Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Sài Gòn sống và yêu: 3 thập kỉ ghi dấu cùng những bức phù điêu

Huy Phong - Trọng Nhân: Thứ ba 27/08/2024, 14:57 (GMT+7)

Suốt hơn 3 thập kỉ đeo đuổi nghề đắp phù điêu, nghệ nhân Chế Thanh Tiến đã để lại nhiều điểm nhấn tại các di tích không chỉ tại mảnh đất Sài Gòn mà còn trải dài khắp dải đất Nam Bộ.

Tranh phù điêu là một loại hình mỹ thuật đắp nổi được vẽ và đắp nặn trên một mặt phẳng để tạo ra những đường nét và hình thù dựa trên đôi bàn tay của người nghệ nhân. Tranh phù điêu đã lưu dấu trên nhiều công trình kiến trúc cổ như đình, đền, chùa, … với đủ loại linh vật uy nghi.

Và tại một góc nhỏ ở quận Gò Vấp (TP.HCM), đã từng có một người nghệ nhân đã từng ghi những dấu ấn của nghề đắp phù điêu lên nhiều công trình lớn nhỏ không chỉ ở mảnh đất Sài Gòn, mà còn trải dài khắp vùng đất Nam Bộ. 

Nghệ nhân Chế Thanh Tiến cùng bức phù điêu Đình Thần Thông Tây Hội.

Nghệ nhân Chế Thanh Tiến cùng bức phù điêu Đình Thần Thông Tây Hội.

Chiều một ngày cuối tuần, chúng tôi hẹn gặp lại chú Chế Thanh Tiến, người nghệ nhân đã đắp lên bức phù điêu “Di tích Quốc Gia – Đình Thông Tây Hội” tại chính ngôi đình cổ tại Gò Vấp, với tuổi đời hơn 300 năm này. Một góc nhỏ sân đình, người nghệ nhân nhỏ, gầy, đen nhẻm đã trạc cái độ tuổi ngũ tuần vẫn đang cặm cụi sửa chữa những vật dụng hỏng hóc trong ngôi đình. Ngồi xuống dưới gốc đa già, bên bàn trà nhỏ, chú kể cho chúng tôi nghe về cái cơ duyên đã đưa ông đến với nghề đắp phù điêu này.

Sinh ra trong một gia đình chẳng mấy khá giả ở mảnh đất Gò Vấp, rồi cũng chẳng đủ điều kiện để học hành thế nên từ sớm đã phải lao động để kiếm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống. Những ngày còn đi làm phụ hồ, nhìn thấy những nghệ nhân điêu khắc phù điêu, ông đã bắt đầu lân la học hỏi.

Bằng tình yêu và nhiệt huyết của chàng trai Chế Thanh Tiến thuở nào, từ nhìn ngắm, rồi trở thành niềm đam mê chảy trong người lúc nào chẳng hay. Học hỏi, tự tìm tòi, mày mò, và rồi đắp phù điêu đã trở thành cái nghề mà sau này đã trở thành một phần tình yêu, một phần đam mê, một phần tuổi trẻ của người nghệ nhân ấy.         

“Đam mê thì rất là đam mê, tại vì mình làm càng ngày mình càng ghiền. Bởi mình làm cái số 1 thì mình sẽ nghĩ tới bước số 2. Đâm ra nó cứ cuốn theo từ từ. Rồi mình ngồi suy nghĩ ra những bối cảnh này, bối cảnh nọ", nghệ nhân Chế Thanh Tiến cho biết.

Suốt hơn 3 thập kỉ đeo đuổi cùng cái nghề đắp phù điêu, nghệ nhân Chế Thanh Tiến đã để lại nhiều điểm nhấn tại các di tích không chỉ tại mảnh đất Sài Gòn mà còn trải dài khắp dải đất Nam Bộ. Bên cạnh tấm phù điêu được cẩn bằng mảnh sành, trạm trổ đôi rồng, cùng tấm bảng vàng đề “Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc Gia – Đình Thần Thông Tây Hội” đặt trước cổng, và nhiều công trình khác tại mảnh đất Sài Gòn. Nghệ nhân Chế Thanh Tiến đã để lại dấu ấn trong suốt hành trình của mình với 10 phù điêu hình Rồng được cẩn bằng mảnh chén tại đình thờ Bình Nhâm, ngôi đình có tuổi đời hơn 300 năm mang đậm giá trị tâm linh và văn hoá của vùng đất Bình Dương.

Không những thế, đôi tay tài hoa của người nghệ nhân ấy cũng đã góp phần trong hành trình trùng tu lại khu mộ Hội Đồng Suông, một di tích cấp tỉnh của Tỉnh Kiên Giang.

“Trùng tu lại những cái bị sứt, bị gãy. Những cái bị phai màu thì mình sơn son thiếp vàng lại", nghệ nhân Chế Thanh Tiến cho biết.

Đôi cột nến được nghệ nhân Chế Thanh Tiến đắp nặn cho ngôi đình

Đôi cột nến được nghệ nhân Chế Thanh Tiến đắp nặn cho ngôi đình

Suốt chặng đường bấy nhiêu năm tháng đeo đuổi với cái nghề đắp phù điêu cũng có đầy đủ những cung bậc cảm xúc đôi với người nghệ nhân ấy. Khởi đầu đơn giản với 2 chữ đam mê, rồi dần dà, gắn bó cùng cái nghề ấy ông lại càng yêu thêm.

Dẫu dãi nắng dầm mưa, dẫu cho đôi tay cũng in hằn những vết sạn chai theo thời gian, thế nhưng tình yêu với nghề phù điêu với ông vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai. Dù có đôi lúc công việc chẳng hề suôn sẻ như ý muốn thế nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ. Bởi đối với ông mỗi lần thất bại là một bài học cho hành trình của riêng mình.

Hơn nửa cuộc đời gắn bó cùng niềm đam mê dành cho nghề đắp phù điêu, giờ đây khi đã ngoài 50, người nghệ nhân ấy cũng đã chẳng còn đủ sức lực để tiếp tục trên hành trình ghi dấu ấn của mình qua những bức phù điêu.

Thoáng chút trầm tư trong ánh mắt của người đàn ông nhỏ, gầy, đen nhẻm ấy, nhìn ngắm lại những phù điêu, những chiếc cột, chiếc bàn thờ trong đình được chính bản tay mình đắp nặn:“Tại cái duyên tới đó, tới đó thì nó sẽ từ từ chậm lại. Giờ nhiều khi những tác phẩm mình làm xong, mình nhìn lại chắc chắn mình làm không nổi. Tại vì ngày xưa nó còn cái máu lửa, còn giờ thì hết máu lửa rồi. Nó chậm lại rồi. Mình nghĩ mình làm không được mà mình nhìn lại mình vẫn hãnh diện vì bản thân mình đã tạo nên được.”

Dù cái duyên với nghề cũng đã dần cạn theo tháng năm, thế nhưng những đam mê trong ông vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai. Chẳng thể tiếp tục ghi dấu ấn của mình lên những công trình kiến trúc của vùng đất Nam Bộ nữa. Giờ đây, ông thu mình lại trong ngôi đình cổ xưa nhất của mảnh đất Sài Gòn, lặng lẽ ngắm nhìn, tu sửa và bảo tồn di tích ấy: “Giờ cũng còn đam mê chứ, đình có thì mình sẵn sàng mình làm. Hư hao cái gì đó, nói về chuyên môn điêu khắc thì mình nhảy vô mình làm. Đặng cho đỡ nhớ nghề, tại vì nhiều khi cũng nhớ lắm chứ.”

Trong sự vươn mình của mảnh đất Sài Gòn, những nghề truyền thống cũng đã dần phai nhạt bởi sự phát triển của những máy móc với công nghệ hiện đại. Con đường đến với nghề và sống với nghề ở mỗi người là một câu chuyện giàu cảm xúc. Với nghệ nhân Chế Thanh Tiến cũng vậy, nghề chọn ông, quyện với ông như cái duyên, cái nợ chẳng thể tách rời. Dù giờ đây, đôi tay tài hoa ấy đã mỏi mệt, và cái duyên cùng nghề đã cạn dần theo thời gian, thế nhưng những dấu ấn mà người nghệ nhân ấy để lại bên những di tích sẽ mãi trường tồn cùng thời gian.

SỐNG Ở SÀI GÒN: Mùa tựu trường

Một mùa tựu trường mới bắt đầu với nhiều điều mong đợi từ các bậc phụ huynh và các em học sinh. Hy vọng một năm học được đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong và ngoài trường học, kiểm tra cây xanh để không còn xảy ra những tai nạn đáng tiếc…

Tất cả đều mong muốn một năm học an toàn trên hành trình vun đắp kiến thức để các em mở cánh cửa mơ ước

Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Vậy là một mùa hè đã qua, tiếng ve sau tán phượng cũng tan. Mấy đứa nhỏ trong xóm tôi quay trở lại trường để đi học, đứa thì học sáng, đứa thì học chiều, còn có đứa học bán trú tới gần tối bố mẹ mới đón về. Vắng tụi nhỏ, chẳng ai đùa giỡn, rủ nhau chơi trốn tìm, đá banh…cả xóm trở lại những ngày yên lặng đến lạ.

Phụ huynh những ngày này cũng nhẹ nhõm hơn khi các con được đến trường sau một mùa hè bận rộn giữa trông con và công việc kiếm sống. Nhiều người hay nói rằng ngày tựu trường của học sinh là kỳ nghỉ hè của bố mẹ. Nói vui là thế, bên cạnh niềm vui khi các em đến trường là bao nhiêu nỗi lo.

Đầu tiên là vấn đề an toàn thực phẩm học đường. Thời gian qua vấn đề này luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh khi thực phẩm không đảm bảo vẫn còn xuất hiện trong bữa ăn, gây ra những vụ ngộ độc. Chưa kể trước một số cổng trường bị hàng rong bủa vây với những sản phẩm không rõ nguồn gốc và đặc biệt nguy hiểm khi trong số đó là hàng cấm, chứa chất kích thích. Trẻ nhỏ, học sinh thường có tính hiếu kỳ, khám phá nên những mặt hàng lạ sẽ không khó để thu hút các em. Điều này rất đáng lo ngại về sức khỏe của học sinh khi không một ai có thể dám đảm bảo được về tiêu chuẩn, định lượng các chất bảo quản, phụ gia, hóa chất, phẩm màu…của những thứ bày bán trước cổng trường.

Ngoài vấn đề về mất an toàn vệ sinh thực phẩm còn là nỗi lo về cây xanh ngã đổ trong khuôn viên trường học. Cây xanh ngã đổ là từ khóa nóng và trở thành vấn đề được mọi người quan tâm nhiều hơn từ sau vụ việc đáng tiếc xảy ra tại công viên Tao Đàn vừa qua. Cây xanh trong khuôn viên trường học cũng không ngoại lệ, thế nên cần được quan tâm đặc biệt hơn từ phía nhà trường, ngành chức năng liên quan để đảm bảo an toàn cho các em khi đến trường. Đảm bảo an toàn đối với cây xanh ở đây không phải là đốn hạ, chặt bỏ mà là kiểm tra thường xuyên, áp dụng khoa học công nghệ để chẩn đoán, tiên lượng đối với sức khỏe của cây, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Hãy để cây xanh được che bóng mát cho các em những ngày nắng nóng và thanh lọc không khí trước tình trạng ô nhiễm khói bụi của thành phố hiện nay.

Một mùa tựu trường và cả năm học an toàn đối với các em luôn là sự mong muốn từ các bậc phụ huynh. Nhà trường và các sở ngành liên quan cần có sự quan tâm, theo dõi sát sao trước những bất cập đã và đang hiện hữu quanh trường học, những vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Qua đó có những hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.

Để có một năm học an toàn thì trách nhiệm của phụ huynh cũng rất quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường nhằm giáo dục các em kiến thức và kỹ năng sống. Qua đó giúp các em có đủ nhận thức để tự bảo vệ mình trước những cám dỗ, nguy hiểm xung quanh học đường. 

TIN YÊU

Camera giám sát được lắp đặt trên các cột đèn chiếu sáng, nằm ở phía sau biển báo cấm dừng, đỗ xe (Ảnh: Tuổi trẻ)

Camera giám sát được lắp đặt trên các cột đèn chiếu sáng, nằm ở phía sau biển báo cấm dừng, đỗ xe (Ảnh: Tuổi trẻ)

# Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát các điểm xe dù bến cóc ở quận 10 để đề xuất gắn camera giám sát. Dự kiến các camera sẽ được lắp trên các cột đèn phía sau những biển báo cấm dừng, đỗ xe nhằm theo dõi và xử phạt những hành vi vi phạm.

# Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, kỷ niệm Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, thành phố có nhiều hoạt động triển lãm, chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể thao được tổ chức.

Trong đó, hoạt động nổi bật là Chương trình biểu diễn nghệ thuật tổ chức lúc 19 giờ ngày 02 tháng 9 tại phố đi bộ đường Nguyễn Huệ và bắn pháo hoa nghệ thuật từ 21 đến 21 giờ 15 cùng ngày tại 2 điểm: Khu vực đầu Đường hầm sông Sài Gòn (Phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) và Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11).

# Còn khoảng một tháng nữa mới đến Rằm Trung thu nhưng nhiều phố bán lồng đèn ở TP.HCM về đêm đã nhộn nhịp bởi dòng người đổ về tham quan, mua sắm và tận hưởng không khí hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm. Trong đó, phố lồng đèn Lương Nhữ Học ở Quận 5 thu hút đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng và ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ sắc màu của mùa lễ hội.

# Bộ GTVT vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến đối với phương án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành thuộc dự án đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo đó, Bộ GTVT thống nhất phạm vi đầu tư dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu như Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam đề xuất. Quy mô đầu tư đoạn từ Vành đai 2 đến Vành đai 3 là 8 làn xe; đoạn từ Vành đai 3 đến đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có quy mô 10 làn xe, cầu Long Thành mới có quy mô như cầu hiện tại.

Huy Phong - Trọng Nhân/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thầy và trò

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …

Dốc đề pa

Dốc đề pa

Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Cao điểm Tết: Ga Sài Gòn chuẩn bị gì để phục vụ 10.000 lượt hành khách/ngày

Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).

Thả gà ra đuổi

Thả gà ra đuổi

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.

6 quy tắc sống còn khi xe rơi xuống nước

6 quy tắc sống còn khi xe rơi xuống nước

Khi ô tô rơi xuống nước, chỉ trong vòng vài giây, tình huống có thể chuyển từ nguy hiểm sang sinh tử. Đây không chỉ là bài kiểm tra về sự bình tĩnh mà còn về kỹ năng sinh tồn của tài xế và hành khách.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, liệu có đột phá?

Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.