Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng

Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu "xử lý ngay và luôn" tình trạng giá vàng miếng trong nước và quốc tế chênh lệch cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa tiếp tục có những chỉ đạo “nóng” để ổn định thị trường vàng. 

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Thủ tướng yêu cầu NHNN, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ chủ động can thiệp kịp thời, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng ếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng, găm hàng, đẩy giá vàng. 

Ảnh nh họa: Dân trí

Và ngay sau chỉ đạo này, sáng nay giá vàng trong nước tiếp đà lao dốc. Vàng SJC giữ quanh mức 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn là 76 triệu đồng/lượng. Sau 2 phiên giao dịch, giá vàng nhẫn bị 'thổi bay' 2 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, với các ngân hàng, bên cạnh việc tiền gửi suy giảm, thì nhiều ngân hàng rục rịch tăng lãi suất huy động, phải không?

Thực tế vẫn cho thấy xu hướng giảm lãi suất vẫn mạnh hơn, tuy nhiên việc xem kẽ một vài động thái ngược dòng có thể cho thấy lãi suất huy động đã ở vùng đáy.

Điều này diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước liên tục hút thanh khoản về trong vòng 1 tháng qua, qua kênh tín phiếu.

Trong một diễn biến khác, số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng phần nào đã sụt giảm khi lãi suất xuống thấp và các khoản tiền gửi lãi cao trước đó đáo hạn.

Và không chỉ tiền gửi vào ngân hàng giảm, mà việc chi tiêu, mua sắm các mặt hàng có giá trị của người dân vẫn khá “rụt rè”.  Dẫn chứng là trong cả quý I/2024, 5 hãng xe máy gồm Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio chỉ bán ra tổng cộng hơn 600.000 chiếc, thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. 

Ảnh: Subaru

Và bước sang tháng 4, giá nhiều mẫu ô tô tiếp tục "chạm đáy", trong đó có nhiều cái tên đình đám như Honda, Hyundai, Mitsubishi. Sức mua được dự báo vẫn sẽ ở mức thấp, dù các hãng xe liên tục khuyến mãi, giảm giá. 

Còn với lĩnh vực BĐS, bước sau quý II, tôi thấy là thị trường tiếp tục có những diễn biến sôi động hơn, phải không?

Theo DKRA, Ở phía Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 - 2 lần so với quý I/2023.

Trong khi ở phía Nam, mức độ quan tâm đất nền tại quận 12, TP.Thủ Đức, huyện Hóc Môn tăng từ 13-25%.

Còn theo CBRE, năm nay khoảng 8.000 căn hộ dự kiến mở bán mới tại TP HCM, với giá bán tăng khoảng 3%, ít hơn chung cư Hà Nội. Điều này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giá bán giữa hai thị trường. 

Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Thị trường chứng khoán

Sau những phiên điều chỉnh từ đầu tuần, nhiều nhà đầu tư đang ngóng đợi những diễn biến tích cực hơn sẽ đến với chỉ số VN-Index.

Thị trường vẫn giao dịch khá chậm bởi tâm lý thận trọng của cả bên mua và bán. Diễn biến tích cực là phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều bật tăng. Trong đó nổi bật với STB, TCB, VJC và VHM.

Ở chiều ngược lại, MWG, HDB, FPT và ACB là những cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán.

Nhóm cổ phiếu ngành bất động sản nhuộm sắc xanh nổi bật ngay từ đầu phiên, nhờ các mã DIG, PDR, DXG và VHM... Phần còn lại các mã ở trạng thái đứng giá và một số mã vẫn còn chịu áp lực bán nhẹ như BCM, KHG và KOS.

Theo sau đó là nhóm ngành ngân hàng cũng góp một phần vào đà tăng chung của thị trường với phần lớn các mã cổ phiếu như VCB, CTG, TCB và VPB...

Kết phiên sáng nay, VN-Index tăng gần 6 điểm, lên 1.264 điểm./.