Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Nắng nóng ngày càng khốc liệt, thiết kế đô thị cần thích ứng ra sao?

Kênh VOV Giao thông: Thứ sáu 02/06/2023, 08:55 (GMT+7)

Điều gì đang xảy ra với các đô thị? Sự khó khăn thích nghi với nắng nóng, liệu có đơn thuần do biến đổi khí hậu, hay còn có những nguyên nhân nào từ quy hoạch, thiết kế đố thị? Các đô thị sẽ phải làm gì để thích ứng và ứng phó với điều này?

Tọa đàm trên VOV Giao thông FM 91Mhz, 12h30' đến 13h30', thứ Sáu (02/6/2023): “Nắng nóng ngày càng khốc liệt, thiết kế đô thị cần thích ứng ra sao?"

Với sự tham gia của các khách mời: ThS. KTS Nguyễn Thanh Tú - Giảng viên bộ môn Quy hoạch, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường ĐH Xây dựng Hà Nội và KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

 

Máy lạnh, điều hòa, dân đô thị vẫn vật vã mỗi khi nắng nóng

Hàng ngày dong duổi bán quần áo trên đường, cô Hoa, quê ở Chương Mỹ cảm nhận rõ nhất sự khắc nghiệt của thời tiết những ngày nắng nóng gần đây. Hàng hóa ế ẩm, lãi chỉ bù đủ chi phí ăn uống nhưng giống như nhiều người bán hàng rong, cô Hoa vẫn phải bám lấy mặt đường kiếm từng đồng bạc lẻ.

Lấy khăn lau vội những giọt mồ hôi đang chảy thành dòng ở mặt, cô Hoa thở dài:

"Nói chung, năm nay nóng hơn mọi năm, nhiệt độ cao quá. Lúc nắng lên không có người ra đường. Người ta chặt cây thế này làm gì có bóng mát mấy. Nắng nóng thế này vất vả lắm. Lúc nào mệt quá ngồi dựa gốc cây nghỉ, vớ được cây nước nào thì vào lấy".

phat-ao-anh-22-1328

Ngay từ những ngày đầu của nắng nóng, đa phần nhân viên văn phòng tự điều chỉnh giờ làm, đi làm sớm hơn và ở lại muộn lại. Mặc dù 8 tiếng ngồi trong điều hòa, nhưng đến khi ra về, phải đối diện với cái nóng hầm hập bên ngoài, nhiều người không tránh được sự mệt mỏi. Anh Hoàng Long, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ:

"Nắng nóng ảnh hưởng đến công việc rất nhiều, nhất là trong việc di chuyển đi lại. Làm cái gì cũng vất vả hơn ngày mát. Để ô tô ngoài nắng, hết giờ làm việc, khi mà mình sử dụng đến, trong xe rất nóng, nhiệt độ lên đến 45 độ C. Lúc này mình sẽ mở hết 4 cánh cửa, bật điều hòa một lúc để làm mát xe, mình mới dám lên xe".

Sáng nào bác Mai Phương, 70 tuổi, ở quận Hà Đông cũng xem bản tin thời tiết để cập nhật tình hình. Mấy hôm nắng nóng, dù đa phần ở nhà, nhưng theo bác Phương, không phải lúc nào gia đình cũng bật điều hòa vì giá điện tăng cao. Mặt khác, bác Phương cũng lo ngại việc chênh lệch nhiệt độ khi ra ngoài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe:

"Với những người cao tuổi, thời tiết nóng bức, rất là cẩn thận nếu mà ở trong nhà đi ra ngoài, vì không thể chịu đựng được cái nhiệt độ đấy và làm huyết áp tăng lên và có trường hợp bị đột quỵ".

Theo các chuyên gia khí tượng, mặc dù bản tin dự báo thời tiết thông báo nhiệt độ của Hà Nội vào khoảng 38-39 độ C. Tuy nhiên, vào thời điểm giữa trưa và chiều, nhiệt độ ngoài đường có thể lên đến 50-60 độ.

Lượng người ra đường giảm hẳn, chỉ trừ số ít những người buộc phải ra ngoài hầu hết phải trang bị lớp lớp quần áo chống nắng, đội mũ chùm kín để trốn nắng nóng.Vất vả nhất là những người buộc phải làm việc ngoài trời, như những người bán hàng rong, chạy xe ôm, công nhân làm đường...

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong  3 ngày từ 1-3/6, Hà Nội tiếp diễn nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất duy trì 38 độ, nắng nóng giảm vào ngày 4/6 nhưng vẫn ở mức 37 độ.

Lý giải về nền nhiệt độ ở khu vực Hà Nội và nhiệt độ trung bình ở cả nước có xu hướng tăng cao, các đợt nắng nóng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn trong những năm gần đây, PGS.TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho rằng, một phần là do tác động của hiện tượng El Nino. Ngoài ra, quá trình phát triển đô thị thiếu kiểm soát cũng là một nguyên nhân:

"Các nghiên cứu từ trước đến nay đã cho thấy, quá trình đô thị hóa. Hệ thống công viên hoặc các khu vực cây xanh được thay thế bằng các hệ thống tòa nhà, đường bê tông làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt nên nhiệt độ khu vực đô thị thường cao hơn so với khu vực xung quanh từ 2 đến 3 độ. Đây gọi là hiện tượng đảo nhiệt đô thị". 

Theo thống kê của Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội, lượng điện năng tiêu thụ trung bình ngày trên toàn thành phố  iên tục tăng trong 3 tháng gần đây, trung bình mỗi ngày trong tháng 5 tiêu thụ trên 75 nghìn triệu kWh, tăng 22% so với bình quân tháng 4.

Singapore đang hướng đến mục tiêu trở thành “Thành phố vườn” (Ảnh: Archdaily)

Singapore đang hướng đến mục tiêu trở thành “Thành phố vườn” (Ảnh: Archdaily)

Đô thị trên thế giới được thiết kế để thích ứng với khí hậu khắc nghiệt ra sao?

Theo PGS.TS Vũ Thị Vinh,  Ủy viên Ban chấp hành Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, các đô thị trên thế giới thực hiện nhiều giải pháp để ững phó với biến đổi khí hậu.

Đối với lĩnh vực quy hoạch, xây dựng đô thị, giải pháp được áp dụng nhiều nhất là tăng diện tích các không gian cây xanh, mặt nước và bảo vệ những diện tích rừng, trồng nhiều cây xanh trên các tuyến đường, bảo tồn và phát triển thêm nhiều hồ trong đô thị để điều hòa nhiệt độ:

"Trong quy hoạch, không gian xanh là lá phối của thành phố, giảm nhiệt độ cho đô thị rất cao, giảm nhiệt độ từ 3- 3,5 độ nếu diện tích cây xanh đạt 20-50% diện tích đất đô thị. Chẳng hạn như Pháp đã đạt được 60%, đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất là Moscow".

Theo TS. KTS Tô Kiên, Chuyên gia Cao cấp Quy hoạch Đô thị của Tập đoàn Tư vấn Phát triển Hạ tầng Eight-Japan, Nhật Bản (kiêm Giảng viên Cao cấp, Đại học UEH): Singapore là một ví dụ xuất sắc về chiến lược xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thành phố xanh, giúp thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ thời kỳ đầu thành lâp, cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã nổi tiếng với triết lý quy hoạch Singapore trở thành “Thành phố vườn” (Garden City), và gần đây thì chính phủ Singapore nâng cấp mục tiêu lên thành là “Thành phố nằm trong vườn” (City in the Garden). 

TS. KTS Tô Kiên cho biết thêm: "Singapore đã xây dựng được hệ thống mảng xanh đô thị phong phú với các công viên, hành lang xanh, vườn trên mái mà đạt được các chỉ số về diện tích mảng xanh rất cao trên đầu người, gần 70 mét vuông/ đầu người.

Singapore đã xây dựng các công trình chống ngập quy mô cực lớn. Ví dụ như là cái công trình Marina Barrage nổi tiếng ngay trong trung tâm đô thị có tác dụng ngăn triều cường và cũng đồng thời là không gian công cộng hàng đầu ở xứ quốc đảo này".

Bên cạnh đó, xây dựng và vận hành những tòa nhà xanh, sử dụng năng lượng mặt trời, gió, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch là giải pháp mà nhiều quốc gia thực hiện nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại các đô thị.

Mặc dù, chi phí ban đầu xây dựng những tòa nhà xanh có thể tốn kém hơn nhưng sau vài năm sẽ phát huy hiệu quả trong tiết kiệm năng lượng tiêu hao. Ban hành Hệ thống đánh giá mức độ tiêu hao năng lượng của các tòa nhà trong đô thị là điều cần thiết

Một chuyên gia công trình xanh đến từ Mỹ chia sẻ: "Chính phủ cần phải đặc biệt quan tâm đến sản lượng tiêu hao nhiên liệu của các tòa nhà. Một số nhà quản lý và vận hành các tòa nhà cao tầng cũng muốn sử dụng hiệu quả năng lượng nhưng không biết bằng cách nào.

Tại Mỹ, chúng tôi thiết lập một quỹ có tên gọi Energy Star, trong đó  cung cấp đào tạo miễn phí về cách thức vận hành hiệu quả cho các tòa nhà về sử dụng năng lượng. Nếu Chính phủ cung cấp Hệ thống đánh giá mức độ tiêu hao năng lượng, hỗ trợ kỹ thuật cho các tòa nhà thì sẽ mang lại hiệu quả".

Việt Nam đang ở giai đoạn đô thị hóa mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng ngàn các khu đô thị mới lớn nhỏ trên cả nước. Để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, Việt Nam cần phải có một ngành xây dựng xanh, giảm thiểu phát thải CO2, phát triển bền vững.

Do vậy, theo PGS.TS Phạm Thúy Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiến trúc quốc gia, chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng một Bộ tiêu chí để đánh giá các khu đô thị mới xanh :

"Mục đích Bộ tiêu chí này là hướng dẫn cho các chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn về quy hoạch và kiến trúc hiểu làm thế nào để tạo ra những khu đô thị xanh. Xanh không chỉ có nghĩa là nhiều cây xanh mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế xả thải ra môi trường, sử dụng các tài nguyên đất, nước năng lượng một cách tiết kiệm nhưng vẫn tạo ra không gian sống tốt cho cư dân".

Theo bà Loan, Bộ tiêu chí có ý nghĩa trong việc hướng dẫn các chủ thể liên quan biết cách thức làm thế nào để các khu đô thị trở nên xanh. Nó cũng được sử dụng như một thước đo để đánh giá mức độ xanh của các dự án, làm căn cứ để có những cơ chế khen thưởng, khuyến khích và thúc đẩy những dự án tốt. Hiện Dự thảo Bộ tiêu chí đang trong quá trình lấy ý kiến của các bên liên quan.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng.