Tiết kiệm năng lượng, đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, những năm gần đây cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng hiện đại, sử dụng ít lao động và giảm tiêu hao năng lượng.

 

# Với định hướng phát triển Hải Phòng trở thành thành phố “có công nghiệp phát triển hiện đại, thông nh, bền vững”, Thành phố Hải Phòng đang tích cực xúc tiến, làm việc với các đối tác nước ngoài như Đan Mạch, Thụy Điển nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

# Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao vì có nhà máy xử lý nước thải hiện đại và xử lý tốt vấn đề môi trường trong khu công nghiệp. Cụ thể, từ khi nhà máy xử lý nước thải công suất 5.000 m3/ngày đêm đi vào hoạt động tình trạng ô nhiễm môi trường về nước thải của Khu công nghiệp hoàn toàn chấm dứt. Hiện tỉnh Quảng Nam đang tập trung xây dựng KCN này trở thành một khu công nghiệp kiểu mẫu về phát triển xanh và bền vững.

# Tỉnh Bắc Ninh hiện đang trú trọng phát triển các khu công nghiệp gắn với đô thị, dịch vụ và hoạt động theo hướng bền vững, hiệu quả. Theo đó, Bắc Ninh sẽ tập trung thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ có giá trị gia tăng cao, sử dụng tiết kiệm đất và năng lượng. Phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước.

Dây chuyền đúc - cán, kéo đồng RAUTOMEAT

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, những năm gần đây cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng hiện đại, sử dụng ít lao động và giảm tiêu hao năng lượng.

Theo ông Huỳnh Tấn Quyền, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dây và Cáp điện Thượng Đình, Cadisun bắt đầu chuyển đổi, đầu tư dây chuyền thiết bị theo tiêu chuẩn, công nghệ châu Âu từ năm 2013 và được vận hành bởi đội ngũ kỹ sư có trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Nhờ đó giúp công ty nâng cao nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; nâng cao sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.

Cụ thể, năng lực sản xuất tăng từ 20% - 25%, có những dây chuyền sản lượng tăng đến 45%. Đồng thời kết hợp với tự động hóa và chuyển đổi số còn giúp DN giảm lao động trực tiếp và tiết kiệm năng lượng.

Ông Huỳnh Tấn Quyền cho biết: "Dây chuyền thiết bị hiện đại sẽ giúp DN giảm thiểu các nguồn lăng lượng như điện năng. Cùng một dây chuyền, các dây chuyền được đầu tư sau công nghệ Châu Âu thì có thể giảm từ 10% đến 15% chi phí về điện. Qua đó giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và năng lực cạnh tranh".

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định, cùng với việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất thì việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và thực hành tiết kiệm cũng là những trụ cột giúp cộng đồng DN phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này DN cần phải có chiến lược đầu tư thích đáng.

"Việc tiết kiệm năng lượng đã và đang được cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm để duy trì mặc sản xuất và cũng là chi phí của họ. Nếu công nghệ lạc hậu thì việc tiết kiệm sẽ không đạt được như mục tiêu mong muốn. Cho nên doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư thích đáng vào việc đổi mới hoa học công nghệ trong các chuỗi sản xuất của mình và cần tuân thủ triệt để hướng dẫn của các cơ quan chức năng có liên quan", ông Phòng nói.

Hiện nay, các giải pháp nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện nâng cấp dây chuyền công nghệ, đầu tư các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hướng tới sản xuất sạch, xanh đã được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, Chính phủ cần nghiên cứu và đưa ra các chính sách, lộ trình cụ thể, hướng doanh nghiệp chuyển đổi dây chuyền công nghệ và tuân thủ việc tiết kiệm kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.