Xăng, điện cùng tăng giá: Làm gì để giải quyết bài toán minh bạch?

Giá bán lẻ xăng dầu vừa được điều chỉnh tăng, trong khi Bộ Công thương đang xem xét điều chỉnh giá điện. Trước lo ngại sẽ gây nên hệ lụy xấu đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhiều ý kiến cho rằng, cần có phương án để giải bài toán minh bạch giá

Phóng viên VOV Giao thông  có cuộc trao đổi với TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương xung quanh nội dung này:

PV: Xăng và điện là 2 mặt hàng thiết yếu, theo ông, việc chọn thời điểm tăng giá hai mặt hàng này cần phải có sự cân nhắc tính toán như thế nào để tránh những tác động lớn đến đời sống của người dân?

TS Lê Đăng Doanh: Vậy làm sao phải cân nhắc? Không thể nói rằng là giá xăng tăng giá điện cũng phải tăng. Xăng có thể chúng ta hiện nay đã tự túc được đến phần lớn từ nguồn điện các nhà máy lọc dầu của chúng ta. Tuy vậy, mối quan hệ giữa giá xăng trong nước và quốc tế cũng là một vấn đề, nếu mà giá xăng trong nước rẻ quá sẽ dẫn đến buôn lậu.

Còn giá điện thì cần phải xem xét đời sống của người dân như thế nào, doanh nghiệp có khả năng là làm sao và cái sự công khai, nh bạch của mức độ tăng giá và phải có vai trò giám sát độc lập của các tổ chức xã hội.

Ảnh nh họa 

PV: Theo ông, cần làm gì để nh bạch hóa mức độ tăng giá của 2 mặt hàng này? 

TS Lê Đăng Doanh: Tôi thấy rằng, việc điều chỉnh giá điện không thể tuân thủ hoàn toàn theo thị trường mà giá điện phải là mặt hàng có Nhà nước quản lý. Nhà nước điều chỉnh cường độ thay đổi theo thời gian 7 ngày, 5 ngày hay  một ngày. Cái đó cần phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ, nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong khu vực xung quanh chúng ta, có những cái cuộc  trao đổi hội thảo với các doanh nghiệp với người dân, trao đổi với các chuyên gia độc lập.

Trên cơ sở đó để hình thành một phương án công khai, nh bạch, rõ ràng để Chính phủ xem xét, trên cơ sở đó mới đến quyết định. Không nên là sử dụng độc quyền về điện để tự quyết định mức độ tăng giá, cường độ tăng giá, thời hạn tăng giá như thế nào?

Theo tôi đây là một cái quan trọng liên quan đến  năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đến đời sống của người dân cho nên là cần phải làm một cách khoa học nghiêm túc và thận trọng.

Theo tôi, giá xăng thì đã có tiến bộ. Tuy vậy, vẫn rất cần có vai trò phản biện của các tổ chức xã hội chuyên môn, của các chuyên gia độc lập. Về mặt này thì không nên để diễn biến theo tùy hứng. mà cần phải có quy định rõ ràng về mặt pháp luật. Khi tăng như vậy thì trao đổi với các tổ chức xã hội như thế nào, trao đổi với các đại diện người tiêu dùng ra làm sao?

Chúng ta đã có khá nhiều hiệp hội và chúng ta cần phải phát huy vai trò của các hiệp hội đó một cách xây dựng, một cách thẳng thắn để bảo đảm là kinh tế thị trường là có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì bảo vệ lợi ích chung của doanh nghiệp và của người dân.

Tôi nghĩ rằng, Bộ Công thương hiện nay đang phải quản lý là diện các sản phẩm dịch vụ rất rộng và nước ta đang hội nhập sâu sắc vào thị trường thế giới. Vì vậy, đòi hỏi Bộ Công thương có một các làm việc, có một cái quy chế quyết định rất là kịp thời đối với các mặt hàng như vậy. Theo tôi là cơ hội và thách thức lớn đối với Bộ Công thương.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!