Tư duy kinh doanh ứng phó mùa dịch

Đại dịch COVID-19 không chỉ uy hiếp sức khỏe người dân toàn thế giới, mà còn giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế các nước. Tại Việt Nam, từ tập đoàn, các doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ đến doanh nghiệp khởi nghiệp đều đang lao đao, buộc phải tìm hướng

Làm sao các doanh nghiệp có thể "biến nguy thành cơ" vượt qua khó khăn bởi dịch COVID-19?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV VOVGT đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Duy Hiếu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản lý Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam về vấn đề này.

PV: Giữa mùa dịch Covid 19, chủ doanh nghiệp dựa vào đâu để cân nhắc thay đổi quy trình phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng được đánh giá đã có nhiều thay đổi?

Ông Phạm Duy Hiếu: Câu hỏi này thì bạn phải xem trong data hàng của bạn thì có bao nhiêu phần trăm sự thay đổi sau mùa dịch. Nếu chỉ có một người thay đổi thôi mà bạn thay đổi cả quy trình thì hãy cẩn thận, còn nếu mà tất cả mọi người đều thay đổi thì mình phải xem xét.

Thế nên, phải tiến hành khảo sát, và nếu số lượng đủ lớn thì tiến hành thử nghiệm và thay đổi quy trình sao cho phù hợp, đáp ứng được những nhu cầu khách hàng. 

Có thể là không có thay đổi gì và cũng có thể là sẽ thay đổi rất nhiều, ví dụ có thể là họ sẽ chuyển hoàn toàn sang online thì các quy trình sẽ phải thay đổi sang online.

Thương mại điện tử không chỉ là hướng đi trong mùa dịch này mà còn là hướng đi của tương lai.

PV: Nói đến câu chuyện kinh doanh trực tuyến đang bùng nổ với các hình thức như ễn phí giao hàng, thử hàng tại nhà, ưu đãi hấp dẫn… không ít người làm kinh doanh băn khoăn làm thế nào để có thể vừa hỗ trợ tối đa nhu cầu khách hàng, vừa cân đối được chi phí kinh doanh?

Ông Phạm Duy Hiếu: Hỗ trợ là phải bỏ ra chi phí, khi bỏ ra chi phí, bạn sẽ nghĩ đến sự tốn kém, và khi đó bạn sẽ nghĩ cái ếng bánh của mình đã bị cắt đi một phần. Tôi thì nghĩ khác. Nhờ những sự hỗ trợ của mình cho khách hàng, ví dụ như giảm giá hay hỗ trợ chi phí vận chuyển, sẽ làm cho khách hàng có cảm tình với mình, yêu sản phẩm, yêu thái độ của mình thì họ sẽ trở thành khách hàng trung thành.

Và bạn có biết điều tuyệt vời dành cho khách hàng của chúng ta là gì không? Đấy là 98% trong số họ sẽ thường xuyên giới thiệu khách hàng mới cho công ty của bạn. Và hơn nữa, sức mua của nhóm khách hàng trung thành này là gấp 6 lần so với khách vãng lai.

Bạn sẽ phải quyết định đầu tư như thế nào cho thông nh, làm sao chi phí đầu tư ra sẽ mang lại thêm nhiều lợi nhuận hơn.

PV: Nhằm vượt qua khó khăn, khủng hoảng, người đứng đầu doanh nghiệp nên có những tư duy nào để “biến nguy thành cơ”?

Ông Phạm Duy Hiếu: Thứ nhất, đón nhận những điều không biết, chấp nhận những điều không biết, chuyển sang một tâm thế là cảm nhận và ứng biến từng giây từng phút.

Thứ hai, lạc quan và thực tế điều chỉnh những thứ như sản phẩm dịch vụ, cách thức phân phối sản phẩm dịch vụ, điều chỉnh cách thức tương tác, điều chỉnh cách thức marketing, điều chỉnh bán hàng, điều chỉnh vận hành và điều chỉnh nguồn lực.

Thứ ba, càng nhiều vấn đề thì càng nhiều cơ hội kinh doanh. Thứ tư, càng nhiều thì càng có năng lượng, bởi vì có năng lượng thì sẽ suy nghĩ tích cực, suy nghĩ giải pháp sắc bén và hành động quyết liệt hơn. Cuối cùng,mọi việc đều có tính hai mặt nên đừng vội vàng xem nó là đen tối.

Đó là năm vấn trong kinh doanh mà mình muốn chia sẻ mùa dịch bệnh.

PV: Các doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để bắt nhịp nhanh nhất sau khi khủng hoảng qua đi?

Ông Phạm Duy Hiếu: Có hai yếu tố bạn cần chuẩn bị. Yếu tố thứ nhất, nguồn lực, bao gồm: Nguồn nhân lực, các kỹ năng, các trình độ về công nghệ, các yếu tố bổ sung... Yếu tố thứ hai, các mối quan hệ khách hàng ổn định mà bạn nuôi dưỡng và chăm sóc các mối quan hệ. Hai yếu tố đó bạn phải nuôi dưỡng kỹ lưỡng trong thời gian hiện nay.

Có thể có nhiều loại sản phẩm, nhiều loại hình kinh doanh phải tạm dừng. Thế nhưng hai vấn đề: Một là nguồn lực, hai là mối quan hệ thì bạn phải luôn luôn chuẩn bị, luôn luôn chăm sóc và bồi dưỡng để giúp cho bạn có được những sự chuẩn bị tốt nhất, có thêm những cơ hội trong và sau mùa dịch.

PV: Vâng xin cảm ơn ông!