TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Những căn nhà xây lỡ dở, xuống cấp, căn đã hoàn thiện nhưng “cửa đóng, then cài”, căn treo bảng bán hoặc cho thuê. Cách đó không xa, một số nền đất bỏ trống, cỏ mọc um tùm. Đó là những gì diễn ra ở cụm dân cư vượt lũ thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, một hộ dân của cụm, tuyến dân cư này cho biết, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, con đông, lại không có đất sản xuất nên được địa phương xem xét cho mua nền trả chậm với giá 26 triệu đồng. Để có tiền cất nhà, gia đình ông vay ngân hàng thêm 20 triệu.
Căn nhà nhỏ giờ là nơi tá túc của vợ chồng ông Tuấn, con trai út và đứa cháu ngoại. Kinh tế eo hẹp, vợ chồng ông Tuấn tận dụng đất trống trong khu dân cư để trồng rau kiếm sống: “Có một số nền bỏ trống, không có cất, một số cất rồi nhưng không ở. Do người ta có chỗ ăn, chỗ ở nên không có nhu cầu ở nên mua nền xong cất nhà để bán lại, hoặc cho thuê nhà trọ. Trước đây, khi nhà nước cấp nền, nếu không cất sẽ thu hồi nền nên nhiều người làm sơ sơ, có 5-10 triệu người ta cất sơ sơ, đổ cát nền rồi bỏ đó”.
Không được may mắn như gia đình ông Tuấn, gia đình chị Kiều Hồng Liên ở cụm dân cư vượt lũ ấp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang phải trải qua những tháng ngày khổ sở vì những quyết định lạ lùng. Cơn mưa tháng 8 vẫn rả rích giữa trưa, khi lất phất nhưng thỉnh thoảng lại ào ào nặng hạt khiến những lối đi trong khu dân cư vượt lũ ấp Phú Hữu A càng thêm vắng vẻ. Bên trong căn nhà nhỏ diện tích chừng 32m2, chị Kiều Hồng Liên cũng nghẹn ngào, nức nở “cơn mưa lòng”:
"Cuộc sống của em rất là khó khăn. Em được nhà ở nhà nước cấp cho em, em rất là mừng luôn, em vừa đi em vừa mừng, vừa khóc luôn tại vì em đâu có nhà ở, nhỏ lớn, giờ đâu có nhà đâu. Ở với cậu, ngoại khổ lắm cho nên là chính quyền địa phương mới cấp cho em. Em chỉ mong Nhà nước xem xét cấp lại cho em thôi chứ em không có đòi hỏi gì hết trơn á. Lúc nào em cũng bức xúc tại vì em có chỗ ở duy nhất thôi chứ không có chỗ ở nào khác, cha mẹ mất hết rồi, không có nương tựa được vào ai."
Chị Liên cho biết, năm 2005, chị được địa phương xét duyệt là 1 trong 156 hộ được mua trả chậm nền nhà trong Khu dân cư vượt lũ xã Phú Hữu A theo diện hộ nghèo, hộ chính sách. Đến năm 2008, UBND huyện Châu Thành đã ban hành quyết định thu hồi nền nhà của chị vì cấp sai đối tượng.
Điều kỳ lạ là sau đó không thấy UBND thi hành quyết định này. Mãi đến tháng 12/2022, UBND huyện lại tiếp tục ra thông báo về việc thu hồi và triển khai thực hiện các bước để tổ chức bán đấu giá các nền đất cấp sai đối tượng. Trước thông báo này, chị Liên và hàng chục nhà khác trong diện bị thu hồi đứng ngồi không yên vì với tình hình hiện tại, họ không đủ điều kiện tham gia đấu giá để giữ lại căn nhà của mình.
Mất ăn mất ngủ vì tiền thì đã trả xong nhưng nhà lại có thông báo thu hồi. Đó là tâm trạng của chị Nguyễn Ngọc Hằng trong nhiều tháng nay. Điều kiện kinh tế khó khăn nên khi nghe nền nhà trong khu dân cư vượt lũ được bán với giá 65 triệu đồng, năm 2008, chị đã mang số tiền bao năm dành dụm được để mua nhà với mong ước đơn giản là có chỗ che nắng che mưa:
"Chị không có chỗ ở rồi chị mới mua lại, chị mua năm hay 2008 rồi tới 2009 chị mới cất. Bán lại là 75 triệu nhưng mà chị trả tiền mặt là 65 triệu tại còn 10 triệu là để trả tiền nhà đất mua. Cái hộ gốc là hộ nghèo được cấp nhà.
Hiện bây giờ bà cũng vẫn còn nghèo nhưng mà cấp cho bả rồi bả không có tiền để tu sửa nhà, rồi bả bán cho ông Ba Vinh kia rồi ông Ba Vinh kia mới bán cho chị. Năm 2008, người ta đã nói thu hồi nhưng mà trong nội bộ người ta biết thôi chứ ngoài dân, mình là dân đâu có biết đâu có nghe biết gì đâu, rồi mình mua rồi giờ nói thu hồi", chị Nguyễn Ngọc Hằng nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng tự ý sang, nhượng nhà trong khu dân cư vượt lũ không chỉ xảy ra ở cụm dân cư vượt lũ xã Phú Hữu A mà nhiều cụm, tuyến khác cũng tương tự. Bởi theo người dân, khi được di dời vào khu dân cư, họ không có điện, không có nước, không có điều kiện tu sửa, hoàn thiện căn nhà nên không còn cách nào khác phải buộc lòng bán đi.
Điều này cũng dễ hiểu. Thế nhưng, vấn đề đáng quan tâm là trách nhiệm quản lý và xử lý của chính quyền địa phương đối với những trường hợp chuyển nhượng này như thế nào? Ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, quyết định thu hồi các lô nền đã cấp sai đối tượng trước đây được thực hiện theo đúng quy định. Đối với những cán bộ liên quan đến việc xét duyệt này, địa phương đã có những hình thức xử lý nghiêm khắc.
Thực tế, chính việc thiếu minh bạch trong xét duyệt đối tượng hưởng ưu tiên mua nhà trong cụm, tuyến dân cư vượt lũ, sự thiếu trách nhiệm, giám sát, quản lý của một số cán bộ địa phương đã khiến nhiều cụm, tuyến dân cư vượt lũ ngỗn ngang, tồn tại nhiều bất cập suốt 20 năm, chưa thể phát huy hiệu quả như mong đợi. Đơn cử, như Cụm dân cư vượt lũ thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp.
Dự án được UBND tỉnh Hậu Giang cho chủ trương đầu tư vào năm 2008 với quy mô 5 ha, số hộ dự kiến là 250 hộ, xây dựng tại ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương. UBND huyện Phụng Hiệp được giao thực hiện đầu tư xây dựng công trình san lấp mặt bằng, hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước với tổng kinh phí hơn 16 tỉ đồng.
Đến thời điểm thanh tra dự án vào tháng 1.2022, UBND huyện Phụng Hiệp đã giao đất cho 250 hộ. Tuy nhiên, đoàn thanh tra xác định việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn nhiều sai sót, chưa đúng quy định.
Trong việc bình xét đối tượng, Thanh tra tỉnh phát hiện có 51/250 hộ dân được ưu tiên mua nền trả chậm sai đối tượng. Chính việc cấp sai đối tượng này đã khiến cụm, tuyến dân cư vượt lũ thị trấn Cây Dương chưa thể phát huy được hiệu quả đầu tư, gây lãng phí ngân sách, một số đối tượng mua xí phần rồi… đợi giá.
Rời khu dân cư vượt lũ thị trấn Cây Dương, Mái Dầm, Cả Nổ, Vĩnh Xương… mang theo tâm tư của người dân vùng khó khăn, lòng chúng tôi nặng trĩu như cơn mưa nặng hạt vừa ghé qua nơi này. Những nghịch lý trên các cụm, tuyến dân cư, những ngỗn ngang sau 20 năm thực hiện chương trình “dân sinh vùng lũ”, nơi hàng trăm căn nhà bỏ hoang, xơ xác, gây lãng phí, nơi lúng túng thu hồi dù người dân nghèo đang an cư chỉ vì một ít cán bộ làm sai. Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ đã từng nhấn mạnh: “Thất thoát, lãng phí còn lớn hơn cả tham nhũng”.
Chính vì vậy, đối với những cụm, tuyến dân cư vượt lũ tại ĐBSCL thiếu hiệu quả, đang bỏ hoang, những cụm, tuyến vẫn còn “treo” gây lãng phí “tấc vàng”; những nhùng nhằng “thu hồi – niêm phong – đấu giá” cần phải được xử lý khẩn trương, hợp lý, hợp tình người; đảm bảo phát huy được nguồn lực đầu tư và lan tỏa tính văn nhân của chương trình “dân sinh vùng lũ” mà Đảng và Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện; mang đến sự an toàn, ổn định và phát triển cho người dân châu thổ Cửu Long từ cách đây vài chục năm và đến tận hôm nay và mai sau.
Mời độc giả đón xem kỳ 3: Cụm, tuyến dân cư vượt lũ kém hiệu quả, vì sao?
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.