Từ 2025 không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù

Thủ tướng ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

 

# Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ năm 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù không còn được áp dụng cơ chế này về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên.

Ảnh nh họa

Các đơn vị này lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 1/7/2024 và cho năm 2025, phù hợp với dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

# Giá vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh phiên sáng 23/5, trong đó thương hiệu SJC giảm tới 1,1 triệu đồng mỗi lượng, còn 89,8 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, vàng nhẫn tại các doanh nghiệp lớn cũng điều chỉnh hơn 500.000 đồng, xuống còn 77,1 triệu đồng/lượng.

# Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm là 24.258 VND/USD, tăng 4 đồng so với phiên trước. Tính trong 2 ngày gần đây, tỷ giá trung tâm tăng thêm 7 đồng. 

# Sau đợt tăng lãi suất huy động hồi tháng 4 của một số ngân hàng thương mại, từ đầu tháng 5 đến nay, xu hướng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các nhà băng càng diễn ra dồn dập hơn.

Theo thống kê từ đầu tháng 5 đến nay, đã có gần 20 ngân hàng thương mại tư nhân điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm, trong đó có một loạt ngân hàng thương mại tư nhân quy mô lớn và vừa như HDBank, ACB, VIB, VPBank...

Ảnh nh họa moit.gov

# Tập đoàn Điện lực VN (EVN), khẳng định thông tin "cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía Bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện" là không chính xác.

EVN cũng kiến nghị các khách hàng tiếp tục quan tâm phối hợp thực hiện việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2024.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đảm bảo cung ứng điện đầy đủ, liên tục, an toàn trong mọi tình huống, trước thông tin được xem là "gây hiểu nhầm" về cung ứng điện vừa qua. 

Thông tin chứng khoán

# Sau những phiên tăng-giảm đan xen từ đầu tuần, có vẻ chỉ số VN-Index vẫn chưa có sự bứt phá mạnh mẽ.

Ảnh nh họa

Nhà đầu tư đã sớm lưỡng lự, khiến bảng điện tử sớm trở nên phân hóa và VN-Index theo đó giằng co, rung lắc trong biên độ hẹp.

Đáng chú ý, nhóm sản xuất đang có diễn biến tích cực. Trong đó, cổ phiếu NTP đã tăng hết biên độ.

# Ngược lại, có hai ngành giảm điểm đáng chú ý là dịch vụ lưu trú – ăn uống – giải trí và sản phẩm cao su, cùng giảm hơn 1%.

Trong số các ngành giảm điểm, tài chính và bảo hiểm đang giao dịch khá ảm đạm, nhiều cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng gần như giảm giá, tích cực hơn thì đi ngang, chỉ le lói một số cổ phiếu như ACB ,VCB và EIB thuộc nhóm ngân hàng hay ORS thuộc nhóm chứng khoán là tăng điểm.

# Về cổ phiếu tác động đến chỉ số, nhóm cổ phiếu họ dầu khí đang làm tốt vai trò dẫn dắt, với GAS và PLX đóng góp hơn 1.7 điểm vào mức tăng chung của chỉ số.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu tác động tiêu cực nhất dẫn đầu là FPT và 4 cổ phiếu ngân hàng theo sau là BID, CTG, LPB, VPB. Kết phiên sáng nay, VN-Index giảm hơn 2 điểm, xuống 1.264 điểm./.