Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nhiều năm chạy xe khách, anh Phan Hoài Nam, nhà xe Nam Nhàn, chạy tuyến Hà Nội – Thanh Sơn (Phú Thọ) rất phấn khởi khi biết thông tin dọc hành trình Quốc lộ 32 từ Hà Nội đi Phú Thọ có 13 điểm đón trả khách cho xe tuyến cố định. Bởi lâu nay, do không có điểm đón trả khách, nên nhiều trường hợp có khách cũng không dám dừng, vì sợ bị phạt:
"Lắp từ cầu Trung Hà, ví dụ, sang cầu Trung Hà là một điểm, đến Quảng Oai môt điểm, đầu Sơn Tây một điểm… tóm lại không có những điểm đó là không đi được, rồi xe khách phá luồng tuyến hết, đi chả có khách, mà bắt khách thì công an lại bắt, nên phải làm thế xe khách mới chạy được", anh Nam nói.
Một số nhà xe, hành khách cũng cho rằng, có những điểm đón trả khách cho xe tuyến cố định sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận tải và hành khách thực hiện:
"Chưa có những điểm đấy thì đón trả khách rất bất tiện. Nhà nước ra những điểm như thế chúng tôi thấy tốt và thuận tiện. Đối với hành khách cũng thuận tiện luôn, không phải đón chỗ này, đón chỗ kia".
"Vào bến, bạn phải gửi xe các thứ, rồi đi bộ cũng khá xa, mà cũng chen chúc nhau, mình cũng không thích".
"Về quê phải vào bến xe mua vé mới về được, cũng thấy bất tiện".
Theo thông báo của Sở GTVT Hà Nội, ngoài 13 điểm trên Quốc lộ 32, các tuyến Quốc lộ 2, 3, 6, Quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh cũng đều được thiết kế các điểm đón trả khách cho xe tuyến cố định. Theo Sở GTVT Hà Nội, việc có thêm các điểm dừng đón trả khách cho xe tuyến cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xe nâng cao hiệu quả phục vụ hành khách.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng, việc hình thành hệ thống điểm đón trả khách cho xe tuyến cố định về mặt nhu cầu là rất cần thiết và nhiều địa phương đã thực hiện việc thiết lập các điểm dừng, đón trả khách cho xe tuyến cố định. Tuy vậy, ông Quyền cũng lưu ý, các điểm dừng đón trả khách cần được xây dựng dựa trên nhu cầu đi lại của hành khách:
"Cái này sẽ phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như nhu cầu đi lại, bởi không thể dùng ý chí của cơ quan quản lý nhà nước để bắt hành khách dồn về đầu bến được. Khi người ta có nhu cầu đi lại người ta có thể đăng ký qua mạng hoặc kết nối với nhà xe để hẹn điểm người ta sẽ lên xe. Cái đó vừa đảm bảo sự tiện lợi cho hành khách, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị vận tải, vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo TTATGT", ông Quyền cho biết.
Tuy vậy, tài xế Bùi Văn Nghĩa, chạy tuyến Hà Nội – Hòa Bình cho rằng, tại các địa điểm đông dân cư, trong đô thị, xe dù bến cóc hoạt động nhiều thì lại thiếu điểm dừng đỗ. Nghịch lý này khiến nhà xe chạy tuyến cố định gặp khó khăn.
Tài xế Bùi Văn Nghĩa cho rằng, cùng với việc hình thành các điểm đón trả khách trong đô thị, cơ quan chức năng cần có giải pháp xử lý tình trạng xe dù, bến cóc thì các điểm dừng đón trả khách mới có thể hiệu quả:
"Trong nội thành có thì là cái tốt, vì dọc đường hầu như không có khách mấy, các điểm trong nội thành là điều rất quan trọng với anh em lái xe ở đây. Khi làm được những điểm đấy thì thanh tra giao thông, các Sở, ban ngành, CSGT, Cảnh sát trật tự người ta phải dẹp được các bến cóc xe dù đi thì mới hoạt động hiệu quả được", tài xế Nghĩa nói.
Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, Trường đại học Việt Đức cũng cho rằng, cùng với việc lập các điểm dừng, đón trả khách cho xe tuyến cố định, lực lượng chức năng cần mạnh tay xử lý nghiêm các trường hợp nhà xe dừng đón trả khách sai nơi quy định để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông và mất an toàn giao thông:
"Thành phố cần siết chặt quản lý đón khách bên ngoài bến xe, phạt nặng những đơn vị đón xe không đúng điểm đón quy định. Phải áp dụng những giải pháp về công nghệ, trong đó camera an ninh để xử phạt nguội là mấu chốt để chúng ta xóa xổ những bến cóc, bến dù", Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết.
Việc xây dựng các điểm dừng đỗ đón trả khách tuyến cố định lâu nay được coi là giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của hành khách và hạn chế tình trạng xe dù bến cóc. Tuy vậy, thực tế triển khai điểm dừng đón trả khách rất ít phát huy hiệu quả khi thiếu nghiên cứu nhu cầu của hành khách, và đi cùng với nó không có các giải pháp xử lý mạnh với trường hợp dừng đỗ sai quy định.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Có điểm đón trả khách là chưa đủ.
Việc Sở GTVT Hà Nội dự kiến xây dựng 41 điểm dừng đón trả khách tuyến cố định đã cho thấy việc quản lý đã tiếp cận nhu cầu và lợi ích của hành khách, của doanh nghiệp vận tải.
Nếu triển khai hiệu quả, vị trí thuận lợi cho hành khách, các điểm dừng đỗ, đón trả khách này sẽ trở thành điểm tựa cho các doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính, đồng thời hạn chế được tình trạng xe dù, bến cóc khi người dân ngại đến bến.
Thậm chí, lãnh đạo Bộ GTVT từng coi việc xây dựng các điểm dừng đón trả khách là giải pháp mang lại hiệu quả kép, không những giải quyết được tình trạng xe dừng, đỗ đón trả khách chiếm hết lòng đường, gây mất ATGT, mà khi có các điểm dừng đỗ sẽ dần tạo ý thức cho hành khách khi có nhu cầu đi xe khách là nghĩ ngay tới phải đến các điểm này để đón xe…
Tuy vậy, thực tế việc triển khai các điểm đón trả khách tại Hà Nội thời gian qua cho chưa cho thấy nỗ lực để đạt được những mục tiêu này. Cụ thể, giữa năm 2019, Sở GTVT Hà Nội từng thí điểm 2 điểm dừng đỗ đón trả khách gần cầu vượt Kim Chung, thuộc đường Võ Văn Kiệt và 1 cặp điểm dừng tại km số 8+200, thuộc Quốc lộ 2 (gần lối vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai). Tuy vậy, các điểm dừng đỗ này chỉ cắm một biển báo, giống như điểm dừng xe buýt, không có mái che, đặc biệt là xa khu dân cư, nên rất vắng khách.
Thất bại của việc thí điểm 2 điểm dừng đón trả khách này khiến ý đồ quy hoạch 25 cặp điểm đón trả khách trên các quốc lộ đưa ra cuối năm 2019 cũng không thực hiện được.
Điều đó cho thấy, việc thiết kế các điểm dừng đón trả khách cho xe tuyến cố định là một chuyện, việc xây dựng, quản lý, vận hành một cách hiệu quả các điểm đón trả khách này mới là việc khó. Bởi các điểm đón này chỉ phát huy tác dụng khi thu hút được hành khách. Để đạt mục tiêu này, trước khi áp dụng, các cơ quan thực thi cần phải nghiên cứu và tính toán thật sự tỉ mỉ, cẩn trọng. Trong đó, quan trọng nhất là việc lựa chọn địa điểm xây dựng các điểm dừng đón trả khách cũng như công tác quản lý những điểm dừng này sau khi đưa vào sử dụng.
Tuy vậy, đến thời điểm này, Sở GTVT Hà Nội mới công bố địa điểm xây dựng các điểm dừng đón trả khách, mà chưa có thông tin về kết quả khảo sát nhu cầu của hành khách như thế nào. Do vậy, cùng với việc khảo sát, lựa chọn điểm đón trả khách phù hợp, Sở GTVT Hà Nội cần có kế hoạch rõ ràng trong việc vận hành, khai thác những địa điểm này.
Đặc biệt, cùng với việc vận hành các điểm đón trả khác được lựa chọn, cũng cần có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm với các nhà xe dừng đỗ sai quy định, đặc biệt là việc lập bến cóc, xe dù, để những doanh nghiệp làm ăn chân chính yên tâm hoạt động.
Về phía các doanh nghiệp vận tải, không thể chỉ trông chờ nỗ lực của cơ quan quản lý. Bản thân doanh nghiệp cũng cần đổi mới cách quản lý, tăng cường áp dụng công nghệ, cho phép và khuyến khích hành khách mua vé trước, mua online, hẹn thời gian đưa đón tại những địa điểm hợp lệ. Khi nhà xe chủ động kế hoạch phục vụ, cũng làm giảm lượng xe dù khi hành khách tuyến cố định được phục vụ chu đáo.
Thực tế, người dân vẫn thường chọn bắt xe dọc đường thay vì phải vào tận bến xe, vừa xa xôi, vừa lộn xộn. Do vậy, mô hình xây dựng các điểm dừng đón trả khách cố định dọc đường thay vì bắt nhà xe hoạt động tập trung trong các bến xe là một hướng cần thiết.
Nhưng chỉ có điểm dừng đón là chưa đủ, mà cần nỗ lực của cả cơ quan quản lý, các doanh nghiệp vận tải và cả hành khách. Thực hiện hiệu quả điều này, sẽ góp phần hiệu quả trong việc ngăn chặn vấn nạn “bến cóc, xe dù”./.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.