng trên địa bàn TP Cần Thơ, nhiều hàng quán lại có nhận thức khác với chị ánh Hường, có thể vì bận bịu, hoặc chưa tự giác mà đã để chất thải rắn nguy hại lẫn lộn, khiến cho công tác thu gom gặp nhiều khó khăn. Ông Lý Văn Hùng – công nhân thu gom rác trên địa bàn TP Cần Thơ cho biết:
"Thí dụ như miễn đồ đó, nhiều người dồn chung vô rác bình thường. Mình đâu có biết, thọt tay vô trúng đứt tay máu chảy phúng phúng. Hai bàn tay Chú bây giờ nó nát bấy hết rồi nè. Có quán này quán khác, người vầy người khác nhưng mà công việc Chú làm thì Chú hơi buồn. Buồn vì người ta thiếu ý thức."
Mới đây nhất, người dân sống dọc huyện lộ 22, đoạn qua huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long than phiền rằng, phải sống chung với những bãi rác tự phát, công tác thu gom không triệt để, còn bỏ sót nhiều loại rác nguy hiểm. Thực hư câu chuyện được tìm hiểu tận gốc thì biết ra, đơn vị chỉ thu gom phần rác sinh hoạt, còn rác phế phẩm xây dựng thì nhà máy không xử lý được.
Ông Lê Văn Út Em, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Hồ cho biết: "Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo, UBND xã sẽ chịu trách nhiệm làm các công việc tiếp theo. Một phần do ý thức người dân chưa tốt, cứ chạy xe ngang thì quăng bọc rác, lâu ngày sẽ nhiều thêm, xe rác cũng khó mà thu gom triệt để. Thêm nữa, ý thức phân loại rác cũng chưa cao."
Theo luật Bảo vệ Môi Trường thì từ ngày 1/1/2025, gia đình nào không phân loại rác sẽ bị phạt, chi trả toàn bộ chi phí thu gom và phân loại rác theo khung rác nhiều thì sẽ trả phí nhiều. Dẫu biết đây là lợi ích cho cả đôi bên, nhưng lộ trình thí điểm phân loại rác tại các địa phương ĐBSCL vẫn còn nhiều “chông gai” mà phần lớn xuất phát từ nhận thức của người dân.
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Mưa lũ, sạt lở đất, đặc biệt là lũ đất đá liên tiếp xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tại sao lại có hiện tượng lũ kèm đất đá? Có những dấu hiệu nào để có thể nhận biết và phòng tránh thảm họa lũ đất đá ập đến bất ngờ?
Theo đại diện Cục CSGT, mức xử lý vi phạm nồng độ cồn và mũ bảo hiểm sẽ được giữ nguyên theo như nghị định 100 vì trong thời gian qua được người dân rất ủng hộ.
Giữa đêm khuya trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo, lái xe khách 16 chỗ vô tư trải chiếu ngủ trước đầu xe cho đến khi lực lượng chức năng đánh thức.
Hiện nay trên tuyến phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân (Hà Nội), xảy ra tình trạng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây cản trở giao thông, đặc biệt là gần khu vực ngã ba tuyến đường giao với đường Lê Trọng Tấn. VOV Giao thông sẽ trò chuyện với người dân tại khu vực để rõ hơn về tình trạng này.
Bảo tồn, trùng tu một di tích lịch sử, văn hóa nào đó là công việc rất bình thường và vẫn diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Việc bảo tồn mục đích kéo dài tuổi thọ của những di sản thế hệ trước để lại, cho các thế hệ sau có dịp chiêm ngưỡng, học hỏi…
TP Hà Nội quyết định thay đổi quy mô, dừng nhiều hoạt động trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ tổ chức những hoạt động thực sự cần thiết, bảo đảm tiết kiệm và an toàn giao thông, trật tự đô thị.