Để phụ huynh không còn lý do
Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thế nhưng, nếu nhìn vào thực trạng đang diễn ra tại 1 số khu nhà ở tái định cư trên đia bàn thủ đô, người dân buộc lòng phải đặt ra câu hỏi về chất lượng và trách nhiệm của cơ quan quản lý về những khu nhà này.
Ghi nhận của PV Kênh VOV Giao thông tại khu nhà ở tái định cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội).
Nước dột tứ phía quanh căn nhà.
Tường ẩm mốc, bong tróc.
Chẳng cần chạm tay vữa cũng tự rơi ra, để lại những mảng xi măng xám xịt.
Đây là tình trạng chung của rất nhiều hộ dân sống tại khu tái định cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội). Chuyển đến ở tại tòa nhà B3A từ năm 2006, ngày nào gia đình chị Cao Thanh Phương cũng phải quét dọn vài lần để đảm bảo vệ sinh bởi lẽ những mảng tường nhà từ khi chuyển đến liên tục bị lở loét xi măng, thấm dột nước từ các căn hộ khác.
Chị Phương cho biết, do hoàn cảnh khó khăn, gia đình chị Phương không có tiền để sửa sang nhà cửa nên đành phải chấp nhận sống chung với những bức tường lở loét, ẩm ướt, thấm dột:
“Nhà mình tường lở loét, bung bét hết rồi. Mình về nhà như thế nào thì giờ để nguyên thế thôi, mình giờ chỉ xin hỗ trợ ít xi măng để sửa chữa thôi, lúc nào cũng đày xi măng vào đầy nhà, đầy người, bây giờ tường xuốt ngày bị bửa ra thì phải có tiền đập hết đi để xây lại mới hết…”
Không chỉ riêng nhà B3A, tại nhà A6 của khu tái định cư nam Trung Yên cũng trong tình trạng xuống cấp không kém. Nằm tại vị trí được coi là khu đất vàng của quận Cầu Giấy, thế nhưng hiện nay hơn 400 hộ dân sinh sống tại đây đang sống trong thấp thỏm lo sợ bởi căn hộ đang xuống cấp từng ngày, buộc gia chủ phải dọn đồ đạc để tránh những chỗ tường thấm dột, bong tróc…
Theo bà Vũ Thị Nguyệt, tổ trưởng Tổ dân phố số 51 (phường Trung Hòa, Cầu Giấy) cho biết, khu nhà A6 được đưa vào sử dụng từ năm 2010. Đến năm 2016, khi nghiệm thu, công trình này đã xuất hiện hiện tượng thấm dột nhiều chỗ, thâm chí phía bên ngoài tòa nhà cũng bị bong tróc từng mảng sơn lớn, khiến cả khu nhà trở nên nhếch nhác, lạc lõng giữa hoàng loạt tòa nhà khang trang, hiện đại.
“Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, người ta mở rộng đường Lê Văn Lương, đưa số dân cư ở đó đến đây. Làm công trình rất vội để đưa cư dân vào nên nó mới không đảm bảo chất lượng, xi măng cát không đủ đảm bảo kết dính nên mới lộ hết cả hàng gạch ống ra.
Từ năm 2012 đến 2016 khi nhiệm thu công trình đã thấy bị thấm dột rồi, mới được 4 năm sử dụng đã bị long tróc hết rồi, đấy là do chất lượng công trình. Có 11 tầng, mỗi tầng có 11 căn hộ, giờ cứ ra đầu hồi sờ tay vào là rụng hết xi măng rồi, chưa nói đến trong nhà, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều bị như thế hết cả”, bà Nguyệt cho biết.
Thấp thỏm, lo sợ, chờ đợi mà chưa biết đến khi nào mới được sửa chữa. Đây là tâm lý của hầu hết các hộ dân đang sống tại khu nhà A6. Theo các hộ dân ở đây, ngoài nỗi lo nhà cửa xuống cấp, thì vấn đề về thang máy, máy phát điện hỏng cũng không được bảo trì sửa chữa thường xuyên. Có thời điểm cư dân phải góp tiền sửa thang máy nhưng không được bao lâu lại hỏng. Điều đáng nói, có thang máy đã phải dừng hoạt động vì thương xuyên rơi tự do, khiến người dân cảm thấy bất an trong chính tòa nhà của họ.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, sống tại căn hộ P309 tòa A6C chia sẻ: “Tường bong tróc hết, lở hết, xung quanh nhà chỗ nào ẩm mốc là bị đột hết, trời mưa ẩm hết vào nhà. Mình phải quét dọn thường xuyên và dọn dẹp thường xuyên hơn. Từ khi mình về đây ở, 1-2 năm đầu người ta còn lên dọn dẹp, chát cho mình ít vữa thôi, còn chưa thấy lên hỗ trợ và nói gì với gia đình cả. Người dân cũng phản ánh nhiều nhưng cũng không được để tâm lắm. Tình trạng hỏng và kẹt thang máy thì nhiều, ảnh hưởng đến người dân và nhiều người cao tuổi”.
“Bao giờ được sửa chữa?”, đây là câu hỏi mà hầu hết người dân đặt ra với phóng viên VOV Giao thông để nhờ được giải đáp trong khi ghi nhận tình trạng nhà ở xuống cấp tại khu tái định cư Nam Trung Yên.
TP. Hà Nội từng đưa ra mục tiêu, khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Thế nhưng, với tình trạng hiện nay của khu nhà tái định cư Nam Trung Yên, thì người dân có quyền đặt ra câu hỏi về sự an toàn cho chính tính mạng của họ. Và câu hỏi: “Khi nào khu nhà sẽ được sửa chữa?” từ bao lâu nay vẫn chưa thể có câu trả lời.
Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là đối với các công trình, dự án trọng điểm, UBND TP.HCM vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành liên quan cùng UBND các quận, huyện, yêu cầu đẩy mạnh thực hiện đợt cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Giấy xác nhận về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe hai bánh, hay cách gọi khác là “thẻ hành nghề” dành cho xe ôm, shipper – Đây là nội dung đề xuất được UBND TP. Hà Nội đang xây dựng nhằm quản lý hoạt động này. Những tài xế xe ôm, shipper phản ứng thế nào về đề xuất này?
Theo thống kê của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 28 vụ tai nạn đường sắt, làm 10 người chết, 17 người bị thương. Dù số vụ giảm, nhưng số người chết tăng 25% so với cùng kỳ.
Tình trạng vượt đèn đỏ vẫn còn phổ biến tại nhiều nút giao của thủ đô, CSGT nhận định hành vi trên thuộc về lỗi ý thức người tham gia giao thông, việc vi phạm chủ yếu diễn ra vào các khung giờ cao điểm.
Theo thống kê, độ tuổi kết hôn trung bình tại TP.HCM thời gian gần đây đã tăng lên 30,4 tuổi, trong khi mức sinh tại địa phương dừng ở mức 1,32 con/gia đình, thấp nhất cả nước.
Hiện nay có quá nhiều chất gây ô nhiễm nhưng bụi mịn PM 2.5 là chất nguy hiểm nhất vì gây tác hại đến sức khỏe, hệ hô hấp, tuần hoàn và nó được ghi nhận là tác nhân gây ung thư.