Từ 2021, được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm ca đêm

Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 mang đến nhiều thay đổi lớn về quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Từ 2021, được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm ca đêm (Ảnh nh họa: Người lao động)

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ:

PV: Theo Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa nếu được người này đồng ý. Theo ông, việc này có ý nghĩa như thế nào?

Ông Vũ Minh Tiến: Một điểm rất mới của Bộ luật Lao động 2019 là trao quyền cho lao động nữ được làm việc và được từ chối làm việc nếu ảnh hưởng đến sức khoẻ, không phù hợp với điều kiện của mình.

Đặt ngược lại là người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về công việc, tính chất nguy hiểm, nguy cơ có thể gây mất an toàn lao động để người lao động toàn quyền lựa chọn.

Đây là một điểm mơi, nhân văn và rất tích cực. Trước chúng ra cho rằng cấm lao động nữ làm việc là bảo vệ họ, nhưng trên thực tế, điều đó vô tình cản trở quyền làm việc, quyền có thu nhập.

PV: Ông có lời khuyên nào cho người lao động nếu bị doanh nghiệp gây khó dễ khi từ chối yêu cầu làm thêm giờ, làm ca đêm?

Ông Vũ Minh Tiến: Có nhiều doanh nghiệp thiếu sự chia sẻ, thông cảm. Có một số trường hợp, người lao động bị phân biệt đối xử, bị trù dập, bị đánh giá là không nhiệt tình, không tích cực lao động và có thể sẽ gặp bất lợi sau này trong công việc, trong khen thưởng, tiền thưởng cuối năm,…

Trong trường hợp như vậy, người lao động nên chia sẻ thông tin để nhận được chia sẻ, thấu hiểu của tổ trưởng và cán bộ quản lý, đặc biệt tôi nhấn mạnh vai trò của tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng sản xuất.

Khi chúng ta nói về mặt tình không được thì có thể sử dụng kênh chính thức là thông qua công đoàn, qua kênh quản lý để đề nghị trực tiếp với quản lý cấp trên chia sẻ.

Khi qua kênh khiếu nại, thắc mắc không được thì có thể nhờ sự can thiệp của công đoàn cấp trên hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: