Từ Squid Game: Cần có nhiều 'lớp' bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ quan ngại trước nguy cơ trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các trò chơi từ bộ phim Squid Game, với nhiều nội dung bạo lực, xung đột, rất dễ bắt chước. Dù phim được gắn mác 15+ tại nhiều quốc gia, song trẻ em vẫn không

Cần có quy định dán nhãn và kiểm soát thế nào các những sản phẩm nghe nhìn không phù hợp với trẻ em, để phụ huynh được cảnh báo và có biện pháp hướng dẫn con em mình?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với PGS.TS. Trần Thu Hương, Giảng viên khoa Tâm lý học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV: Trẻ nhỏ sẽ bị tác động thế nào khi xem những sản phẩm độc hại, không phù hợp lứa tuổi?

PGS.TS. Trần Thu Hương: Trẻ nhỏ bị hấp dẫn bởi hình ảnh, âm thanh sẽ bị tập nhiễm, làm theo, ảnh hưởng tới hành vi ứng xử với xung quanh. Tác động từ môi trường ảo sẽ để lại nhiều dấu vết trên não bộ, hình thành nên nhận thức, cảm xúc mang tính tiêu cực.

Nếu người lớn không có sự giám sát khi tham gia vào không gian mạng thì người lớn sẽ không định hình được xu hướng hình thành nhân cách của các bạn ấy. Nó là tác động xấu về hình thành nhân cách và sự phát triển về sau này.

PV: Nhiều bậc phụ huynh vẫn đang gặp khó để giám sát con em mình, theo bà là vì sao?

PGS.TS. Trần Thu Hương: Nhiều khi các bố mẹ đã có ý thức giám sát, ngăn chặn các bạn theo dõi clip, bộ phim mang tính bạo lực hay nội dung không tốt nhưng nhiều khi video đó được xây dựng rất tinh vi bởi có thể nó bắt đầu bằng điều tích cực; nhưng lại kết thúc tiêu cực trong khi bố mẹ không đủ thời gian để theo dõi hết và cũng không lường trước được tác động của bộ phim đó tới con mình.

PV: Để phụ huynh được cảnh báo và có biện pháp kiểm soát các sản phẩm nghe nhìn cho con trẻ, theo bà cần có giải pháp gì?

PGS.TS. Trần Thu Hương: Rất cần các lớp bảo vệ khác nhau để các bạn tham gia vào môi trường mạng an toàn. Trong thời gian tới cần đưa ra tiêu chí ứng xử trên không gian mạng.

Từ những quy tắc, tiêu chí đó để đưa ra các giải pháp bảo vệ phù hợp cho các bạn ở các độ tuổi từ nhỏ, lớn đặc biệt ở độ tuổi tò mò tìm hiểu hình ảnh, video để giám sát và định hướng các bạn xem các video tốt cho học tập, phát triển tư duy.

Cần giáo dục đầy đủ để các bạn nhận thức được có những hình ảnh, video sẽ gây hại mà các bạn cần tránh.

PV: Xin cảm ơn bà!