Xây cầu cạn thay cao tốc cho ĐBSCL: Chi phí cả vòng đời dự án không chênh nhau nhiều

Trước tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng đường cao tốc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một số chuyên gia, nhà khoa học đề xuất, ngành giao thông không nên xây dựng đường cao tốc thông thường mà nên xây dựng cầu cạn ở khu vực này để đảm bảo an toàn và bền vững.

Ý kiến các chuyên gia về đề xuất này như thế nào?

Ảnh nh họa. Nguồn: Zing

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam về nội dung này.

PV: Thưa ông, ông nghĩ sao về phương án xây dựng cầu cạn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long như một số nhà khoa học đã đề xuất ?

PGS.TS Lương Đức Long: Tôi cũng đồng tình với những ý kiến này, chúng ta phải thay đổi phương thức làm đường cao tốc trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ền Tây Nam Bộ. Thay vì chúng ta làm đường trên nền đất như hiện nay, chúng ta nên làm đường dạng cầu cạn giống như là vành đai 3 Hà Nội.

Vì, thứ nhất, đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta đều biết thuật ngữ “mùa nước nổi”, sự trù phú của đồng bằng sông Cửu Long có được là nhờ phù sa của hệ thống sông Mê Kông. Cứ mỗi mùa lũ, thì cái lũ đó nó sẽ mang lại cho đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều phù sa và những điều kiện tự nhiên khác để có thể phát triển nông nghiệp.

Nếu bây giờ mà chúng ta làm đường cao tốc như ở phía Bắc, tức là chúng ta đắp nền đất xuống rồi chúng ta làm cao lên, thậm chí còn cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung của đồng bằng sông Cửu Long thì nó sẽ tạo thành những cái đê.

Điều này sẽ làm biến dạng lũ trên thượng nguồn sông đổ xuống và tôi nghĩ rằng chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến canh tác cũng như là về nông nghiệp, về khí hậu của vùng ền Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Tôi cũng có thời kỳ và có công việc liên quan thì cũng có nghiên cứu về khả năng đắp đất của đồng bằng sông Cửu Long thì thấy rằng đất ở đây là đất hữu cơ. Cho nên đắp đất nền từ đất ruộng để làm đường sẽ khó khăn hơn ở ền Bắc. Khi ở phía dưới nước, đất cấu kết nhưng khi mà đưa lên thì nó lại bở ra, cho nên cũng cần phải gia cố.

Ý thứ hai, tôi muốn nói là khu vực đồng bằng sông Cửu Long tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong đấy là rất là ít. Nếu vận chuyển từ ền Trung và ền Bắc vào thì khá xa.

PV: Vậy thưa PGS, chi phí xây dựng cầu cạn so với xây đường cao tốc thông thường có sự khác nhau như thế nào?

PGS.TS Lương Đức Long: Có ý kiến cho rằng là nếu chúng ta làm đường cầu cạn thì nó tốn kém quá. Theo tôi, chi phí ban đầu để xây dựng cầu cạn lớn hơn so với xây dựng đường cao tốc thông thường là đúng.

Do vậy, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta phải tính chi phí cụ thể. Ví dụ, chúng ta xây dựng 2 phương án chi phí khi xây dựng 100km đường cầu cạn và đường cao tốc thông thường, để xem cao hơn bao nhiêu, có cao hơn không. Nhưng tôi tin là nó sẽ cao hơn thông thường khoảng vài lần.

Nhưng mà nếu chúng ta tính cả đời dự án thì chi phí để làm đường cầu cạn không hề cao hơn làm đường bình thường. Chúng ta không phải là nước đầu tiên nghĩ đến việc này và làm việc này, ở một số quốc gia trong khu vực, người ta đã làm rất thành công rồi. Điển hình Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.

Cách tốt nhất là chúng ta làm đường dạng như cầu cạn, tức là chúng ta làm nên những con đường cao tốc đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật cho giao thông nhưng không cản trở dòng chảy hoặc cản trở không đáng kể dòng chảy của nước lũ nó vốn có tạo nên từ đồng bằng sông Cửu Long. 

Đồng thời với việc đó để đảm bảo giao thông có tính chất tương đối đặc thù cho đồng bằng sông Cửu Long thì song song với việc phát triển đường cao tốc thì chúng ta cần chỉnh trang hệ thống giao thông đường thủy đường sông, bởi vì đồng bào trong đó có truyền thống có thói quen sử dụng giao thông đường thủy cũng.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

Nhận định thêm về vấn đề này, TS. Trần Bá Việt - Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam cho rằng, Việt Nam đủ nguồn lực và điều kiện xây dựng cầu cạn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long: "Đất của đồng bằng sông Cửu Long là đất rất yếu, cắt lún không có hoặc bị lún lâu dài. Đường cao tốc nếu mà bị lún sẽ ảnh hưởng đến khai thác, bảo trì.

Làm dầm cầu vượt cạn có thể đắt hơn 2 lần nhưng tuổi thọ nó tăng gấp từ 2-3 lần, bảo trì giảm, độ tin cậy cao, vậy tại sao chúng ta không làm? Nếu mà bây giờ có điều kiện chúng ta nên làm cầu cạn để khai thác lâu dài, ổn định, và bền vững, nó là một công nghệ xanh. Chúng ta hiện nay đủ tiềm lực, đủ vốn, đủ công nghệ để làm tuyến đường cao tốc cầu cạn".