Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên sau hơn 2 tháng, Quyết định 44 đã bộc lộ một số vướng mắc như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương đến nay vẫn chưa hoàn thiện.
Về vấn đề này, PV VOV Giao thông cũng đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Cẩm Tuấn - Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
PV: Xin ông cho biết sau hơn 2 tháng triển khai Quyết định 44 của UBND tỉnh về việc tách thửa đất, hợp thửa đất cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai như thế nào, những thuận lợi, khó khăn và hướng đề xuất xử lý ra sao?
Ông Trần Ngọc Cẩm Tuấn: Qua hơn 2 tháng triển khai Quyết định 44, số lượng hồ sơ tách thửa đất, hợp thửa đất tại hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đã tiếp nhận hơn 4.240 hồ sơ (trong đó có trên 3.301 hồ sơ đo đạc lập sơ đồ vị trí tách thửa đất, hợp thửa đất và hơn 939 hồ sơ thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất).
Qua đó, cho thấy Quyết định 44 triển khai đã đáp ứng được yêu cầu về mặt quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đất đai, giúp định hướng, hỗ trợ việc thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, giải quyết được nhu cầu chính đáng và quyền lợi hợp pháp của người dân trong việc tách thửa đất, hợp thửa đất.
Quyết định 44 cũng đã kịp thời tháo gỡ được “nút thắt” về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý hồ sơ tách thửa đã được quy định tại Quyết định 15 trước đây.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số khó khăn, đó là nhiều địa phương quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ với nhau; như quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/5.000 và quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 chưa được phê duyệt kịp thời, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân trong việc tách thửa đất, hợp thửa đất.
Để giải quyết vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh việc lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/5.000 và quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 trên địa bàn theo thẩm quyền, để đảm bảo các quy định về tách thửa theo Quyết định 44 cho người dân.
PV: Ông có thể cho biết những điểm mới của Quyết định 44 so với Quyết định 15 trước đây?
Ông Trần Ngọc Cẩm Tuấn: Quyết định 15 trước đây quy định việc tách thửa đất được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch 1/500 thì áp dụng quy hoạch phân khu 1/2000 và quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc, đây là điểm vướng.
Do vậy, Quyết định 44 lần này cũng đã sửa đổi vấn đề này; cụ thể, việc tách thửa của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch xây dựng 1/500 thì áp dụng các quy hoạch phân khu xây dựng lớn hơn như quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/5.000, quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Còn đối với đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thì không áp dụng các quy hoạch xây dựng để giải quyết thủ tục tách thửa đây là điểm mới.
Trước đây Quyết định 15 quy định tổ chức khi tách thửa theo dự án đầu tư thì thửa đất phải phù hợp với quy hoạch chi tiết, bản vẽ tổng mặt bằng kèm theo nội dung thiết kế cơ sở của dự án đối với dự án không phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy định xây dựng.
Còn bây giờ Quyết định 44 quy định tổ chức khi tách thửa đất theo dự án đầu tư thì chỉ cần phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt. Đồng thời quy định hạ tầng kỹ thuật dự án phải được nghiệm thu, đủ điều kiện đưa vào sử dụng trước khi thực hiện thủ tục tách thửa.
Diện tích tối thiểu và điều kiện tách thửa của từng loại đất phải đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu Quyết định số 44 của UBND tỉnh, các thửa đất sau khi tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m đây là những điểm mới so với Quyết định 15 trước đây.
PV: Đối với những thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm đã được tách thửa cấp sổ trước đây nhưng không có đường giao thông hoặc có đường nhưng không do nhà nước quản lý, vậy trường hợp này, người dân có được xin chuyển đổi lên đất ở nếu thửa đất đó nằm quy hoạch đất ở?
Ông Trần Ngọc Cẩm Tuấn: Các trường hợp thửa đất nông nghiệp được thực hiện tách thửa theo các Quyết định tách trước đây thuộc quy hoạch sử dụng đất sử dụng làm nông nghiệp (diện tích tách thửa từ 500m2 đến 1.000m2) để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nay, người dân để được chuyển mục đích sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc quy hoạch đất ở và thẩm quyền giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Do vậy, khi người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, họ nên liên hệ với UBND cấp huyện để được hướng dẫn và thực hiện thủ tục theo đúng quy định.
PV : Xin cảm ơn ông.
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.
Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…
Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?
Kể từ thời điểm ban hành Luật thuế GTGT đầu tiên vào năm 1997 đến nay, Luật thuế này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng giai đoạn.
Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, tức từ ngày 1/1/2025 đến hết 30/6/2025.