Ý thức bay đi, còn gì ở lại?

Tình trạng người đi bộ, đi xe đạp lên cao tốc nhặt ve chai đã xuất hiện từ lâu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Chỉ riêng Hà Nội, một loạt tuyến đường như Vành đai 3 trên cao, Đại lộ Thăng Long, cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, Nội Bài Lao Cai, Hà Nội

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Phản ánh tới VOVGT, nhiều người tha thiết nhắn gửi các lái xe: làm ơn đừng vứt vỏ chai ra nữa! Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, rất ít khi tài xế trực tiếp xả rác, mà chủ yếu do người ngồi trên xe. Vì đã là người lái xe chuyên nghiệp, ai cũng hiểu đây là việc hết sức nguy hiểm.

Tuy vậy, bất kể người xả rác là ai thì trách nhiệm đầu tiên vẫn thuộc về tài xế. Dù chở người thân, bạn bè hay hành khách, tài xế đều nên nhắc nhở mọi người trên xe các nguyên tắc cơ bản như thắt dây an toàn, ổn định chỗ ngồi, không gây ồn ào, quản lý trẻ em không để trẻ đùa nghịch nguy hiểm, và tuyệt đối không xả rác ra đường.

Cũng giống như việc kiểm tra xe trước khi khởi hành, người lái xe nên phổ biến nguyên tắc này cho mọi người trước mỗi chuyến đi, coi đó là thao tác bắt buộc. Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn túi đựng rác, nhắc lại yêu cầu này mỗi khi có người ăn uống trên xe. Cần thiết, có thể sử dụng chốt cửa tự động để kiểm soát mỗi khi có người muốn hạ kính. Đây là những việc làm đơn giản nhưng hiệu quả, giúp giảm thiểu việc xả rác ra đường.

Ý thức giữ gìn an toàn giao thông, vệ sinh môi trường là kết quả của cả một quá trình giáo dục, noi gương của người lớn với trẻ em, và sự lan tỏa của mọi người với nhau. Cho nên, song song với việc nhắc nhở nhau, người lớn cần nói cho trẻ em hiểu, nhắc cho trẻ em nhớ, và làm cho trẻ em làm theo, để việc xả rác đúng nơi quy định trở thành một bản năng từ tấm bé./.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: