Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2022 do VOV bình chọn

Theo báo điện tử VOV: Thứ hai 26/12/2022, 10:56 (GMT+7)

Cùng VOV điểm lại 10 sự kiện, vấn đề quốc tế nổi bật trong năm 2022.

image003
image004

Cục diện địa chính trị, địa kinh tế thế giới thay đổi sâu sắc sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2/2022.

Sau gần 10 tháng đối đầu và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, xung đột ở Ukraine đã và đang gây ra những tác động dài hạn đến tương lai quan hệ quốc tế, đặt thế giới đứng trước những ngã rẽ nguy hiểm mới.

Đối với vấn đề xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức: kêu gọi các bên chấm dứt xung đột, nối lại đối thoại và đàm phán khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân và các cơ sở hạ tầng thiết yếu.

image005
image006

Bắt đầu từ quý I/2022, thế giới đã thay đổi chiến lược ứng phó với đại dịch Covid 19, chủ động thích ứng với làn sóng dịch mới.

Hầu hết các nước trên thế giới đã dần thích ứng với trạng thái bình thường mới, mở cửa biên giới, khôi phục giao thương… để lấy lại đà phát triển kinh tế sau gần 2 năm kiệt quệ do các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản, các trụ cột kinh tế thế giới rơi vào lạm phát với tỷ lệ cao chưa từng có, buộc nhiều ngân hàng Trung ương trên thế giới phải ứng phó bằng cách thắt chặt chi tiêu, mạnh tay trong chính sách tiền tệ.

Áp lực từ lạm phát, cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng do xung đột và lãi suất cao đang đẩy kinh tế thế giới đến bờ vực suy thoái và có thể còn tiếp diễn trong 2023.

image007
image008

Ngày 15/11/2022 đã trở thành cột mốc mới trong hành trình phát triển của nhân loại khi dân số toàn cầu chính thức đạt 8 tỷ người.

Sự tăng trưởng này đánh dấu những tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và y tế, tạo nguồn lực to lớn, nguồn cung lao động dồi dào để thế giới thực hiện những mục tiêu về phát triển con người, thúc đẩy kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, đi kèm với tăng dân số là không ít thách thức toàn cầu đòi hỏi các giải pháp tầm liên chính phủ: đó là áp lực đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, các phúc lợi và dịch vụ xã hội thiết yếu; tình trạng già hóa dân số và bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu-nghèo gia tăng; ô nhiễm môi trường, cạn kiệt hệ sinh thái.

image009
12

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang diễn ra với hệ lụy là phần lớn các khu vực trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong khi giá dầu, giá khí đốt và giá điện tăng mạnh.

Có nhiều yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng này như đại dịch COVID-9, biến đổi khí hậu, tăng trưởng nóng trong những năm trước đây kết hợp với những hệ lụy từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Giá nhập khẩu năng lượng tăng đột biến trên toàn cầu, với giá than cao gấp 5 lần và giá khí đốt tự nhiên cao gấp 10 lần so với năm 2021, đặt thế giới trước những nguy cơ khó lường.

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu cho thấy xu thế tất yếu phải nhanh chóng chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.

image011
image012

Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại thành phố Xam En-sếch (Sharm El-Sheikh), Ai Cập đã thông qua thỏa thuận lịch sử về việc thành lập Quỹ bồi thường tổn thất và thiệt hại cho các nước dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.

Quỹ bồi thường này sẽ bao gồm các khoản chi phí cho những tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho các nước nghèo, gồm: xây dựng nhà cửa, cầu đường bị phá hoại và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ nghiêm trọng.

Thỏa thuận lịch sử được coi là thắng lợi lớn nhất của các nước đang phát triển sau hơn 30 năm đàm phán.

image013
image014

Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc trong thời điểm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bước vào hành trình mới, xây dựng toàn diện đất nước, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đã nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu "100 năm" lần thứ hai, xây dựng Trung Quốc trở thành nước XHCN hiện đại toàn diện về mọi mặt thông qua con đường hiện đại hóa Trung Quốc.

Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn đặt ra những đường hướng trong chính sách đối ngoại để đối phó với các thách thức và củng cố vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc.

image015
image016

Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ Mỹ năm 2022 đã diễn ra với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ứng cử viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đảng Dân chủ tiếp tục kiểm soát Thượng viện và đảng Cộng hòa giành được Hạ viện.

Việc đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện trong Quốc hội Mỹ có thể khiến Tổng thống Joe Biden đối mặt với nhiều thách thức trong 2 năm cuối của nhiệm kỳ, ảnh hưởng đến các chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ; ít nhiều sẽ tác động tới cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

image017
image018

Ngày 5/7/2022, tại Brussels (Bỉ), 30 nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ký Nghị định thư kết nạp Thụy Điển và Phần Lan, động thái mở rộng quan trọng nhất của liên minh này kể từ giữa những năm 1990 của thế kỷ trước.

Việc nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thụy Điển đã phá vỡ quan điểm trung lập của các nước Bắc Âu, đang làm thay đổi bàn cờ địa chính trị châu Âu.

Nếu hai quốc gia Bắc Âu này hoàn tất quá trình gia nhập NATO, thì điều đó sẽ tạo ra những thay đổi lớn đối với cấu trúc an ninh châu Âu trong nhiều thập kỷ tới.

image019
image020

Ngày 8/9/2022, Hội đồng Nhân dân Tối cao CHDCND Triều Tiên đã chính thức thông qua Luật quy định quyền sử dụng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu để tự vệ. Luật tuyên bố CHDCND Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, cho phép nước này tấn công hạt nhân phủ đầu nếu phát hiện một cuộc tấn công sắp xảy ra bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc nhằm vào các “mục tiêu chiến lược” của đất nước.

Để đối phó, các nước có liên quan gồm Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc đã gia tăng các cuộc tập trận quy mô lớn nhằm đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.

Động thái của các bên đe dọa nghiêm trọng đến tình hình an ninh, hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á.

image021
Empty

Vòng chung kết bóng đá thế giới 2022 (World Cup 2022) được tổ chức tại Qatar từ 20/11-18/12/2022 với nhiều điểm đặc biệt: Lần đầu tiên World Cup được tổ chức tại một nước Hồi giáo Trung Đông, lần đầu tiên trong lịch sử, vòng chung kết bóng đá thế giới diễn ra vào mùa Đông thay vì mùa Hè; lần đầu tiên Morocco - một đội bóng châu Phi lọt vào bán kết.

Trận chung kết trong mơ kịch tính nhất trong lịch sử World Cup giữa Pháp và Argentina là minh chứng tiêu biểu nhất. World Cup 2022 cũng vinh danh thiên tài bóng đá Lionel Messi, đồng thời khẳng định tài năng của thế hệ ngôi sao bóng đá mới mà Kylian Mbappé là đại diện./.

 

Theo báo điện tử VOV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.