Vẫn để tập trung đông người khi tiêm mũi 3, ứng dụng công nghệ tới đâu?

Đến nay, cả nước đã tiêm được trên 141 triệu liều vaccine. Hà Nội, TP.HCM đang triển khai thực hiện tiêm chủng mũi 3 cho người trên 18 tuổi. Tuy nhiên, tại một số điểm tiêm chủng vẫn xuất hiện tình trạng tập trung đông người, không đảm bảo giãn cách.

Thực tế này cho thấy điều gì trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác tiêm chủng?

Để làm rõ hơn về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với TS. Vũ Thế Khanh - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Với mỗi mã QR Code đã đăng ký trước, người dân dân sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong khâu khai báo y tế, tự khai báo sàng lọc và nhận kết quả đã tiêm (Ảnh: HDB)

PV: Tình trạng đông đúc tại một số điểm tiêm chủng mũi 3 cho thấy khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác tiêm chủng được thực hiện như thế nào?

TS. Vũ Thế Khanh: Việc ứng dụng công nghệ thông tin mới ở mức thô sơ, báo giờ đó cho người ta đến nhưng áp dụng không đúng, giờ đấy không được nên dồn tắc lại.

Trong quá trình tiêm chủng và quá trình đến xét nghiệm, không tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin, các khâu sau hoàn toàn bị động.

Cho nên tốt nhất là dùng công nghệ thông tin, bởi vì công nghệ thông tin chỉ một vài giây đã đi đến thông báo rồi, áp dụng chính xác hơn, thông báo đến từng phút.

Vậy thì tại sao mình không dùng thông báo của người ở trong điểm đó, người ta dùng CNTT người ta thông báo người này xuất hiện tại đây lúc mấy giờ, thậm chí đến phút, người ta hoàn toàn có thể làm được điều đó.

Ví dụ điểm tiêm chủng, điểm xét nghiệm, anh đứng ở đâu thì tùy nhưng đến giờ này, giờ này, mỗi điểm không được quá 20 người, dùng dùng CNTT để báo tiếp tục đến những người khác, thì như vậy đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT, hiện nay chúng ta đi vào chủ nghĩa hình thức quá

PV: Ngay cả dữ liệu tiêm chủng hiện nay vẫn chưa thể đồng bộ, nhiều người hàng tháng mới được cập nhật tình trạng tiêm chủng. Vậy cần làm gì trong thời gian tới?

TS. Vũ Thế Khanh: Công nghệ thông tin nếu áp dụng nhanh lắm, nếu dữ liệu thông tin đưa lên chỉ 1 vài giây là có thể đưa lên hệ thống mạng rồi. Nhưng các điểm tiêm chủng không sử dụng lại hệ thống mạng, có những trường hợp nửa tháng, 1 tháng mới nhận được giấy chứng nhận đã tiêm.

Do vậy, người mà làm công nghệ thông tin ngồi trực sẵn ở chỗ tiêm, khi vào tiêm xong họ vào chỉ cần ấn nút cái là đưa thông tin lên hồ sơ.

PV: Xin cảm ơn ông!