Thông xe 6 cầu huyết mạch trên QL1 và tuyến đường biên giới N1

Sáng 7/6, Bộ GTVT và UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ thông xe cầu Tân An trên QL 1 và 5 cầu xây dựng trên tuyến đường biên giới N1 qua địa bàn tỉnh Long An.

Lễ thông xe cầu Tân An. Ảnh: Vinh Quang/VOV TPHCM

Cầu Tân An trên tuyến QL1 được xây dựng vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, cách cầu hiện hữu nằm bên phải tuyến khoảng 10m. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 1.046m, trong đó phần cầu dài 301m, rộng 12m (hai là xe cơ giới).

Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, vận tốc thiết kế 60km/h, nhịp chính của cầu có kết cấu thép dạng vòm mạng lưới với chiều dài 63m.

Cầu Tân An thuộc Dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2, được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2 (gọi tắt là Dự án TSL2), sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Dự án có 06 cầu trên địa bàn tỉnh Long An, gồm cầu Tân An trên QL1 thuộc địa phận thành phố Tân An vượt sông Vàm Cỏ Tây và 05 cầu trên QLN1 gồm Mỏ Heo, Kênh T4, Kênh T62, Kênh T2 và Kênh T61 thuộc địa bàn 02 huyện Đức Huệ và Thạnh Hóa, giáp biên giới với Campuchia.

Tổng giá trị các hợp đồng khoảng 165 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án 6 (QLDA) được Bộ GTVT giao nhiệm vụ quản lý điều hành Dự án TSL2.

Cầu Tân An mới vừa được đưa vào hoạt động. Ảnh: Vinh Quang/VOV TPHCM

Dự án đầu tư xây dựng được 98 cầu trên 29 tuyến quốc lộ thuộc địa phận 31 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, 75 cầu đã hoàn thành quyết toán và đưa vào sử dụng từ năm 2017. 

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, việc hoàn thành và đưa vào khai thác cầu Tân An và 05 cầu trên tuyến QLN1 (Mỏ Heo, Kênh T62, Kênh T4, Kênh T2 và Kênh T61) trên địa bàn tỉnh Long An sẽ xóa bỏ các điểm nghẽn về ùn tắc và an toàn giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông từ thành thị đến nông thôn, kết nối vùng sâu vùng xa gồm các huyện nghèo biên giới giáp nước bạn Campuchia để tạo đà kết nối các tuyến vận tải nhằm đưa được hàng hóa tiếp cận nhanh về các trung tâm chế biến và tiêu thụ của tỉnh. Các công trình này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, cải thiện mạng lưới giao thông đường bộ, tạo tiền đề và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An nói riêng và các tỉnh khu vực ền Tây Nam Bộ nói chung.

Đặc biệt, cầu Tân An mới đưa vào khai thác sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết điểm nghẽn về giao thông trên 2 bờ Bắc - Nam sông Vàm Cỏ Tây của thành phố TânAn.

Theo Bộ GTVT, việc hoàn thành và đưa vào khai thác cầu Tân An và 5 cầu trên tuyến N1 sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông từ thành thị đến nông thôn, kết nối vùng sâu vùng xa gồm các huyện nghèo biên giới giáp nước bạn Campuchia để tạo đà kết nối các tuyến vận tải nhằm đưa được hàng hóa tiếp cận nhanh về các trung tâm chế biến và tiêu thụ của khu vực.  

Lãnh đạo Bộ GTVT và UBND tỉnh Long An tại lễ thông xe. Ảnh: Vinh Quang/VOV TPHCM

Tại buổi lễ thông xe cầu Tân An sáng 7/6, ông Phạm Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết: 

 

Còn 5 cây cầu ở biên giới tuyến N1, việc đầu tư để kết nối giao thông hiện đã được định hướng từ TP.HCM và các tỉnh trọng điểm phía Nam ra khu vực biên giới. Và đi đến địa phương mà trung ương đang đầu tư trong tương lai qua đó các công trình này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, cải thiện mạng lưới giao thông đường bộ, tạo tiền đề và là động lực phát triển KT-XH của tỉnh Long An nói riêng và các tỉnh khu vực ền Tây Nam bộ nói chung.