Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm tái chế rác thải

Bất cập trong quản lý thu gom rác và tái chế tài nguyên rác là trở ngại lớn nhất để Việt Nam phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Hội thảo đã thảo luận các vấn đề chính sách và tầm nhìn của Việt Nam trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, các điển hình thành công tại Thụy Điển và trong khu vực, cách thức các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “ Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải các bon tại Việt Nam – từ kinh nghiệm của Thụy Điển.” do Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội và Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, sau một thời gian tập trung vào phát triển kinh tế, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách như tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, đất và rác thải. Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn có thể giúp Việt Nam hạn chế tối đa khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên, tận dụng những nguồn tài nguyên và vật liệu đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải, xả thải ra môi trường.

Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích quốc gia trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu do vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và nâng cao sự cạnh tranh quốc gia; lợi ích cho xã hội và lợi ích cho doanh nghiệp 

Đại sứ Thụy Điển, bà Ann Mawe cho biết : “ Trong nền kinh tế tuần hoàn, mọi thứ đều được coi là nguồn tài nguyên, trong đó có rác. Nền kinh tế tuần hoàn đem lại giá trị cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng”. 

“Nhờ ý thức bảo vệ môi trường của người dân, sự khuyến khích của chính phủ cũng như hệ thống thu gom rác thải hiệu quả, Thụy Điển đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong “ Cuộc Cách mạng tái chế” hơn 2 thập kỷ qua. Tỷ lệ chất thải tái chế của các hộ gia đình tăng từ 38% năm 1975 lên 99% hiện nay.  “Thụy Điển sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với Việt Nam, bà Đại sứ Mawe nhấn mạnh.

Thụy Điển hướng tới một xã hội không rác thải và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam

Thụy Điển được biết đến là một trong những quốc gia phát triển bền vững hàng đầu thế giới, với mục tiêu hướng tới một xã hội không rác thải. Rất nhiều chất thải được tái chế và sử dụng cho các mục đích khác như khí sinh học và năng lượng. Mỗi năm quốc gia Bắc Âu nhập khẩu 2,3 triệu tấn thải mỗi năm.

Tại hội thảo, các chuyên gia Thụy Điển đã chia sẻ các điển hình thành công tại Thụy Điển và trong khu vực. Một số ý kiến cho rằng, một trong những trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong việc áp dụng mô hình nền kinh tế tuần hoàn đó là vấn đề quản lý thu gom và tái chế tài nguyên rác.- nguyên liệu đầu vào cho  mô hình kinh tế tuần hoàn.  Các chuyên gia đã cùng thảo luận và chia sẻ về những cơ hội và thách thức đối với công ty tái chế rác ở Việt Nam.

Đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường bày tỏ mong muốn, chính phủ Thụy Điển giúp đỡ  sự chuyển giao kĩ thuật, công nghệ, cơ chế chính sách để giúp Việt Nam phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn.

Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Bộ Tài nguyên và môi trường đã xây dựng chính sách khuyến khích mô hình kinh tế tuần hoàn, thu gom tái chế sắt, giấy vụn,… Việt Nam cũng đã xuất hiện một số mô hình như KCN sinh thái Ninh Bình tại Cần Thơ, Đà Nẵng, sáng kiến không  xả thải ra thiên nhiên, thành lập  Liên nh tái chế bao bì …